Bác sĩ sửng sốt khi phát hiện cây tăm chui vào tim một người đàn ông
Cây tăm gim chặt bên trong quả tim của người đàn ông, tạo nên ổ áp xe nguy hiểm. Các bác sĩ lý giải mãi vẫn chưa rõ nguyên nhân, vì sao dị vật lại chui lọt vào quả tim.
Sáng 15/7, TS. BS Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh thông tin về một ca bệnh hy hữu khi cây tăm chui lọt vào tim bệnh nhân. Đây là ca bệnh chưa từng có trong y văn, chưa có bác sĩ chuyên khoa tim mạch nào của BV từng chứng kiến.
Bệnh nhân là anh Đỗ Văn P. (SN 1991, ở Đắk Lắk) đã trải qua ca phẫu thuật tim vào ngày 18/6/2020 để lấy dị vật từ trong buồng tim ra bên ngoài.
Theo kết quả siêu âm tim trước ca mổ, dị vật này có hình que, nằm trong buồng tim, cắm vào vách tim và lá van, làm thủng van 3 lá, tạo một ổ áp xe và nhiễm nấm ở tim.
Quá trình phẫu thuật thấy cây tăm nằm trong tim bệnh nhân
Sau ca mổ, các bác sĩ bất ngờ khi kéo ra được một cây tăm tre, dài khoảng 10cm, đường kính khoảng 1mm. Tuy nhiên, điều khiến các bác sĩ ngạc nhiên là con đường vào tim của cây tăm tre. Vì trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã kiểm tra thật kỹ quả tim nhưng không có dấu vết nào cho thấy có sự “xâm nhập” từ bên ngoài vào.
Video đang HOT
Hình ảnh cây tăm sau khi được phẫu thuật lấy ra ngoài
Vì, nếu cây tăm tre từ bên ngoài đâm vào, sẽ có những vết sẹo ở bề mặt quả tim. Nhưng bề mặt quả tim của bệnh nhân hoàn toàn trơn láng, màng tim chứng tỏ không phải cây tăm tre đâm vào từ bên ngoài. Khả năng duy nhất còn lại là cây tăm tre đi vào bên trong quả tim theo con đường mạch máu.
Bác sĩ Nguyễn Thái An cho rằng có thể cây tăm tre xuyên qua nền ngực, lọt vào tĩnh mạch lớn ở cổ (đường kính 10-12mm). Theo tĩnh mạch lớn này, cây tăm đi xuống nhĩ phải, thất phải, cắm vào van 3 lá.
Tuy nhiên, kiểm tra khu vực trước ngực bệnh nhân, hoàn toàn không phát hiện vết sẹo nào. Anh Đỗ Văn P. cho phóng viên biết, anh chưa bao giờ dùng tăm xỉa răng, cũng không biết vì sao có tăm trong tim mình.
Mẹ của anh P. cho biết hơn 1 tháng trước, con trai bà sốt cao liên tục kèm mệt mỏi, đi khám ở một BV tỉnh Đắk Lắk được chẩn đoán: sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, theo dõi hở van tim. Sau đó, anh P. được điều trị kháng sinh, hạ sốt nhưng không giảm.
Ngày 6/6/2020, anh được chuyển vào BV Chợ Rẫy. Kết quả cấy máu phát hiện anh P. bị nhiễm nấm, nhiễm trùng trong cơ thể. Kết quả CT-Scan ngực có cản quang cũng không ghi nhận được dị vật do dị vật không cản quang. Chỉ khi siêu âm tim mới phát hiện hình ảnh một dị vật hình que trong buồng tim, cắm vào vách tim và lá van. Ca phẫu thuật được tiến hành để lấy dị vật ở thất phải, làm sạch ổ sùi và ổ áp xe ở vách liên thất, sửa van 3 lá…
Hiện tại, anh P. đã khỏe, không còn sốt, đi lại bình thường, sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Đau vai gáy, đi khám ra ung thư phổi
Nhiều người phát hiện ung thư phổi chỉ từ dấu hiệu ban đầu rất mơ hồ như đau vai gáy, đau lưng, đau đầu thông thường.
Khoa ngoại lồng ngực Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) đang tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều trường hợp mắc ung thư phổi. Nhiều trường hợp tình cờ phát hiện ung thư khi đi thăm khám sức khỏe thông thường hoặc có dấu hiệu từ những cơn đau cổ, lưng, vai gáy thông thường.
Chỉ nhức gân cổ, không ngờ bệnh hiểm
Chờ phẫu thuật u phổi tại Khoa ngoại lồng ngực, ông DVH (55 tuổi, ngụ Tây Ninh) cho biết khoảng hai tháng trước ông cảm thấy đau nhức hai gân cổ. Nghĩ do công việc làm nông nặng nhọc nên bị thoái hóa cột sống cổ, ông tự mua thuốc ở tiệm thuốc Tây về uống.
Sau khi uống thuốc, cơn đau nhức không thuyên giảm và gây khó khăn cho mỗi lần cử động hai vai nên ông H. vào BV địa phương thăm khám. Tại đây, các bác sĩ cho ông chụp X-quang ngực và phát hiện bên trong phổi có một khối u gây chèn ép lên thần kinh não. "Ban đầu tôi chỉ nghĩ bệnh nhẹ thông thường, ai ngờ đi khám bệnh này lại lòi ra bệnh kia. Ngoài nhức hai gân cổ và râm ran da đầu tí xíu, tôi không thấy mệt mỏi gì cả" - ông H. chia sẻ.
