Bác sĩ nói về ‘ăn uống sai cách dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm’
Nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quỵ, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là ung thư,… tiến triển chính do cách ăn uống sai hằng ngày của mỗi người.
Chế độ ăn có nhiều chất béo no và chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường… – SHUTTERSTOCK
Theo thông tin của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bệnh không lây nhiễm (còn gọi là bệnh mạn tính không lây) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có gần 8 người tử vong do các bệnh mạn tính không lây, chủ yếu do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong đó, các nhóm bệnh đang phổ biến và nguy hiểm hiện nay gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch (suy tim, bệnh mạch vành…), đái tháo đường, các bệnh ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),…
“Chế độ ăn uống không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại mà còn làm phát triển các bệnh không lây nhiễm sau này”, tiến sĩ – bác sĩ Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) nhận định.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khuyến cáo, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường loại 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.
Cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển bệnh.
Ngoài ra, dinh dưỡng cũng có tác động tới sự biểu hiện của gien và hình thành bộ gien, từ đó xác định các cơ hội đối với sức khỏe và tính nhạy cảm đối với bệnh tật.
Suy dinh dưỡng sớm trong 1000 ngày vàng đầu đời cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở các giai đoạn sau của cuộc đời.
Ăn sai gây bệnh
Bác sĩ Hà đã chỉ ra những điểm sai trong ăn uống có thể dẫn đến nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Ăn ít rau và quả: Là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới. Trong đó có 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ.
Hiện nay hơn một nửa dân số trưởng thành Việt Nam ăn thiếu rau, quả.
Ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng: Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo và đường, làm tăng nguy cơ béo phì và tác hại cũng giống như ăn ít rau và quả chín.
Ăn thực phẩm có nhiều chất béo no và chất béo chuyển hóa: Chất béo no có nhiều trong mỡ động vật và chất béo chuyển hóa (Trans fatty acid) thường có trong thực phẩm chế biến sẵn. Các loại chất béo không tốt này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường.
Ăn nhiều muối: Lượng muối ăn vào hằng ngày làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
Video đang HOT
Hiện nay người trưởng thành Việt Nam đang ăn muối (9,4g/ngày) nhiều gần gấp 2 lần mức khuyến nghị.
Biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ khiến người bệnh thường xuyên gặp tình trạng khó thở, biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính còn vô cùng đa dạng và nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở khi cơ thể không có đủ lượng không khí cần thiết. Và khi thiếu oxy, chắc chắn bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác về sức khỏe gọi là biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính như nhiễm trùng phổi, tràn khí màng phổi, các vấn đề về tim mạch; thậm chí ảnh hưởng đến cả giấc ngủ.
1. Các biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính ở hệ hô hấp và tim mạch
1.1. Nhiễm trùng phổi
Căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính làm cho nhiệm vụ chống lại các nhiễm trùng ở phổi dường như khó khăn hơn. Lúc này, người bệnh sẽ có thể cảm thấy khó thở hơn.
Nhiễm trùng phổi do biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh: lunginstitute
Phòng ngừa các vấn đề về nhiễm trùng ở phổi là điều tiên quyết. Để làm được điều đó, bạn nên trao đổi với các bác sĩ về các loại vắc-xin có thể tiêm. Vắc-xin dành riêng cho bệnh viêm phổi và cả những loại nhắm đến các bệnh có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng phổi như ho gà và cúm.
Ngoài ra, bạn nên rửa tay thường xuyên để tránh tiếp xúc tối đa với những loại vi trùng gây nên nhiễm trùng ở phổi.
1.2. Xẹp phổi (Tràn khí màng phổi)
Một biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính phải kể đến nữa là xẹp phổi, nghĩa là căn bệnh này có thể làm hỏng các mô phổi của người bệnh.
Khi các mô phổi bị hỏng, không khí rò rỉ vào giữa không gian phổi và thành ngực sẽ khiến phổi xẹp xuống như một quả bóng bị xì hơi. Lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy hụt hơi đột ngột, đau tức ngực hoặc bị ho.
