Bắc Kạn: Giáo viên chủ động tự học, tự bồi dưỡng
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những đòn bẩy, điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng về mọi mặt.
Sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
Là tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua ngành GD&ĐT Bắc Kạn đã không ngừng nỗ lực trong công cuộc đổi mới, chủ động nâng cao chất lượng dạy và học.
Cô Triệu Thị Hải, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS và Tiểu học xã Nhạn Môn, huyện Pắc Nặm chia sẻ: Đội ngũ giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có vai trò nhất định trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương nơi công tác.
Việc tham gia các lớp bồi dưỡng tập trung ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và đời sống của giáo viên. Bởi vậy tự học, tự bồi dưỡng chính là giải pháp tốt nhất giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng yêu cầu, công việc được giao.
Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp quản lý tới công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, thầy cô giáo đã không ngừng chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Nhà trường đã có nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể như: Phân công nhiệm vụ hợp lý, sắp xếp lịch làm việc khoa học để tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian tự học.
Video đang HOT
Thường xuyên quan tâm đến đề xuất của giáo viên trong việc bổ sung những tài liệu cần thiết cho thư viện nhà trường giúp giáo viên có nguồn tài liệu phong phú.
Thường xuyên tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, khuyến khích giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; Tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học…
Đồng thời, nỗ lực làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong công tác tự bồi dưỡng . Đi đôi với cơ chế kiểm tra, giám sát và những chính sách nhằm khuyến khích các thầy cô giáo như: chính sách nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn…
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn bởi khối lượng công việc của giáo viên tương đối lớn (dạy học 2buổi/ngày; quản lý học sinh bán trú; thực hiện công tác Phổ cập giáo dục tại địa phương, vận động học sinh ra lớp…), do đó việc bố trí, sắp xếp quỹ thời gian cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng không nhiều.
Đồng quan điểm, cô giáo Phan Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng trường mầm non Bình Văn, xã Bình Văn, huyện Chợ Mới cho biết thêm:
Việc tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực trình độ đối với giáo viên đang công tác tại trường ở địa bàn vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn rất quan trọng. Bởi chương trình hiện hành có độ mở cao, giáo viên được thỏa sức sáng tạo trên những nội dung của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu, mỗi giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng.
Là trường có số lượng giáo viên ít nhất toàn huyện, do yếu tố đặc thù phải làm việc 10-12 tiếng/ngày, … do đó giáo viên có rất ít thời gian tự nghiên cứu, bồi dưỡng. Nhưng nhà trường luôn tự hào khi đội ngũ CBGVNV có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cao.
Để nâng cao tính tự giác, chủ động trong công việc, trường mầm non Bình Văn luôn tạo môi trường thân thiện, thoải mái để giáo viên yêu thích làm việc, yêu công việc mình đang làm. Cùng với đó, khơi gợi niềm yêu thích tự tìm hiểu, sáng tạo và đưa ra quan điểm của mình về lĩnh vực, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục mình đang cần quan tâm.
Đồng thời thường xuyên khen ngợi động viên đúng lúc, khích lệ kịp thời, đưa ra các lời khuyên, nhận xét để giáo viên có động lực hơn hoặc điều chỉnh việc tự bồi dưỡng của mình để nâng cao hiệu quả công việc.
Trong nhiều năm qua, công tác tự bồi dưỡng đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng như: Tự bồi dưỡng trong việc đưa các trò chơi dân gian, văn hóa địa phương lồng ghép vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày, vào trang trí môi trường hoạt động cho trẻ sinh động, gần gũi; Tự bồi dưỡng trong việc đưa các hình thức sinh động vào hoạt động làm quen với âm nhạc, tạo cho trẻ phát triển khả năng xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ…
Như vậy, để một tập thể hoàn thành mọi chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra thì mỗi một cá nhân phải thật sự cố gắng, rèn luyện và một trong những yếu tố quan trọng đó là tự nghiên cứu, tự bồi dương chuyên môn nghiệp vụ.
Đề cao hậu kiểm
Điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là công thức 5 - 3 - 7.
Ảnh minh họa/INT
Trong đó, giáo viên có 5 ngày để nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng đã được cung cấp trên hệ thống thông qua tài khoản cá nhân. Trong tài liệu, có những clip giới thiệu định hướng và bài tập thử thách. Nếu giáo viên vượt qua sẽ chuyển sang những nội dung tiếp theo để khai thác thông tin trong tài liệu này.
