Bài học bang Missouri cho nước Mỹ: Chần chừ tiêm vaccine ‘thổi bùng’ COVID-19
Các ca mắc mới tại bang Missouri đang gia tăng một cách đáng báo động do sự kết hợp của biến thể Delta lây lan nhanh và thái độ ngoan cố của nhiều người dân đối với việc tiêm chủng.
Bà Bobbie Guillette 68 tuổi nhận mũi tiêm vaccien Pfizer tại điểm tiêm chủng của nhà máy bia Mothers Brewing. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, hệ thống y tế tại bang Missouri đang gần như bị quá tải khi các giường chăm sóc đặc biệt chật kín những người bệnh trẻ chưa tiêm vaccine. Đội ngũ nhân viên y tế thì bị kiệt sức trong cuộc chiến vốn dĩ đã phải đi đến giai đoạn cuối cùng.
Các nhà lãnh đạo y tế hy vọng các bang còn lại của nước Mỹ ít nhất hãy rút ra được bài học từ thực trạng tại Missouri. “Nếu như những nơi khác nhìn vào chúng tôi và họ đi tiêm vaccine, điều đó thật tốt”, Erik Frederick – Giám đốc điều hành bệnh viện Mercy Springfield – cho hay.
Hiện biến thể Delta đã xâm nhập và lây lan nhanh tại cộng đồng phần lớn người dân chưa được tiêm chủng này. Bang Missouri dẫn đầu cả nước với tỷ lệ ca mắc COVID-19 mới cao nhất. Trong khi trên 53% tổng số người dân Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 thì tỷ lệ đó phải các hạt ở phía Nam và phía Bắc Missouri chỉ xấp xỉ 40%. Thậm chí có hạt trong bang tỷ lệ tiêm chủng chỉ đạt 13%.
Theo ông Frederick, mặc dù số các ca mắc mới so với đỉnh dịch vào mùa đông tại Tây Nam Missouri vẫn được cho là thấp song nó có xu hướng tăng dần lên. Bên cạnh đó, những ca mắc phải nhập viện cũng trẻ hơn so với các đợt bùng phát dịch trước đó, khi có tới 65% người phải vào các phòng chăm sóc đặc biệt dưới 40 tuổi. Những người trẻ tuổi này thường lựa chọn không tiêm vaccine.
Nhân viên công ty Silver Dollar City đo nhiệt độ của khách trước khi mở cửa cho vào ở phía Tây thành phố Branson, bang Missouri. Ảnh: AP
Tỷ lệ trì hoãn tiêm vaccine – đặc biệt là ở những người trẻ tuổi – đang trở thành một nỗi lo ngại ngày càng tăng ở nhiều bang trong bối cảnh biến thể Delta xuất hiện.
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết biến thể Delta hiện chiếm hơn 20% số ca mắc COVID-19 mới ở Mỹ, tăng gấp đôi chỉ trong hai tuần. Biến thể mới này cũng chiếm một nửa các ca mắc mới tại các bang gồm Missouri, Iowa, Kansas, Nebraska, Colorado, Montana, North Dakota, South Dakota, Utah và Wyoming. “Biến thể Delta hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với nỗ lực loại bỏ COVID-19 của Myx”, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của quốc gia cho biết.
Để ứng phó với mối đe dọa, các quan chức chính quyền đang đẩy mạnh nỗ lực tiêm chủng cho những người Mỹ trong độ tuổi 18-26 tuổi.
Tại Missouri, Thống đốc bang Mike Parson bày tỏ ra quan điểm tốt nhất là mỗi người “nên có ý thức trách nhiệm cá nhân” hơn thay vì ban hành các biện pháp hạn chế. Người phát ngôn Sở Y tế Missouri Lisa Cox cho biết cơ quan này đang khuyến khích người dân đi tiêm chủng nhưng thừa nhận việc xóa bỏ nghi ngờ của người dân là một điều không hề dễ dàng.
Bà Lisa Meeks, 49 tuổi sống tại thành phố Springfield, là một trong số những người từ chối tiêm vaccine. Bà tin tưởng Chúa đã ban cho bà một hệ miễn dịch mạnh mẽ và không muốn trở thành “chuột thí nghiệm” cho các loại vaccine mới.
Trong khi đó, nhà máy sản xuất bia Mother’s Brewing Co. cùng thành phố đã đề nghị miễn phí bia cho những người đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, lời đề nghị hấp dẫn này chỉ thu hút được từ 20 đến 50 người đến tiêm tại 3 điểm tiêm chủng mà nhà máy dựng lên.
