Bác sĩ tim mạch chỉ ra loại rượu gây hại cho huyết áp nhất
Rượu pha với soda, cocktail, rượu có hàm lượng cồn cao dễ làm trầm trọng thêm tình trạng cao huyết áp.
Huyết áp cao là bất ổn sức khỏe tiềm ẩn mà 1,3 tỷ người trên thế giới phải đối mặt, gây ra 10 triệu ca tử vong. Ở Mỹ, gần 120 triệu người trưởng thành chiến đấu với “kẻ giết người thầm lặng” này, nhưng điều đáng báo động là chỉ có 1/4 kiểm soát tốt bệnh.
Một yếu tố nguy cơ lớn ảnh hưởng đến huyết áp là đồ uống có cồn. Nếu bạn thích uống bia lạnh sau giờ làm việc hoặc một ly rượu vang trước khi đi ngủ, thói quen đó có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng không lường trước được đối với sức khỏe tim mạch.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) phân loại huyết áp cao giai đoạn 1 có chỉ số tâm thu từ 130-139 mmHg hoặc chỉ số tâm trương từ 80-89 mmHg. Nếu chỉ số tâm thu vượt quá 140 mmHg hoặc chỉ số tâm trương hơn 90 mmHg, bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2.
Uống các loại rượu mạnh, rượu pha dễ gây hại cho huyết áp hơn. Ảnh minh họa: Delish
Nghiên cứu năm 2023 công bố trên tạp chí Hypertension của AHA, cho thấy tiêu thụ trung bình 12g cồn/ngày có thể làm tăng huyết áp tâm thu thêm 1,25 mmHg. Mức tăng này có thể lên tới 4,9 mmHg khi tiêu thụ 48g cồn mỗi ngày, đặc biệt ở nam giới.
Một đơn vị cồn là 10g cồn tương đương một cốc bia hơi 330ml (4%); một ly rượu vang 100ml (13,5%); một ly nhỏ rượu mạnh 40ml (30%).
Video đang HOT
Tiến sĩ Steven Nissen, bác sĩ tim mạch của Phòng khám Cleveland (Mỹ), chỉ ra tăng huyết áp ở mọi mức độ đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tiến sĩ Nissen bày tỏ: “Tôi thực sự nghĩ chúng ta cần truyền đạt rõ ràng với công chúng rằng rượu không có lợi”.
Tiến sĩ Samuel Mathis, Khoa Y học gia đình tại Đại học Texas, giải thích rượu làm tăng renin – loại protein làm co động mạch – và giảm NO2, hợp chất giúp thư giãn động mạch, từ đó dẫn tới tăng huyết áp.
Theo The Healthy, Tiến sĩ Mathis cũng xác định một số loại đồ uống có cồn nhất định gây rắc rối nhiều hơn cho những người bị huyết áp cao. Đồ uống thêm đường, chẳng hạn như pha với soda, cocktail, rượu có hàm lượng cồn cao dễ làm trầm trọng thêm tác dụng tăng huyết áp của rượu. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng lượng rượu tiêu thụ có ảnh hưởng lớn hơn loại đồ uống.
Francisco Lopez-Jimenez, bác sĩ tim mạch tại phòng khám Mayo, bổ sung uống nhiều hơn 3 ly rượu cùng lúc có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Đáng lo ngại hơn, thường xuyên say rượu – 4 ly trở lên trong vòng hai giờ đối với phụ nữ và 5 ly trở lên đối với nam giới – có thể dẫn đến tăng huyết áp lâu dài.
Vị chuyên gia thông tin những người nghiện rượu nặng sẽ thấy sức khỏe được cải thiện đáng kể bằng cách giảm lượng rượu uống vào ở mức vừa phải. Sự thay đổi như vậy có thể làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 5,5 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 4 mmHg.
Những điều cần biết về rượu và bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường cần biết về mức độ rượu được cho phép nạp vào cơ thể từ rượu vang, rượu mạnh đến cocktail.
Người mắc bệnh tiểu đường có được uống rượu không?
Đây là 1 trong những câu hỏi hàng đầu mà những người mắc bệnh tiểu đường thường hỏi bác sĩ sau khi được chẩn đoán bệnh. Câu trả lời sẽ khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người và loại thuốc người bệnh đang dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhưng nhìn chung, người mắc tiểu đường có thể uống rượu và nên tuân theo hướng dẫn chung như: trung bình tối đa 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày với nam giới. Người không mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều hơn 3 hoặc 4 ly mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nên hạn chế uống rượu nhất có thể vì rượu gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Rượu và thuốc hạ đường huyết
Mối quan tâm lớn nhất xung quanh việc uống rượu là tác dụng của rượu với những người dùng insulin và thuốc hạ đường huyết. Tác dụng của insulin và các loại thuốc hạ đường huyết hoạt động bằng cách tăng giải phóng insulin của cơ thể, chẳng hạn như sulfonylureas và glinides, cũng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết khởi phát muộn. Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc bạn đang dùng và thuốc có thể phản ứng như thế nào với rượu để biết được rõ tác động của rượu khi sử dụng thuốc hạ đường huyết.
Khi nào nên nói "có" với rượu
Nếu một người mắc bệnh tiểu đường chọn uống rượu, người đó cũng nên biết rượu có thể có tác dụng gì đối với việc kiểm soát đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như cách uống rượu an toàn.
Khi nào nên nói "không" với rượu
Bất cứ ai trong chúng ta cũng nên hạn chế uống rượu nhất có thể, đặc biệt là:
- Những người dùng thuốc có thể phản ứng với rượu
- Người không kiểm soát được lượng đường trong máu
- Người dùng metformin và gặp khó khăn trong việc hạn chế uống rượu ở mức vừa phải.
- Có tình trạng bệnh như bệnh gan, viêm tụy, thần kinh do tiểu đường hoặc tăng triglyceride máu nặng.
- Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
Uống một lon bia lúc 19h, ba tiếng sau cơ thể còn nồng độ cồn không? Theo chuyên gia, thông thường, một đơn vị cồn mất 1 tiếng để gan đào thải hết và 2 tiếng nữa để hết toàn bộ trong hơi thở. Như vậy, người uống một lon bia mất khoảng 3 tiếng để nồng độ cồn về 0%. Tôi rất thích uống 1 lon bia vào bữa ăn, nó trở thành thói quen, không có sẽ...