Bạch tật lê chữa nhức đầu, mắt đỏ
Bạch tật lê còn có tên gai trống, tật lê, thích tật lê, gai ma vương… Tên khoa học: Tribulus terresiris L. Cây mọc hoang ở những vùng đất khô, đất cát, nhất là dọc ven biển miền Trung.
Bộ phận dùng làm thuốc là quả chín phơi hay sấy khô. Nên chọn quả già phơi khô hình tam giác, có màu trắng hoặc vàng ngà, vỏ cứng dày có gai, loại khô to chắc, không lẫn tạp chất là tốt.
Ảnh minh họa
Về thành phần hóa học, bạch tật lê chứa chất ancaloit 0,001%, chất béo 3,5%, ít tinh dầu… Theo Đông y, bạch tật lê vị đắng, tính ôn, vào kinh phế, can. Tác dụng bình can giải uất, tán phong trừ thấp, hành huyết. Trị nhức đầu, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tích tụ, mất sữa… Ngày dùng 12 -16g. Một số phương thuốc có dùng bạch tật lê.
Trị bệnh thời khí (tứ thời cảm mạo). Dùng bài Bạch tật lê thang : bạch tật lê, bạch thược, cam thảo, đương quy, hoàng liên, mộc tặc, sơn chi, thanh thương tử, thảo quyết minh, mỗi vị 4g, hoàng cầm, xuyên khung, mỗi vị 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị ghẻ ngứa do nhiệt độc. Dùng bài Bạch tật lê tán: bạch tật lê, bạch tiễn bì, cam thảo, cát cánh, chi tử, huyền sâm, mạch môn, phòng phong, tiền hồ, hoàng cầm, xích thược, đại hoàng, mỗi vị 8g. Tất cả tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sắc bạc hà.
Video đang HOT
Trị hoạt tinh, di tinh do thận âm hư, đau lưng ù tai, tay chân vô lực. Dùng bài Kim tỏa cố tinh hoàn gia vị: bạch tật lê, sa uyển tử, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 40g; khiếm thực, liên tu, liên tử, mỗi vị 80g. Làm hoàn hoặc sắc uống. Công dụng: cố thận, sáp tinh.
Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt do can hỏa vượng . Kinh nghiệm dân gian dùng: bạch tật lê, câu đằng, ngưu tất, mỗi vị 12g, cúc hoa 14g, bạch thược 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị đau mắt chảy nước mắt. Kinh nghiệm dân gian dùng: bạch tật lê, cúc hoa, mạn kinh tử, quyết minh tử, bạch thược, thuyền thoái, mỗi vị 10 – 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ở Ấn Độ, quả bạch tật lê dùng làm thuốc kích thích ăn uống, chống viêm, lợi tiểu, điều kinh, tráng dương, bổ thận, chữa sỏi thận. Ở Trung Quốc, bạch tật lê được sử dụng từ lâu đời, giúp cân bằng gan, ôn dương, trị nhức đầu, chóng mặt, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt sống.
Kiêng kỵ: người huyết hư không nên dùng bạch tật lê.
Phòng tránh huyết áp tăng trong thời tiết lạnh giá
Theo WHO, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, trung bình mỗi năm lấy đi sinh mạng của hơn 7 triệu người.
Ảnh minh họa
Mùa đông thường nhiệt độ rất thấp, mà cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự tỏa nhiệt nên các mao mạch sẽ co lại, khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên.
Đồng thời, thời tiết lạnh nên ra rất ít mồ hôi, khiến dung lượng máu cũng tăng. Tình trạng co mạch làm lượng máu trở về tim tăng dẫn đến huyết áp tăng, co thắt các mạch vành.
Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân có triệu chứng đau tức ngực khi không giữ ấm cơ thể, giữ ấm tay chân. Kể cả những người trẻ tuổi, trong những ngày giá rét, nếu không giữ ấm, sẽ bị tê bì tay chân, đau tức ngực, huyết áp tăng...
Tăng huyết áp ít có những biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà nó đem lại thì rất nặng nề. Hiện nay, bệnh tăng huyết áp đang phổ biến trong cộng đồng nhưng, có nhiều người mắc bệnh mà không biết, tỷ lệ điều trị cũng rất thấp. Theo thống kê, hiện có gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và điều trị.
Nhiều người khi đi khám phát hiện tăng huyết áp nhưng trước đó không hề nhận thấy dấu hiệu nào. Một số người thì có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt...
Tuy nhiên, tùy tường trường hợp mà cơn tăng huyết áp có triệu chứng nặng hơn: có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng. Dưới đây là các cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp trong những ngày nhiệt độ xuống thấp:
Khi trời lạnh, người mắc bệnh tăng huyết áp cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài. Tạo môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm, tránh bị gió lùa. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim,...
Mọi người không nên thức dậy quá sớm. Bởi sau một đêm nằm tĩnh trên giường, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, các mạch máu kém đàn hồi hơn và khí huyết lưu thông kém hơn. Nếu dậy quá sớm bước ra ngoài gặp gió lạnh sáng sớm cũng có thể khiến huyết áp tăng cao, dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim vào buổi sáng. Tình trạng này đã xảy ra nhiều ở người cao tuổi hoặc ở người có thói quen tập thể dục sáng sớm.
Người bệnh tăng huyết áp cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt. Chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày với người trưởng thành. Người đã bị tăng huyết áp thì ăn càng nhạt càng tốt. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu.
Ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều cam, quýt, bưởi dưa hấu là những thực phẩm giàu kali giúp lợi tiểu. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol (các loại nội tạng: tim, gan, óc, thận). Những thực phẩm có nhiều muối như dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn không phù hợp với người bệnh tăng huyết áp.
Không ăn quá nhiều chất đường, béo... vì chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Không uống rượu, bia, cà phê, tuyệt đối không được hút thuốc lá.
Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị tăng huyết áp, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền và khí công... Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nếu thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.
Điều quan trọng hơn cả là, người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ, để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, uống tăng liều thuốc hoặc tự ý thay đổi thuốc. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về chỉ số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Việc dừng thuốc đột ngột, dễ làm huyết áp tăng cao đột biến, gây những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng tiền đình Rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não là những bệnh thường gặp, nhất là ở những người cao tuổi. Nhiều khi cùng có các biểu hiện: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng... có nơi gọi là rối loạn tiền đình, chỗ khác lại nói rối loạn tuần hoàn não. Vậy đâu là bản...