Ông Frederick cho biết một số người ở theo Đảng Cộng hòa trong bang phản đối kịch liệt việc tiêm vaccine vì họ cảm thấy đây là ý đồ của đảng Dân chủ. “Tôi liên tục phải khuyên nhủ mọi người rằng tất cả đều đang phải chiến đấu với virus SARS-CoV-2. Không có đảng phái chính trị, không phải màu xanh cũng không phải màu đỏ. Đây là một loại virus. Và nếu chúng ta không tự bảo vệ mình, chúng ta sẽ gây ra thiệt hại lớn cho cộng đồng”.
12 bang kiện Tổng thống Biden vì sắc lệnh ký ngày nhậm chức
Toàn bộ đơn kiện của 12 bang đều do các chưởng lý thuộc đảng Cộng hòa thực hiện, kiện Tổng thống Biden vì ký sắc lệnh mà họ cho rằng không thuộc thẩm quyền.
Tổng thống Biden ký sắc lệnh tại Nhà Trắng hôm 21.1 . Ảnh AFP
Tờ USA Today ngày 9.3 đưa tin 12 tiểu bang ở Mỹ do các chưởng lý thuộc đảng Cộng hòa đã kiện Tổng thống Joe Biden, cáo buộc ông không có thẩm quyền theo hiến pháp khi ký sắc lệnh về phát thải khí nhà kính.
Vụ kiện ở cấp liên bang do tổng chưởng lý Eric Schmitt tại bang Missouri dẫn đầu, cho rằng ông Biden vi phạm quy định về phân quyền, vì chỉ có Quốc hội chứ không phải tổng thống có quyền ban hành quy định trên.
Trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Biden ký Sắc lệnh hành pháp số 13990, chỉ đạo các cơ quan liên bang tính toán "chi phí xã hội" của ô nhiễm phát thải khí nhà kính, bằng cách "tiền tệ hóa thiệt hại", nhằm thông tin cho các quy định liên bang trong tương lai.
Một bãi chứa đường ống dẫn dầu ở bang Bắc Dakota (Mỹ) phục vụ dự án Keystone XL . Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, 12 bang đương đơn cho rằng áp dụng các giá trị như thế là "hành động lập pháp nằm dưới đặc quyền của Quốc hội". Họ còn cho rằng sắc lệnh của ông Biden sẽ gây tác hại về mặt kinh tế.
"Sắc lệnh được duy trì sẽ gây thiệt hại hàng trăm, hàng ngàn tỉ USD đối với nền kinh tế Mỹ trong những thập niên tới. Nó sẽ làm mất việc làm, bóp nghẹt sản xuất năng lượng và sự độc lập năng lượng của Mỹ, chèn ép nông nghiệp, trì hoãn sáng tạo và làm các gia đình làm việc rơi vào cảnh nghèo túng", theo đơn kiện.
Đảo ngược chính sách của ông Trump, ưu tiên năng lượng sạch có giúp ông Biden tạo việc làm?
Bên cạnh Missouri, các bang khác có chưởng lý tham gia vụ kiện gồm Arkansas, Arizona, Indiana, Kansas, Montana, Nebraska, Ohio, Oklahoma, Nam Carolina, Tennessee và Utah, tất cả đều là thành viên đảng Cộng hòa.
Nhà Trắng và Bộ Tư pháp từ chối bình luận về vụ kiện. Đơn kiện đề nghị tòa ra quyết định cấm các cơ quan liên bang sử dụng ước tính "chi phí xã hội" như sắc lệnh của ông Biden.
Sắc lệnh 13990 của ông Biden còn thu hồi giấy phép của đường ống dẫn dầu Keystone XL và chỉ đạo Bộ Nội vụ xem xét lại quyết định của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump về việc thu hẹp giới hạn các đài tưởng niệm quốc gia.
Hậu quả kinh tế từ chiến lược chống Covid-19 'nửa vời' của Mỹ Sau giai đoạn đóng cửa, Mỹ vội vàng nối lại hoạt động dù chưa khống chế được Covid-19, khiến sức khỏe người dân lẫn nền kinh tế đều "ốm yếu". 10 tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát tại Mỹ, đại dịch vẫn hoành hành khắp đất nước, với số ca nhiễm mới hiện nay tương đương mức hồi tháng 7. Vùng dịch...