Bác sĩ nói con khỏe, mẹ sốc nặng khi phát hiện con bị ung thư di căn tới 96% cơ thể
Trước khi được chẩn đoán chính thức, bệnh ung thư đã di căn tới 96% tủy xương và 16% tế bào máu của cậu bé 3 tuổi.
Lo lắng khi thấy con trai xuất hiện nhiều nốt thâm tím và ngủ rất nhiều, vợ chồng Dan và Graycen Gannon đã mau chóng đưa con đi khám. Nhưng bác sĩ trấn an họ rằng, bé Chayse không gặp vấn đề gì cả. Cho tới tận 18 tháng sau, gia đình nhỏ đón nhận tin kinh hoàng về bệnh tình của cậu bé 3 tuổi.
Vào thời điểm Chayse Gannon được đưa tới Bệnh viện Nhi Sydney, cậu bé chỉ còn cách sinh nhật 3 tuổi đúng 3 tuần. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán Chayse bị bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính (Acute lymphoblastic leukemia) và bắt đầu hóa trị vào ngay sáng hôm sau.
Trước khi được chẩn đoán chính thức, bệnh ung thư đã di căn tới 96% tủy xương và 16% tế bào máu của Chayse.
Bạch cầu tăng lympho bào cấp tính là bệnh ung thư thường gặp nhất ở trẻ em. Nó xảy ra khi một tế bào tủy xương phát sinh lỗi trong chuỗi ADN của mình.
18 tháng trước, mẹ bé, Graycen, 23 tuổi, đã rất lo khi phát hiện thân thể con mình đầy các vết thâm tím. Chayse cũng gần như ngủ suốt ngày. Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định, Chayse không hề bị bệnh bạch cầu (ung thư máu).
Trước khi được chẩn đoán chính thức, bệnh ung thư đã di căn tới 96% tủy xương và 16% tế bào máu của Chayse.
Mẹ bé cho biết, cảm giác nhẹ nhõm khi rốt cuộc họ cũng biết con trai mình gặp vấn đề gì bởi nhờ đó, bé có thể bắt đầu điều trị ngay. Nhưng đồng thời đó cũng là cảm giác đau đớn quặn thắt trong lòng bởi Chayse đã mất quá nhiều thời gian mới được chẩn đoán: “ Tôi cảm thấy phẫn nộ vì chẩn đoán đã không được đưa ra sớm hơn. Bác sĩ nói với tôi rằng, con trai tôi không bị ung thư máu. Nhưng 45 phút sau đó, một bác sĩ khác lại thông báo rằng, có thể Chayse mắc căn bệnh này”.
Chayse phải trải qua 6 tháng hóa trị tích cực và 18 tháng nỗ lực không để bệnh tiến triển thêm – tổng cộng 2 năm điều trị.
Video đang HOT
10 tháng qua đã thực sự gây ra những thay đổi lớn lao đối với gia đình nhỏ
Chayse phải trải qua 6 tháng hóa trị tích cực và 18 tháng nỗ lực không để bệnh tiến triển thêm – tổng cộng 2 năm điều trị.
Tuy nhiên, thời gian hóa trị tích cực của bé đã bị lùi lại sau một loạt biến chứng, trong đó có phản ứng hiếm gặp với một trong số các loại thuốc.
3 tháng điều trị đầu tiên, Chayse không thể rời khỏi bệnh viện Nhi Sydney. Vì vậy, 2 mẹ con buộc phải tìm chỗ trọ trong thành phố. Còn bố bé, anh Dan Gannon và em trai bé – Cohen, 14 tháng tuổi – ở lại nhà thuộc vùng Bega.
Hai vợ chồng Dan và Graycen cố gắng 2 tuần gặp nhau 1 lần. Họ cũng phải nỗ lực để kiếm đủ tiền lo cho gia đình và hành trình chữa bệnh của bé Chayse.
“Thật sự khó khăn. Việc phải xa chồng và bé út khiến tôi rất buồn“, bà mẹ 2 con tâm sự. “Điều khó nhất là sống xa nhà, xa luôn cả nguồn hỗ trợ, động viên lớn nhất của tôi. Tôi cảm thấy đơn độc”.
Với 2 vợ chồng Gannon, gánh nặng tâm lý và tài chính cho tới thời điểm này, quả thực, không lời nào diễn tả nổi.
Với cả gia đình Gannon, họ không nhìn về tương lai mà chỉ tập trung sống cho từng ngày.
Thời gian đầu, Graycen và con trai liên tục phải bay từ Bega đến Sydney chỉ để điều trị 3 ngày rồi lại về. Sau vài tháng di chuyển như con thoi khiến cả 2 mẹ con đều mệt rũ rượi, Graycen quyết định tìm thuê nhà ở Sydney khi Chayse bước vào giai đoạn điều trị tăng cường.
“Nơi duy nhất mà con biết là chiếc giường bệnh viện. Bởi tất cả những nơi khác, mỗi lần đều là một chỗ khác nhau. Mọi việc đối với chúng tôi thực sự, thực sự rất khó khăn”, Graycen chia sẻ.
Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng, hai mẹ con cũng thuê được một căn hộ với giá 5.000 đô/tháng. Khoản tiền này, họ phải dựa hoàn toàn vào sự trợ giúp từ gia đình và một quỹ do người bạn lập ra để kêu gọi ủng hộ tài chính cho bé Chayse.
