Bác sĩ “đánh vật” khi điều trị bệnh nhân ngáo đá
Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm chống độc ( Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) – cho hay, 10 năm trở lại đây, khi thế hệ ma túy mới “lên ngôi”, số ca ngộ độc heroin giảm hẳn, mỗi năm chỉ còn vài trường hợp, nhưng tình trạng ngộ độc ma túy mới lại xuất hiện rất nhiều.
Cô gái trẻ ngáo ngơ, không nhận ra người thân vì ma túy đá
Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên chỉ ra các loại ma túy mới như: Amphetamin và cac chất cùng loại, lá khat, cần sa, ma túy dạng thấm (LSD). Những trường hợp cấp cứu vì ma túy mới này chủ yếu là giới trẻ – thanh niên, vị thành niên, trong đó có cả học sinh, sinh viên.
Ma túy đá (methamphetamine) có các tên gọi khác như là “hàng đá”, “đập đá”, “pha lê”,… có các dạng thể hiện khác nhau như: Dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ, hoặc dạng muối hydrochlorit bột, vị đắng, dễ hòa tan trong nước và có thể dùng để tiêm được. Ngoài ra, dạng tinh thể có độ tinh khiết cao.
“Ngáo đá là cách gọi những người bị nghiện, trong cơn say ma túy đá. Thời gian này, tuần nào trung tâm cũng ghi nhận ca ngộ độc ma tuý đá nặng. Không chỉ kích thích thần kinh, khiến tinh thần hưng phấn, ma túy đá đã biến nhiều người trở thành quỷ dữ. Trong cơn ngáo đá, họ có thể gây rối, gây ra những vụ án chấn động khiến mọi người kinh hoàng bạt vía”, Ths.BS Nguyên lo lắng.
Video đang HOT
Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên nhận định: Đây là một chất kích thích tinh thần khi sử dụng sẽ làm cho người ta hưng phấn, gây ảo giác, cảm thấy sức khỏe vô biên. Tác hại của ma túy đá gây ra là mất ngủ sau khi sử dụng và gây ngủ bù sau thời gian mất ngủ; Gây các triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng, kích động hành vi. Đặc biệt, ma túy đá chủ yếu gây tác động hành vi và nhân cách. Sử dụng lâu ngày có thể gây biến đổi nhân cách.
Cũng theo Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, gần đây những ca ngáo đá nhập viện là những trường hợp điển hình của ngộ độc cấp tính ma tuý dạng kích thích. Nhóm ma túy kích thích lớn nhất là nhóm gồm nhiều chất ma túy như amphetamin, methamphetamin (thường ở dạng tinh thể như muối, được gọi là “đá”), MDMA (thường ở dạng viên với màu sắc khác nhau)…
Nghiên cứu các trường hợp ngộ độc ma túy đá cho thấy: Các chất này gây ngộ độc cấp với biểu hiện thần kinh (kích thích, co giật, phù não, nhồi máu não, xuất huyết não), rối loạn tâm thần (hoang tưởng, ảo giác, đặc biệt dễ gây chấn thương cho bản thân và tấn công người xung quanh), tổn thương và rối loạn tim mạch (co thắt mạnh các động mạch gây tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, viêm mạch, xuất huyết hoặc thiếu máu ở nhiều nơi trên cơ thể), tiêu cơ vân, suy thận cấp, rối loạn đông máu…
L.HÀ
Theo laodong
Hít 20 quả bóng cười một lúc, nam thanh niên tê liệt người
Suốt 6 tháng qua, nam thanh niên 21 tuổi tự mua bình khí về nhà bơm bóng cười hít khoảng 20 quả/ngày. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc bóng cười, nhập viện trong tình trạng tê bì tứ chi, không đi lại được.
Hít bóng cười trở thành trào lưu của giới trẻ
Chiều 2.10, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) thông tin: Thời gian này, ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc ma tuý thế hệ mới, đặc biệt là bóng cười. Không ít ca bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương thần kinh, tê bì tứ chi, đi không vững, phấn khích...
Đang điều trị tại Trung tâm là nam bệnh nhân 21 tuổi bị ngộ độc bóng cười sau khoảng 6 tháng hít bóng cười liên tục. Theo lời bệnh nhân, 6 tháng qua, nam thanh niên đã mua bình khí 5kg về nhà tự bơm bóng cười hít. Có ngày bệnh nhân hít tới 20, thậm chí 30 quả bóng cười.
Cách đây 4 ngày, bệnh nhân nhập viện khi có biểu hiện ngộ độc khí N2O, người tê liệt, mất thăng bằng, tứ chi tê bề... Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo nhưng phải điều trị thời gian dài.
Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết: Bóng cười thực chất là những trái bóng được bơm khí N2O có tên quốc tế là Dinitrogen monoxide hoặc Nitrous oxide. Sau khi hít khí này, cơ thể có cảm giác tê tê, phấn khích, cười ngả nghiêng. Tuy nhiên, khí N2O khi vào cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và tim mạch.
Chất này vào cơ thể, dạng khí, sẽ chiếm chỗ oxy làm thiếu oxy, ức chế thần kinh trung ương gây ra nhiều cảm giác phê, hoang tưởng. Nếu sử dụng bóng cười nhanh và ít sẽ gây hưng phấn thoáng qua, dùng nhiều sẽ gây ra ức chế, hôn mê, tụt huyết áp...
"Nguy cơ tử vong do hít bóng cười cũng cao. Có nhiều bệnh nhân chụp cả túi bóng lên đầu để tạo cảm giác hôn mê nên có thể tử vong. N20 có cơ chế tác dụng lên người giống heroin. N20 gây tổn thương thần kinh, từ não xuống tủy sống. Đặc biệt tủy sống cổ và ngực. Gây ra tê liệt cơ thể, tử vong. Nhẹ thì tê tê giống kiến bò - mất cảm giác, yếu, liệt", Ths.BS Nguyên nói.
Hiện nhiều nước như Mỹ, Anh đã đưa vào quy định cấm sử dụng và kinh doanh N20 cho các mục đích giải trí, trên người không phải y tế... Trong y khoa, trước đây, N2O cũng từng được sử dụng trong một số trường hợp lo âu và trầm cảm cũng như làm giảm tình trạng kích động, mê sảng trên những bệnh nhân cai rượu. Tuy nhiên, hiện nay, với những tiến bộ y học, các dược phẩm điều trị lo âu và trầm cảm có rất nhiều và hiệu quả nên N2O không còn sử dụng nữa.
N2O cũng được sử dụng trong sản khoa cho những trường hợp mà bà mẹ quá lo lắng hay sợ đau trong lúc sinh nở.
Hiện nay, "khí cười" được lạm dụng ra khỏi phạm vi y tế, nó được bán trên "thị trường đen" dưới hình thức một bình xịt. Người sử dụng sẽ bơm vào một bong bóng và thở ra hít vào trong cái bong bóng đó. "Nếu hít trực tiếp từ bình xịt thì có thể bị phỏng lạnh niêm nạc hầu họng và đường hô hấp.
Tại Việt Nam N2O chưa bị xem là ma túy vì không bị luật pháp ngăn cấm và vẫn còn đang được sử dụng trong y học.
L.HÀ
Theo laodong
Sau hàng loạt ca làm chết người, Việt Nam có phác đồ điều trị ngáo đá Lần đầu tiên, Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị cho người dùng ma túy tổng hợp khi tình trạng lạm dụng loại ma túy này ngày càng tăng mạnh, gây ra nhiều vụ thảm án. Theo Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2017, cả nước có hơn 220.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó, số người...