Bạch quả trị “não cá vàng”
Cây bạch quả thường được xem là một trong nhiều thảo dược quý đối với sức khỏe, người ta thường gọi với cái tên “thảo dược vàng cho trí não”.
Loài cây có sức sống lâu mạnh mẽ
Cây bạch quả với tên khoa học là Ginkgo biloba, là loài cây thân gỗ duy nhất còn sống sót của chi Ginkgo. Bạch quả là cây “hóa thạch sống” vì cấu trúc hiện nay của cây không thay đổi so với tổ tiên của nó, trong khi các loại cây khác cùng họ với nó đều đã không còn tồn tại từ rất lâu. Bởi vậy, bạch quả là một trong những loại cây sống lâu đời nhất trên trái đất.
Theo các nhà khảo cổ học, cây bạch quả có nguồn gốc ở các thung lũng núi tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. cây bạch quả được tôn kính như một loài cây linh thiêng, cây quý. Rất dễ nhận ra cây bạch quả vì tán lá xanh um tươi tốt. Cây bạch quả không bao giờ bị nấm, ký sinh, sâu mọt hay hư mục. Ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản khi bị bom nguyên tử, tất cả các cây đều chết tàn lụi, chỉ có bạch quả là còn sống sót. Trong rừng núi Trung Hoa, Nhật Bản có nhiều cây sống lâu cả ngàn năm. Người ta trồng bạch quả thành đồn điền lớn.
Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux. Lá bạch quả được sấy khô, đóng bao chuyển về nơi chế biến sản phẩm bạch quả.
Các nhà khoa học Châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá bạch quả cũng đã phát hiện được các hoạt chất có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt. Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết suất ginkgo biloba làm tăng tuần hoàn trong não, bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố kích hoạt tiểu cầu..
Công dụng và liều dùng
Theo Đông y, hạt cây bạch quả còn có tên là ngân hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế ích khí (sắc trắng thuộc kim, vào phế), có tác dụng liễm suyễn thấu (trị ho hen), súc tiểu tiện, chỉ đới trọc. Nếu dùng sống thì có tác dụng trừ đàm, giải độc rượu, tiêu độc sát trùng (hoa bạch quả nở vào ban đêm, thuộc âm, có độc tính nhẹ nên có tính tiêu độc sát trùng).
Tiêu đờm, giải độc rượu, sát trùng: Bạch quả ăn sống tiêu được đờm, giải rượu, sát trùng. Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đẩy tức khó chịu. Nhân bạch quả ngày dùng 10 – 20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng sắc hay nướng chín, tán bột. Thịt quả có độc, không ăn sống được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3 – 4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Điều trị bệnh đãng trí, thiểu năng tuần hoàn não: Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kém trí nhớ, hay cáu gắt của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng trên vi tuần hoàn.
Video đang HOT
Điều trị chứng chứng ù tai, chóng mặt: Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu.
Điều trị viêm phế quản, viêm mũi: Trong y học dân gian, bạch quả được dùng để trị điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù. Liều dùng cao khô tiêu chuẩn hóa với tỉ lệ dược liệu/cao lá 36 – 67/1: ngày dùng 120 – 240mg, chia 2 – 3 lần, 40mg cao tương đương 1,4 – 2,7g lá. Cao lỏng tỉ lệ 1:1, 0,5ml, ngày 3 lần.
Có thể dung trà thường ngày, cho một muỗng cà phê lá bạch quả trong 100ml nước sôi hãm trong vòng 5 – 7 phút. Uống 1 – 2 ly mỗi ngày sẽ giúp chống căng thẳng, stress.
Lưu ý: Lá bạch quả và chiết xuất từ lá bạch quả được xem là an toàn, được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nó có thể có tác động lên quá trình đông máu. Những bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chế phẩm từ lá bạch quả. Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai vì tăng nguy cơ gây xuất huyết, sảy thai.
Nguồn: langvietonline.vn/vanhien.vn
Tết Nguyên đán là dịp rét nhất ở Bắc Bộ, chuyên gia chỉ bài thuốc phòng bệnh nguy hiểm nhiều người có thể mắc
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, dịp Tết nguyên đán sẽ rét nhất ở Bắc Bộ, nhiều người có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm nếu không biết cách phòng bệnh.