Còn cả một chặng đường dài trước mắt. Bé Chayse sẽ trải qua 1 tháng hóa trị tích cực nữa mới bước vào giai đoạn chăm sóc để bệnh không nặng thêm.
Với cả gia đình Gannon, họ không nhìn về tương lai mà chỉ tập trung sống cho từng ngày. “Chúng tôi không bao giờ biết điều gì đang chờ đợi Chayse. Chúng tôi chỉ bước đi chầm chậm về phía mục tiêu sẽ đưa được con trở về nhà”, bà mẹ trẻ bộc bạch.
Bệnh bạch cầu lympho bào cấp tính là gì?
Bạch cầu lympho bào cấp tính (ALL) là một dạng ung thư ở máu và tủy xương.
Khi các tế bào bạch cầu tràn ngập tủy xương, còn rất ít chỗ để các tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh có thể được sinh ra.
Hậu quả là tình trạng mệt mỏi, các vấn đề và máu và nhiều rắc rối khác liên quan tới sức khoẻ.
Triệu chứng bệnh bao gồm sốt và tình trạng thâm tím trên người.
Nguồn: Australian Cancer Council
Theo Helino
Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Có nhiều bệnh nhân bị ung thư sau khi chẩn đoán dương tính với bệnh thì bắt đầu lên kế hoạch nhịn ăn vì nghĩ rằng "bỏ đói khối u thì ung thư cũng đói mà tiêu biến"?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi - Khoa Ung Bướu Bệnh viện Quốc tế City nhấn mạnh, đó là một suy nghĩ hết sức lệch lạc, bởi dinh dưỡng cung cấp năng lượng nuôi cơ thể chúng ta, là một phần không thể thiếu được dù là cơ thể khỏe mạnh hay ốm yếu, và nhất là với trường hợp bệnh nặng thì dinh dưỡng càng cần thiết hơn.
Suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng
Rất nhiều bệnh nhân ung thư không chọn phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ mà tự nghe theo những mách bảo chữa ung thư bằng cách ăn kiêng và ngồi thiền, bằng thuốc nam, thuốc bắc...
Đặc biệt khá nhiều người tin rằng ăn gạo lức, muối mè và ngồi thiền sẽ khống chế được bệnh ung thư, nhưng sau vài tháng bệnh nhân bị suy kiệt, khối u ung thư di căn và bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, suy hô hấp phải thở máy. Lúc này, bác sĩ có muốn cứu bệnh nhân cũng khó bởi vì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn cuối, di căn kèm theo bệnh nhân bị suy dinh dưỡng do ăn kiêng.
Nhiều người tin rằng ăn gạo lức, muối mè sẽ khống chế được bệnh ung thư
Theo bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, trong hơn 15 năm làm nghề, chị đã gặp rất nhiều bệnh nhân chia sẻ về việc họ phải ăn kiêng như thế nào khi bị ung thư. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân hoặc người nhà bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều, quá mức dẫn tới làm cho chế độ ăn của bệnh nhân thiếu chất, căng thẳng.
Do đó ngay từ lúc nhận được bệnh án, chính bản thân bệnh nhân và gia đình nên nắm rõ các kiến thức cơ bản về ung thư. Thực tế cho thấy vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư khi thực hiện theo đúng phác đồ điều trị và sống vui vẻ lạc quan vẫn có thể vực dậy được sau cơn bạo bệnh.
Nên ăn kiêng hay không?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi cho biết, người bệnh ung thư nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Cần phải hiểu về những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.
Trong quá trình điều trị ung thư, chế độ ăn uống, dinh dưỡng mang tính quyết định đến sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân trong việc chống chọi với bệnh và các liệu pháp điều trị khắc nghiệt. Đặc biệt, với bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng hay ung thư dạ dày việc ăn uống phải dè chừng rất nhiều.
Ăn kiêng như thế nào?
Khi bị ung thư, người bệnh tuỳ từng món mà kiêng ví dụ như các thực phẩm chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói... đều không nên ăn.
Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng. Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.
Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư.
Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mới kiêng, ví dụ căn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong tây y cũng vậy, người bệnh bị ung thư nhưng kèm thêm một bệnh nào đó nữa thì phải ăn kiêng.
Người bệnh ung thư có bệnh lý khác kèm theo thì phải ăn kiêng. Ví dụ: kèm loét dạ dày hành tá tràng thì kiêng chua, cay, nóng, kiêng ăn quá no hoặc đói, kiêng ăn đồ cứng, đồ lâu tiêu. Kèm bệnh cao huyết áp ần kiêng mặn. Kèm bệnh tiểu đường thì kiêng đường, hạn chế glucid. Kèm bệnh suy thận thì kiêng thức ăn nhiều muối, kiêng đạm động cao, kiêng mỡ động vật, kiêng những hoa quả nhiều kali như nho, chuối, dưa hấu. Kèm suy gan thì nên kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, món ăn nhiều mỡ.
"Tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định", bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi khuyến cáo.
M.P
Theo petrotimes
Nhờ 6 lợi ích này mà các sao đua nhau uống nước ép cần tây Cần tây giàu chất xơ, hỗ trợ cơ thể hấp thu tối da các chất dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu lợi ích mà cần tây mang lại dưới đây! Mắt sáng hơn Cần tây rất giàu vitamin A, vitamin rất quan trọng trong việc cải thiện thị lực. Vitamin A giúp bảo vệ bề mặt mắt khỏi vi khuẩn, virus và giúp ngăn...