Phương pháp điều trị tình trạng này sẽ là thở oxy hoặc cấp thiết hơn nữa phải chọn phương án phẫu thuật. Để ngăn ngừa xẹp phổi xảy ra, hãy ngưng hút thuốc và thăm khám thường xuyên với bác sĩ điều trị.
1.3. Trao đổi khí kém
Máu mang oxy đi đến khắp các tế bào trong cơ thể bạn và đưa carbon dioxide ra khỏi chúng. Thế nhưng nếu tình trạng hô hấp hít vào thở ra kém đi, cơ thể sẽ thiếu oxy hơn mức cần thiết và dư thừa carbon dioxide ở trong máu. Một trong hai điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn khó thở và mức độ carbon dioxide (CO2) cao cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi.
Kiểm tra sức khỏe với bác sĩ khi gặp các biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh: thealternativedail
Hiện nay, y học hiện đại có một thiết bị đơn giản là máy đo oxy, máy này khi đeo trên đầu ngón tay sẽ kiểm tra được mức oxy trong cơ thể. Việc tăng hay giảm lượng oxy sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi có kết quả đo chính xác. Thiếu hoặc thừa oxy đều có thể gây ra khá nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho sức khỏe.
1.4. Vấn đề tim mạch
Nồng độ oxy trong máu thấp do biến chứng phổi tác nghẽn mãn tính có thể dẫn đến tình trạng hẹp động mạch và huyết áp cao hơn trong các mạch máu đi từ tim đến phổi của bạn. Điều này có thể gây ra nhiều sức ép cho tim của bạn, tim sẽ hoạt động khó khăn hơn so với bình thường. Về lâu dài có thể trở thành suy tim, một biến chứng vĩnh viễn cho trái tim.
Ngoài ra, biến chứng ở tim mạch còn có thể khiến phần bên phải của tim lớn hơn. Các bác sĩ gọi đây là cor pulmonale - một thuật ngữ dùng để mô tả sự rối loạn chức năng phổi đến tâm thất phải của tim hay còn gọi là tâm phế. Tình trạng này có thể gây ra tình trạng nhịp tim không đều, khó lưu thông máu, gan to, phù chân ở cơ thể người bệnh.
Vận động thường xuyên sẽ giúp máu trong cơ thể di chuyển đều đặn, điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ các cục máu đôn di chuyển đến phổi gây ra biến chứng ở phổi.
Hơn nữa, biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính còn có thể làm hỏng các sợi thần kinh kết nối với tim và gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Việc điều trị sẽ do các bác sĩ đưa ra, có thể cần cung cấp thêm oxy hoặc dùng thuốc hỗ trợ nếu cần thiết.
2. Các biến chứng khác trên cơ thể
2.1. Loãng xương
Người bệnh COPD thường bị loãng xương. Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, dùng steroid thì sẽ khó để có được các bài tập giúp tăng cường sức khỏe xương; thậm chí, cơ thể bạn có thể thiếu vitamin D để xây dựng xương. Lúc này xương sẽ giòn, yếu và dễ gãy hơn.
Biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính gây tình trạng loãng xương - Ảnh: Healthline
Điều bạn cần làm chính là thiết lập lại thời gian nghỉ ngơi để chăm sóc lại sức khỏe của xương. Sau đó, hãy bảo vệ xương bằng một số bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, rèn luyện sức dẻo dai với các bài tập với băng co giãn. Ngoài ra, bạn cũng di chuyển nhẹ nhàng hơn tránh vấp ngã gây ảnh hưởng tới xương.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mật độ xương của bạn bằng phương pháp chụp X-Quang - được gọi là quét DEXA và phương pháp này hoàn toàn không gây đau đớn. Sau khi có kết quả, bạn sẽ được kê bổ sung canxi, vitamin D hoặc thuốc hỗ trợ xương.
2.2. Tay và chân yếu
Biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính ngoài làm yếu xương thì còn gây ra tình trạng tương tự ở cơ. Cơ trong cơ thể yếu đi sẽ khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn.