Theo quy luật hàng năm vào tháng 12 và tháng 1 âm lịch tiết trời lạnh giá, và theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, 10 ngày cuối tháng 1 là khoảng thời gian rét nhất ở Bắc Bộ, nguy cơ người bị vữa xơ động mạch não có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng do biến chứng.
Thực tế, mùa đông năm nay diễn biến bất thường, nóng lạnh đột ngột, ô nhiễm không khí trầm trọng đã ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tính mạng, nhất là người già, người có tiền sử bệnh tim mạch, đột quị. Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ gia đình có nhiều bữa tiệc như tất niên, 3 ngày Tết Nguyên đán, mùa lễ hội...) nên góp phần làm cho tỷ lệ bệnh tim mạch biến chứng tăng nhanh vào mùa đông.
Vữa xơ động mạch não là một trong những bệnh đáng chú ý nhất hiện nay. Ảnh minh họa.
Vữa xơ động mạch não là một trong những bệnh đáng chú ý nhất hiện nay (đặc biệt ở người có tuổi và cao tuổi). Với tình trạng tổn thương nội mạc động mạch vừa và lớn ở não dưới hình thái mảng vữa và tổ chức xơ động mạch não có thể dẫn đến những hậu quả rất nặng nề như thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não, teo não... thậm chí tử vong.
Trong y học cổ truyền, vữa xơ động mạch não thuộc nhiều chứng bệnh, tùy biểu hiện của bệnh như "huyễn vựng", "đầu thống", "kiện vong", "trúng phong"... mà trị liệu bằng nhiều vị thuốc, bài thuốc khác nhau trên nguyên tắc "biện chứng luận trị".
Thể Can dương thượng cang: Đầu choáng, mắt hoa, đau đầu, buồn phiền bức bối, dễ cáu giận, ù tai, mất ngủ, sắc mặt đỏ, ngực sườn đầy tức, miệng khô, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm để bình can tiềm dương.
Vị thuốc: Thiên ma 12g, thạch quyết minh 30g, hoàng cầm 12g, chi tử 9g, ngưu tất 12g, tang ký sinh 15g, đôc trọng 12g, dạ giao đằng 30g, phục thần 20g, ích mẫu thảo 18g, cúc hoa 12g, sinh mẫu lệ 3g, cam thảo 6g.
Thể Âm hư hỏa vượng: Lòng bàn tay bàn chân nóng, bức bối phiền muộn, hay có cơn bốc hỏa, ngủ kém hay mê mộng, dễ hồi hộp, đầu choáng, tai ù, hay quên, vã mồ hôi ban đêm, lưng đau, gối mỏi, môi khô miệng khát, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch nhanh nhỏ.
Bài thuốc: Hoàng liên a giao thang phối hợp với Chu sa an thần hoàn để tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần.
Vị thuốc: Hoàng liên 9g, a giao sao phồng 15g, bạch thược 15, hoàng cầm 9g, sinh địa 18g, đương quy 12g, quy bản 15g, toan táo nhân 15g, chu sa 3g (uống cùng thuốc nước), cam thảo 6g.
Vữa xơ động mạch não rất nguy hiểm cho người bị bệnh tim mạch. Ảnh minh họa.
Thể Đàm trọc trở lạc: Thể trạng béo trệ, đầu đau và nặng như đeo đá, hoa mắt chóng mặt, ngực bụng đầy chướng, hay quên, chất lưỡi bè bệu có vết hằn răng, rêu lưỡi trắng dầy dính, mạch hoạt hoặc huyền hoạt.
Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm để tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần.
Vị thuốc: Bạch truật 12g, bán hạ chế 9g, thiên ma 12g, trần bì 12g, bạch linh 24g, hậu phác 9g, xương bồ 15g, uất kim 12g, thiên trúc hoàng 9g, viễn chí 12g, cam thảo 6g, sinh khương 3 lát.
Thể Đàm nhiệt thượng nhiễu: Đầu đau căng chướng, chóng mặt, ợ chua, ợ hơi, mất ngủ, miệng đắng và khô, đại tiện bí kết, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi đỏ dính, mạch huyền sác.
Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm để thanh nhiệt hóa đàm, khai khiếu.
Vị thuốc: Thanh mông thạch 30g, hoàng cầm 12g, đại hoàng 9g, phác tiêu 9g, trầm hương 6g, đởm nam tinh 12g, chi tử 9g, xương bồ 12g, uất kim 12g, cam thảo 6g.
Thể Khí huyết lưỡng hư, phong tà nhập trung: Gây mệt mỏi vô lực, tinh thần uể oải, hoa mắt chóng mặt, khó thở, đầu đau có cảm giác trống rỗng, tư duy trì trệ, trí nhớ suy giảm, tứ chi tê dại, chán ăn, châm tiêu, sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù nhược.
Bài thuốc: Đại tần cửu thang gia giảm để bổ khí dưỡng huyết, khứ phong thông lạc.
Vị thuốc: Khương hoạt 9g, phòng phong 9g, bạch chỉ 12g, thục địa 15g, đương quy 15g, xuyên khung 15g, xích thược 15g, đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, bạch linh 18g, bạch phụ tử 9g, cam thảo 6g.
Ảnh minh họa.
Thể Khí huyết lưỡng hư, đàm ứ trở lạc: Chóng mặt, đau đầu có cảm giác trống rỗng, mệt mỏi, khó thở, ngủ kém hay mê mộng, trí nhớ suy giảm, toàn thân nặng nề, chất lưỡi xám tối, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi dầy dính, mạch hoạt.
Bài thuốc: Bát trân thang phối hợp với Ôn đởm thang và Khai khiếu hoạt huyết thang gia giảm nhằm ích khí bổ huyết, kiện tỳ hóa đàm, khứ ứ thông lạc.
Vị thuốc: Thục địa 15g, đương quy 15g, xuyên khung 15g, xích thược 12g, đẳng sâm 15g, bạch linh 24g, bạch truật 9g, trần bì 12g, trúc nhự 15g, chỉ xác 12g, đởm nam tinh 9g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g, toàn yết 9g, địa long 15g, xương bồ 12g, cam thảo 6g.
Thể Can thận âm hư, phong dương thượng liễu: Đau đầu, chóng mặt, tai ù tai điếc, ngủ kém hay mê mộng, lưng đau gối mỏi, tứ chi cương cứng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế sác.
Bài thuốc: Trấn can tức phong thang gia giảm, nhằm tư âm tiềm dương, khứ phong thông lạc.
Vị thuốc: Xích thược 15g, bạch thược 15g, thiên môn 15g, huyền sâm 15g, quy bản 20g, nhân trần 12g, đại giả thạch 20g, sinh mẫu lệ 30g, ngưu tất 15g, thiên ma 9g, câu đằng 30g, địa long 12g, toàn yết 9g, thạch quyết minh 20g, cam thảo 6g
Thể Thận tinh khuy hư: Chóng mặt, tinh thần mỏi mệt, cử chỉ chậm chạp, trí nhớ suy giảm, tư duy không chuẩn, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi, răng rụng nhiều, nóng lòng bàn tay bàn chân và vùng trước ngực, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Bài thuốc: Hữu quy hoàn gia giảm để bổ ích tinh khí.
Vị thuốc: Thục địa 18g, hoài sơn 15g, sơn thù 18g, thỏ ty tử 15g, kỷ tử 15g, ngưu tất 18g, lộc giác giao 15g, quy bản 15g, viễn chí 12g, hà thủ ô 15g.
Các bài thuốc đã được sử dụng rộng rãi, nhưng trước khi bốc thuốc phòng bệnh về dùng người bệnh cần được bác sĩ, lương y thăm khám kỹ và hướng dẫn sử dụng
Ths. BS Hoàng Khánh Toàn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Theo giadinh.net
Thực phẩm tốt 'hơn nghìn viên thuốc bổ' cho người thiếu máu não Thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện tuần hoàn não, tăng cường tái tạo máu là điều rất nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài thay đổi lối sống, từ bỏ những thói quen xấu thì thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày có tác động đáng kể đến sức khỏe và cải thiện tình trạng thiếu máu não. Ảnh minh...