Khoảng một tháng trước, cứ về chiều là bà NTC (60 tuổi, ngụ Cà Mau) thường cảm thấy đau đầu, nóng lạnh, qua sáng hôm sau thì hết nên bà nghĩ chỉ bị cảm thông thường. Uống thuốc Tây vài ngày không đỡ, bà C. đến BV địa phương thăm khám và chụp CT phổi thì phát hiện có một đốm mờ trong phổi. Sau đó, bà được chuyển lên BV Chợ Rẫy phẫu thuật. "Hồi nào giờ tôi làm vuông tôm, sức khỏe cũng bình thường, gia đình không ai ung thư phổi nên khi mắc bệnh tôi rất bất ngờ" - bà C. nói.
Trường hợp tiếp theo là ông NVĐ (61 tuổi, ngụ Sóc Trăng), có thâm niên hút thuốc lá lâu năm. Cách nay một tháng, ông Đ. lên TP.HCM chơi, thấy ông ho nhiều, một người quen là bác sĩ khuyên ông nên đi chụp X-quang phổi. "Tôi hút thuốc đã lâu năm nên hay ho sẵn rồi. Bạn khuyên thì tôi cũng đi chụp coi có dấu hiệu nào không. Tôi nghĩ mình chỉ ho do viêm phế quản thôi" - ông Đ. kể lại khi đã có kết quả mắc ung thư phổi.
PGS-TS-BS Vũ Hữu Vĩnh đang thăm khám cho bệnh nhân ung thư phổi. Ảnh: HL
Cần chiến lược tầm soát rộng rãi
Theo PGS-TS-BS Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng Khoa ngoại lồng ngực - BV Chợ Rẫy, trước đây không riêng gì ở Việt Nam mà trên thế giới, khoảng 70% người phát hiện ung thư phổi đã ở giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật được nữa. Họ đành chấp nhận phương án điều trị thuốc không hiệu quả và tốn kém.
Thường khối u phổi phát triển âm thầm, khi xâm lấn khí quản, bệnh nhân có thể hơi ho hoặc khó thở. Khối u ở vị trí gần xương có thể gây đau lưng, đau vai gáy, xương sườn. "Đau lưng, đau vai có thể là dấu hiệu sớm của ung thư phổi. Nhiều bệnh nhân đến thăm khám, chúng tôi hỏi kỹ bệnh sử thì họ cho biết đầu tiên chỉ hơi đau mỏi lưng, vai, gáy, ho ít" - BS Vĩnh cho hay.
Hiện tỉ lệ phát hiện ung thư phổi sớm đã tăng lên nhiều do ý thức quan tâm chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn. Nhiều trường hợp phát hiện ung thư phổi tình cờ khi khám bệnh khác hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Tuy nhiên, phát hiện ung thư phổi quan trọng nhất không phải là căn cứ vào triệu chứng ban đầu của bệnh mà đòi hỏi sự tinh ý, kinh nghiệm chẩn đoán, sàng lọc bệnh của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Các triệu chứng đau lưng, đau vai đều có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Bệnh ung thư phổi có thể được phát hiện khi chụp phim phổi X-quang đơn giản cho bệnh nhân nhưng người đọc kết quả phải chuẩn.
Cũng theo BS Vĩnh, đa phần ung thư phổi giai đoạn sớm không triệu chứng, có khi bệnh đã kéo dài cả năm trời mà người bệnh không hay biết gì. Chụp X-quang phổi không được khuyến cáo làm đại trà mà nên tập trung ở nhóm có nguy cơ cao như người tuổi trên 50, 60, hút thuốc lâu năm, gia đình có người mắc ung thư phổi, tiếp xúc khói bụi, sống trong môi trường nhiễm xạ... Những người này nên chụp X-quang phổi định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh. Ở giai đoạn sớm, ung thư phổi có thể không cần phải mổ.
"Về lâu dài, Nhà nước cần có chiến lược tầm soát ung thư phổi rộng rãi. Các gói khám sức khỏe hiện nay dù góp phần phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm nhưng còn hạn chế và khá tốn kém. Ở một số nước đã có chương trình chụp CT scan liều thấp cho người dân xem phổi có nốt nghi ngờ để tiến tới xác định chẩn đoán ung thư phổi khá hiệu quả" - BS Vĩnh nói thêm.
Bệnh không chừa người trẻ, khỏe
Mới đây, Khoa ngoại lồng ngực BV Chợ Rẫy vừa tiếp nhận và phẫu thuật khối u phổi cho một thanh niên 37 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, rất chăm tập thể thao, tình cờ khám sức khỏe tổng quát thì phát hiện ra bệnh. Ca phẫu thuật khá phức tạp, khó khăn khi khối u phổi đã xâm lấn vào sát tim. Các bác sĩ bắt buộc phải mở màng tim của bệnh nhân mới cắt được khối u. - PGS-TS-BS VŨ HỮU VĨNH, Trưởng Khoa ngoại lồng ngực - BV Chợ Rẫy
Vị bác sĩ 3 lần nói 'không dám đâu ạ' và hàng nghìn ca mổ kỳ diệu: Không đào tạo được BS giỏi hơn mình, không khác gì tội bất hiếu! Nếu tôi không tạo điều kiện cũng như tạo áp lực cho các em đi tiếp con đường và vượt hơn mình thì là đó là lỗi của tôi. Lúc đó, có thể coi là tôi có tội với thế hệ sau cũng như có tội với các bệnh nhân, tội của tôi không khác gì tội bất hiếu. Đầu tháng 11/2019, Trung...