Ôn thi mùa dịch: Giáo viên, phụ huynh, học sinh cùng hợp lực
Ở thời điểm gấp rút chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều trường học phải thay đổi “chiến lược” ôn tập cho học sinh, đảm bảo vừa an toàn, vừa hiệu quả.
Tiến tới các kỳ thi an toàn, hiệu quả.
Hình thức dạy và ôn trực tuyến lại phát huy tác dụng, đòi hỏi cả giáo viên, phụ huynh và học sinh cùng hợp lực.
Tạo động lực cho học sinh
Cô Nguyễn Thanh Thủy- giáo viên Trường THCS Ngô Gia Tự (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận định: Tại thời điểm này, phòng chống dịch là vấn đề chung của toàn xã hội, của nhiều quốc gia. Không ít phụ huynh, học sinh có tâm trạng lo lắng khi các kỳ vượt vũ môn quan trọng đang đến gần.
Tuy nhiên, nhà trường và phụ huynh học sinh cần nhận thức khó khăn này không phải chỉ của trường mình, gia đình mình hay của riêng con mình mà là vấn đề chung của toàn xã hội để không làm cho việc thi cử trở nên căng thẳng, nặng nề, không gây xáo trộn tâm lý của học sinh.
“Thầy cô, cha mẹ cần xác định với các con, thời điểm này tuy khó khăn nhưng cũng là cơ hội để giúp con rèn luyện các kĩ năng, năng lực, phẩm chất như tự học, tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác… để các con có động lực trong việc học tập”, cô Thủy chia sẻ.
Không phải đến thời điểm gấp rút ôn tập mà ngay từ đầu năm học, Trường THCS Ngô Gia Tự đã phân loại đối tượng để thuận lợi trong việc bồi dưỡng cho học sinh có học lực khá- giỏi và phụ đạo cho các em học lực trung bình -yếu.
Tổ nhóm chuyên môn đã xây dựng nội dung ôn tập riêng cho từng đối tượng. Với học sinh yếu lại chưa chăm học, nội dung ôn tập chủ yếu là củng cố ôn tập những kiến thức cơ bản với yêu cầu cần đạt ở mức độ trung bình để các em không nản, không buông xuôi. Học sinh được giảng lại bài nhiều lần để nắm vững lí thuyết và được giáo viên hướng dẫn làm những dạng bài chủ yếu ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp.
Thời lượng học tập của nhóm học sinh ở trình độ này cũng được tăng cường. Giáo viên trong nhóm sẽ thay phiên nhau lần lượt truy bài, ôn tập cho học sinh.
Ngoài ra, tổ chuyên môn còn phân công giáo viên hỗ trợ dạy kèm các học sinh thuộc diện yếu kém trong khối. Giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để gia đình nắm bắt khả năng thực tế của con.
Cô Thủy cho biết: Khi tổ chức dạy trực tuyến, giáo viên cùng học sinh thống nhất kế hoạch ôn tập về thời gian, nội dung, cách thức tiến hành để các em hiểu mình phải làm gì, học gì, ôn luyện thế nào? Từ đó học sinh sẽ chủ động hợp tác với các bạn trong lớp và giáo viên trong quá trình ôn tập.
Video đang HOT
Các em cũng phải nhận thấy rằng, để đạt kết quả cho kì thi vào lớp 10 sắp tới, việc ôn thi không thể làm đối phó, qua loa. Học sinh và phụ huynh học sinh phải biết rõ kết quả thực chất mới có thể đăng kí nguyện vọng phù hợp với khả năng.
Sát sao ôn luyện
Ôn luyện trực tuyến có khó khăn là giáo viên không sát sao trực tiếp được hết kết quả ôn tập của học sinh. Để khắc phục hạn chế này, theo cô Thủy:Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống bài tập bao quát toàn bộ chương trình để giúp học sinh vừa ôn tập, củng cố lí thuyết, vừa luyện tập các dạng bài; xác định những bài tập học sinh tự luyện ở nhà, những bài tập sẽ làm trên lớp để có sự định hướng của giáo viên.
Để đảm bảo việc học sinh làm bài tập ở nhà đầy đủ, giáo viên phân công cán bộ lớp theo dõi, kiểm tra số lượng bài tập đã giao, báo cáo lại cho giáo viên. Thầy cô cũng cần tham gia vào việc kiểm tra bài tập bằng cách yêu cầu nộp bài trên group lớp hoặc trên hệ thống. Kết quả này được cập nhật hàng ngày, báo về cho phụ huynh học sinh để kịp thời nhắc nhở các con.
Cũng để việc ôn luyện trực tuyến có hiệu quả, giáo viên cần tăng cường tương tác với học sinh. Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm, trình bày sản phẩm trước lớp, học sinh và giáo viên sẽ trao đổi để đi đến ý kiến thống nhất.
Ngoài ra, giáo viên cho học sinh luyện đề với nhiều dạng khác nhau để các em rèn kĩ năng trình bày bài, khả năng diễn đạt… Sau đó, thường xuyên chấm bài, chữa trên bài cụ thể để các em rút kinh nghiệm.