Việc bạn cần làm chính là yêu cầu bác sĩ thực hiện việc kiểm tra chức năng của các chi. Các chuyên gia y tế có thể khuyến nghị cho người bệnh một chương trình phục hồi chức năng phổi có thể giúp khôi phục lại sức khỏe cơ bắp. Chương trình đó có thể là các bài tập vật lý giúp xây dựng lại cơ mà bạn đã mất đi.
2.3. Vấn đề về trọng lượng cơ thể
Khi bạn thừa cân, phổi của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường. Điều này có thể làm cho bệnh COPD của bạn trở nên tồi tệ và có nhiều biến chứng hơn.
Khi căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển, bạn có thể sẽ gặp các vấn đề về trọng lương cơ thể như tăng cân hoặc sụt cân nghiêm trọng. Thiếu cân cũng có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, các biến chứng dễ gặp phải như loãng xương và nhiễm trùng.
Dù bạn cần giảm hay tăng cân, bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn về khẩu phần ăn mỗi ngày. Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi cân nặng và hỏi ý kiến chuyên gia y tế khi cần.
2.4. Các vấn đề về giấc ngủ
Các triệu chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính có thể đánh thức bạn vào khiến giấc ngủ của bạn không được trọn vẹn, điều này sẽ làm cho bạn mệt mỏi hơn vào ban ngày. Nghiêm trọng hơn của biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính là chứng ngưng thở khi ngủ, một tình trạng ngừng thở lặp đi lặp lại trong khi bạn ngủ.
Chứng ngưng thở khi ngủ sẽ khiến mức oxy cung cấp vào cơ thể thấp hơn, khiến bệnh COPD của bạn trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, hãy hỏi bác sĩ xem có cần thiết cho việc kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Nếu mắc phải, bác sĩ sẽ tư vấn thiết bị hỗ trợ hoặc phương pháp trị liệu thích hợp.
COPD thường gây ra các rối loạn về giấc ngủ - Ảnh: Woodcockpsychology
Ngoài ra, một lưu ý cho người bệnh là chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.
2.5. Bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị phổi tắc nghẽn mãn tính cũng mắc thêm bệnh tiểu đường. Thế nên việc bạn cần làm cấp thiết nhất chính là tập thể dục đều đặn và bỏ hút thuốc. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bác sĩ điều trị của bạn biết về các loại thuốc mà bạn đang dùng để có được phương án điều trị hợp lý.
2.6. Trầm cảm và lo âu
Theo thống kê, ít nhất 1/10 người bị COPD mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu; con số này sẽ tăng lên khi bệnh ngày càng nặng hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc, kết hợp với tập thể dục và thậm chí cùng với liệu pháp trị liệu âm nhạc nếu cần thiết.
Tóm lại các biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính rất đa dạng và nguy hiểm. Chăm sóc cấp tính thường tập trung vào kiểm soát hô hấp. Trong khi đó xử trí mãn tính cần dùng thuốc hàng ngày để hỗ trợ hệ hô hấp và tránh các biến chứng.
Các đợt cấp tính cần được xử trí ngay để hô hấp được bình thường, ví dụ như dùng thuốc hỗ trợ giãn phế quản. Các biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh; ngoài khó thở, viêm phổi thì bệnh nhận có thể bệnh tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và suy tim sung huyết.
Mặc dù phổi tắc nghẽn mãn tính có thể được kiểm soát nhưng nó cũng sẽ đột ngột trở nặng nếu bạn mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Vì vậy nếu mắc cảm cúm và có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực hoặc ho nhiều hơn, hãy đến ngay bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.
Ngoài ra, cần thiết lập lại lối sống, chế độ luyện tập và dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao sức khỏe khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh không lây nhiễm và những thách thức Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) như bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... đang gia tăng nhanh chóng, trở nên phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong, tàn tật hàng đầu, ảnh hưởng thiệt hại kinh tế, tạo nên những thách thức lớn đối với nền y tế. Hội nghị cấp...