Bác sĩ cảnh báo các bệnh thường gặp về hô hấp ở người già khi giao mùa
Thời điểm giao mùa và thời tiết thay đổi thất thường nên người cao tuổi dễ mắc các bệnh về hô hấp.
Ảnh minh họa
Những ngày gần đây, thời tiết tại TPHCM có dấu hiệu thay đổi thất thường: nắng gay gắt vào sáng, trưa và đổ mưa vào chiều tối. Điều này dẫn đến việc người dân mà đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ sẽ rất dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa.
Theo BS Hồ Sĩ Dũng (Giảng viên bộ môn Lão khoa, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch), đối với người cao tuổi, mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, sức đề kháng cũng giảm đi, do đó bệnh tật cũng dễ dàng tấn công, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa nhất là mùa mưa, mùa lạnh người già thường hay bị ốm, mắc phải những bệnh về đường hô hấp.
Người cao tuổi đối diện với nhiều nguy cơ về hô hấp khi thời tiết giao mùa, ảnh minh họa
BS Dũng liệt kê những bệnh mà người cao tuổi hay mắc phải khi giao mùa:
Viêm mũi họng: vào mùa mưa, người cao tuổi thường mắc bệnh viêm mũi họng gây ra hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng mạn tính, viêm xoang.
Viêm phế quản, viêm phổi: Mùa mưa, người cao tuổi thường bị viêm phế quản, viêm phổi, nếu không được quan tâm sẽ dấn đến bệnh nặng. Một số trường hợp có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh, bệnh rất dễ tái phát, dễ xuất hiện các biến chứng.
Ngoài ra một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi.
Video đang HOT
“Do tuổi cao khi sốt nhiệt độ sẽ không tăng cao như ở người trẻ nên dễ bị nhầm bệnh nhẹ nhưng khi có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp sẽ diễn tiến nhanh hơn và nặng nề hơn, triệu chứng lâm sàng sẽ đi trước các biến đổi tổn thương trên X-quang. Mặt khác, bệnh gặp ở người cao tuổi thường lại nặng hơn ở người trẻ rất nhiều nhất là đối với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình, do đó người cao tuổi lại thường đi khám bệnh muộn, khi bệnh đã nặng”, BS Dũng nói.
Phòng bệnh thế nào?
- Để phòng bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh, người cao tuổi cần được mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm.
- Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.
- Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần tắm, rửa hằng ngày hoặc một tuần vài lần bằng nước ấm.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ
YẾN NHI
Theo Tiền phong
7 dấu hiệu nguy hiểm của tắc động mạch mà chúng ta thường bỏ qua
Không ít người tin vào một quan niệm sai lầm phổ biến rằng: tắc động mạch chỉ là vấn đề của người cao tuổi.
Trong nhiều trường hợp, khi chúng ta bước sang tuổi 20, có một số "vật thể" đã tồn tại trong các động mạch. Đó là lý do tại sao nhiều người chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh này mà không phát hiện sớm.
Chính vì vậy, một điều rất quan trọng là chúng ta cần phải biết các dấu hiệu của tắc động mạch để có thể đến bác sĩ kịp thời ngay khi phát hiện.
1. Đau ở bắp chân, đùi hoặc hông
Bạn cảm thấy đau chân khi đi bộ cũng có thể là dấu hiệu của tắc động mạch. Điều này có nghĩa là các chi của bạn không nhận được đủ lưu lượng máu. Các dấu hiệu bao gồm đau cơ hoặc chuột rút chân (hoặc cánh tay). Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của cục máu đông hoặc động mạch bị hẹp.
2. Đau ngực
Đau ngực (hay đau thắt ngực) là kết quả của việc giảm lưu lượng máu đến tim. Dấu hiệu của đau ngực là bị nghẹt, tê, hoặc tăng áp lực cơ ngực. Mọi người thường không gặp phải các dấu hiệu này khi nghỉ ngơi vì nó xảy ra khi có tác động bởi hoạt động thể chất hoặc thay đổi cảm xúc. Trong một số trường hợp, vật làm mạch bị tắc sẽ khiến cơn đau như thắt lại và nó báo hiệu rằng một người đang bị đau tim.
3. Mất thị lực tạm thời ở một bên
Các động mạch cung cấp máu cho mắt và não của chúng ta. Nếu các động mạch này bị chặn, kết quả là mắt bị mờ hoặc thị lực bị mất tạm thời. Một sự tắc nghẽn toàn bộ động mạch có thể dẫn đến đột quỵ. Đó là lý do tại sao nó rất quan trọng để nhận biết dấu hiệu này.
4. Đau lưng dưới
Đau lưng dưới là một dấu hiệu nghiêm trọng bạn không nên bỏ qua. Khi lưu lượng máu đến lưng dưới bị giảm, các đĩa đệm giữa các đốt sống trở nên mỏng hơn. Điều này dẫn đến các dây thần kinh bị chèn ép gây đau đớn. Theo một nghiên cứu, 10% người dân ở các nước phát triển đã bị tắc nghẽn động mạch chủ khi họ 20 tuổi.
5. Khó thở
Triệu chứng khó thở phát triển khi các động mạch vành bị tổn thương. Nhiều người trải qua triệu chứng này bởi vì tim không được bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tuy có những người thường không coi khó thở là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu duy nhất của bệnh động mạch vành nguy hiểm có thể cần điều trị.
6. Bàn chân hoặc bàn tay lạnh
Bàn chân lạnh gây ra bởi tắc động mạch ngoại biên (PAD). Vấn đề này xảy ra khi các động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Nguy hiểm hơn, sự xuất hiện của PAD có thể báo hiệu một sự tắc động mạch đang lan rộng hơn trong cơ thể và có thể ảnh hưởng đến não hoặc tim gây ra đột quỵ hoặc đau tim.
7. Mệt mỏi và chóng mặt
Theo chuyên gia y tế tại Harvard, mệt mỏi là dấu hiệu ít phổ biến hơn của bệnh động mạch vành, nhưng nó có thể xảy ra. Những triệu chứng này có thể phát triển do cơ thể bị giảm lượng oxy vì lưu lượng máu chuyển hóa kém và thường phổ biến hơn ở phụ nữ.
Theo VTV News
Người Hà Nội đón nắng nóng gay gắt đầu mùa Đợt nắng nóng đầu tiên năm 2019 đã khá gay gắt với nền nhiệt cao, khiến người dân không khỏi mệt mỏi. Tại Thủ đô Hà Nội, đã có lúc nhiệt độ lên tới 41 độ C khiến người dân phải tìm đủ mọi cách chống nóng. Mặc dù mới chỉ bắt đầu giao mùa nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục nắng nóng...