Để tạo không khí học tập sôi nổi, giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức học tập để thi đua giữa các tổ nhóm: đua tài, game, đố vui… Theo dõi cả quá trình học tập, nắm rõ điểm mạnh, điểm hạn chế của từng học sinh trong việc học bộ môn để thấy được sự tiến bộ hay giảm sút về kết quả học tập; từ đó tư vấn kịp thời và xác đáng cho học sinh và phụ huynh học sinh.
Tránh học tủ, học vẹt
Thực tế, có nhiều học sinh thường nghe nhau hoặc nghe các anh chị các khóa trước trao đổi cái tưởng là “kinh nghiệm” nhưng rất nguy hiểm. Ví dụ như: Năm trước đã thi bài nào rồi, năm nay không thi nữa, đề thi học sinh giỏi đã thi bài nào rồi thì loại trừ bài đó trong kì thi 10, hoặc đoán đề để học tủ dựa vào các vấn đề chính trị, văn hóa lớn trong năm…
Học sinh nghiêm túc ôn thi trực tuyến.
Cô Nguyễn Thanh Thủy cho rằng, nhận thức này dẫn đến việc học tủ, ôn tủ vào một số bài, một số dạng, không bao quát được toàn bộ chương trình, việc học không cốt để lấy thực chất mà trở thành đối phó. Và không thể hy vọng có được kết quả cao trong kì thi.
Hơn nữa, việc học tủ sẽ không thể đem đến sự tự tin khi đi thi, dẫn tới tâm lí hoang mang, mất bình tĩnh; thậm chí có thể kéo theo việc vi phạm qui chế thi nếu đề không “trúng tủ”.
Để tránh tâm lí chủ quan, học đối phó, học tủ, giáo viên cần giúp học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đề này, thấy được tác hại nghiêm trọng của việc học tủ để các em tự tránh, không mắc phải.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tránh việc ôn tập chỉ chú trọng vào dạy một số bài được cho là trọng tâm mà cần có sự khái quát tổng thể nội dung chương trình, ôn luyện cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản và quan trọng hơn cần tránh dạy để học sinh chỉ học thuộc theo kiểu học vẹt. Thầy cô hướng dẫn các kĩ năng, phương pháp làm bài ở các dạng để học sinh có thể linh hoạt vận dụng trong việc giải quyết các bài tập…
Cô Thủy nhắn nhủ: Thời gian nước rút này, học sinh cần tự mình rà soát các đơn vị kiến thức của bộ môn, biết được những đơn vị kiến thức nào đã nắm vững, chưa nắm vững…. để bổ sung hoặc tìm hiểu kĩ thêm cho chắc chắn.
Tập trung làm các dạng bài luyện tập để củng cố kiến thức và rèn các kĩ năng. Với những dạng bài tập chưa thành thạo, còn để mất điểm trong các lần kiểm tra, cần làm đi làm lại cho vững.
Các em có thể cập nhật trên hệ thống của Sở GD&ĐT Hà Nội để ôn luyện, thi thử môn Lịch sử và Tiếng Anh trên hệ thống Elearning Hocbaionha.com; đồng thời nghiêm túc thực hiện các yêu cầu và hướng dẫn của các thầy cô giáo trong việc ôn tập.
“H ọc thêm không phải là yếu tố quyết định học sinh sẽ thi đỗ hay không. Yếu tố quyết định là ở sự tự giác, khả năng tự học tập của các em, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh hiện nay . Bởi phạm vi kiến thức thi không nằm ngoài chương trình học, nội dung kiến thức cơ bản theo đúng chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng đã đề ra. Đề thi không đánh đố, không nâng cao mà đảm bảo phân loại học sinh.
Vì thế, các bậc cha mẹ học sinh không nên đốc thúc con đi học thêm quá nhiều mà cần lưu ý các con nắm vững kiến thức cơ bản, làm các dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng; đồng thời đăng kí nguyện vọng dự thi phù hợp với khả năng học tập của con , điều kiện của gia đình”- cô Nguyễn Thanh Thủy nhận định.
Dạy kỹ năng sống nở rộ, bỏ ngỏ chất lượng
Các trường học ở TP HCM hiện nay triển khai nhiều chương trình dạy kỹ năng sống. Đây trở thành xu hướng được phụ huynh lựa chọn, để trang bị kỹ năng sống cần thiết cho con
Có một thực tế dễ nhận thấy là các chương trình dạy kỹ năng sống (KNS) chưa được xây dựng thành môn học với khung thời gian riêng, với sự đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hay được đánh giá chất lượng thực hành, như các bộ môn thông thường. Hầu hết chúng được lồng ghép, tích hợp trong các buổi sinh hoạt hay môn học khác. Người hướng dẫn có thể là thỉnh giảng hoặc giáo viên kiêm nhiệm.
Bỏ ngỏ chất lượng...
Chị Nguyễn Thị Thủy Tiên, có con học cấp 2 tại quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết bản thân chị rất ủng hộ thêm KNS vào chương trình học. Bởi chị mong muốn nhà trường cùng với gia đình sẽ cung cấp cho con nhiều nhất các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt, tự bảo vệ bản thân... Nhưng thời lượng 1 tiết/tuần là quá ít.