Giáo viên cũng có 3 ngày để gặp trực tiếp các chuyên gia, giảng viên sư phạm chủ chốt của các trường ĐH sư phạm trọng điểm được Bộ GD&ĐT lựa chọn giúp hiểu sâu, kỹ hơn những nội dung của tài liệu tự bồi dưỡng. Sau đó, giáo viên có 7 ngày tự nghiên cứu, tự học, tự làm và có bài kiểm tra cuối khóa để đánh giá kết quả.
Quá trình bồi dưỡng giáo viên cho Chương trình, SGK mới, vì vậy là thường xuyên, liên tục, tại chỗ, có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kết hợp trực tuyến và trực tiếp, đặc biệt là có sự hỗ trợ của giáo viên cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt.
Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát với diễn biến phức tạp, để bảo đảm an toàn cho đội ngũ, nhiều địa phương chủ động chuyển sang hình thức bồi dưỡng trực tuyến. Cùng với đó, sở GD&ĐT các địa phương cũng xây dựng nhiều giải pháp nhằm tăng chất lượng của đợt bồi dưỡng. Sở GD&ĐT Bắc Giang yêu cầu giáo viên bồi dưỡng trực tuyến theo cụm trường để có người quản lý, giám sát trực tiếp. Sở sẽ quản lý trên hệ thống chung để kiểm soát và đánh giá sự tham gia của giáo viên ở các điểm cầu. Sở GD&ĐT Lào Cai thành lập các tổ cốt cán của từng môn học để giám sát và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho giáo viên ở các điểm cầu...
Linh hoạt bồi dưỡng giáo viên đại trà theo hình thức trực tuyến, các địa phương đều có sự chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nguồn học liệu cũng như sự sẵn sàng đáp ứng của giáo viên. Để bảo đảm chất lượng của buổi bồi dưỡng trực tiếp, các địa phương yêu cầu giáo viên phải nắm chắc mô-đun 1, 2, 3 đã được bồi dưỡng trước.
Đồng thời, giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK lớp 2, lớp 6 mới có thể thảo luận, trao đổi những vướng mắc. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán để vừa giám sát, tương tác, hỗ trợ giáo viên đại trà theo thời gian thực trong quá trình bồi dưỡng trực tuyến là hết sức cần thiết.
Dù phần mềm sử dụng để tổ chức bồi dưỡng trực tuyến có khả năng kiểm soát chặt chẽ và chính xác sự tham gia của học viên vào quá trình bồi dưỡng trực tuyến. Nhưng gần như địa phương nào, khi sử dụng hình thức tổ chức bồi dưỡng trực tuyến thay cho trực tiếp đều xây dựng phương án hậu kiểm. Như Sở GD&ĐT Lào Cai yêu cầu sau tập huấn, tất cả giáo viên phải làm báo cáo sử dụng SGK để đánh giá.
Sở GD&ĐT Bắc Giang sẽ xây dựng hệ thống bài kiểm tra cho giáo viên đại trà sau khi tham gia tập huấn. Số lượng câu hỏi cả trắc nghiệm và tự luận đủ để mỗi giáo viên ở một điểm cầu có đề kiểm tra khác nhau. Giáo viên làm bài kiểm tra phải đạt tối thiểu 5/10 điểm mới được bố trí đứng lớp...
Chủ trương chỉ bố trí những giáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn đạt chất lượng đứng lớp là "chốt gác" để bảo đảm chất lượng của việc bồi dưỡng giáo viên. Điều này chứng tỏ dù là hình thức trực tuyến hay trực tiếp, mỗi giáo viên phải có quá trình tự nghiên cứu, bồi dưỡng trước đó.
Sinh hoạt chuyên môn 'nâng chất' giáo viên tiểu học đáp ứng Giáo dục phổ thông mới Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài việc chủ động thời gian, không gian khi tham gia các khóa bồi dưỡng online, giáo viên còn tự thảo luận, trao đổi thường xuyên trong quá trình làm việc, thông qua sinh hoạt chuyên môn ở trường. Cùng "gỡ khó" khi bồi dưỡng chương trình mới Tại trường Tiểu học Dân...