"Có vẻ giống như chỉ đủ để con cưỡi ngựa xem hoa. Tôi nghĩ kỹ năng sống là thứ cần cập nhật, trau dồi hằng ngày. Như thế mới đủ để trẻ không trở thành những "chú gà công nghiệp", chị Tiên nói.
Sau một tháng, con trai 6 tuổi học KNS ở trường (4 tiết lồng ghép trong giờ sinh hoạt cuối tuần), anh Trần Trung Nam - huyện Hóc Môn, TP HCM - chia sẻ rằng "vẫn y như ban đầu". Con kể được cô hướng dẫn cách gấp chăn sau khi ngủ dậy, bằng clip trên YouTube và cô làm mẫu một lần cho cả lớp. Khi về nhà con cũng muốn làm thử nhưng không nhớ cách gấp ra sao. Sang tuần cô không ôn hay kiểm tra lại bài cũ, mà dạy tiếp bài mới là cách rửa các loại rau và hoa quả, cũng bằng clip.
Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên cho rằng sở dĩ việc dạy KNS ở trường học chưa hiệu quả vì giáo viên ít cho học sinh thực hành, chỉ dạy lý thuyết. Thời lượng của tiết học này còn ít, chưa thực sự được đầu tư vào chương trình và cơ sở vật chất một cách bài bản. Ví dụ, chương trình dạy KNS của Nhật Bản dạy học sinh cách xử lý khi xảy ra hỏa hoạn thì sẽ cho trẻ thực hành nhiều lần trong một học phần.
Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo cụ của nhà trường ít nhiều chưa thay đổi, cập nhật mới để đáp ứng được hoạt động giáo dục KNS. Hình thức tổ chức của các hoạt động KNS cũng chưa thực sự đa dạng, linh hoạt và đúng với mong muốn, nhu cầu của học sinh.
Thực tế là chưa có sự đồng đều trong triển khai giữa các trường đồng cấp, thậm chí các cấp. Giáo viên cũng không được đào tạo chuyên môn, chủ yếu lấy từ các môn khác. Do đó, chất lượng giảng dạy KNS và việc áp dụng vào thực tế cuộc sống chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, chưa có thước đo nào để đánh giá hiệu quả của dạy KNS cũng như chuẩn hóa nó.
Học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trò chơi với người nước ngoài
Tự nguyện trên tinh thần bắt buộc!
Phản ánh đến Báo Người Lao Động, nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Phú Thọ, quận 11, TP HCM chia sẻ, trong năm học 2020 - 2021, hiệu trưởng nhà trường bắt buộc phụ huynh cho con học môn KNS, dù đây là môn tự chọn, với số tiền 80.000 đồng/tháng/học sinh. Tuy nhiên, việc thu tiền này phụ huynh không được hỏi ý kiến hay thông qua. Môn học này cũng không có giáo viên chuyên trách hoặc giáo viên của trung tâm KNS. Người thực hiện các tiết học này là giáo viên đoàn đội.
Trả lời vấn đề này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận 11, ông Nguyễn Trọng Hiếu, cho biết đã nắm được thông tin phản ánh của phụ huynh. Sau khi xác minh, phòng GD-ĐT nhận định nhà trường có hỏi ý kiến phụ huynh trước khi thu tiền môn học KNS. Còn việc lựa chọn giáo viên dạy môn này và nội dung chương trình do nhà trường thỏa thuận với phụ huynh.
Vào đầu mỗi năm học, trước khi phòng GD-ĐT làm tờ trình để phê duyệt các nguồn thu gửi lên UBND quận thì hiệu trưởng các trường sẽ họp cùng ban đại diện phụ huynh để lấy ý kiến về các khoản thu. Sau khi thống nhất, hiệu trưởng sẽ trình với phòng GD-ĐT và phòng tài chính để đi đến kết luận, hoàn thiện nội dung khoản thu trong tờ trình.
"Riêng về lựa chọn có cho con học KNS hay không, phụ huynh được quyền quyết định. Nhà trường không ép" - ông Hiếu nhấn mạnh.
Nhiều cuộc thi hình thức
Học sinh còn "khổ" với các cuộc thi phong trào ở trường học, chỉ mở ra để có thi đua, thành tích. Ông Bùi Khánh Nguyên nhận định, các cuộc thi trong trường học ở Việt Nam còn rất ít so với các nước khác, nhưng vẫn làm khổ học sinh vì chỉ là hình thức.
Có những cuộc thi bắt ép học sinh phải tham gia, dù các em không đam mê, không yêu thích lĩnh vực đó. Cuộc thi còn nặng về kiến thức các môn học, giống như kỳ kiểm tra nâng cấp, thậm chí có trường còn dùng thầy thi với trò.
Nghĩa là, giáo viên đứng sau chuẩn bị hết mọi thứ, học sinh chỉ việc lên sân khấu để thi, như vậy thành tích sẽ cao. Những cuộc thi như vậy sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho cả tương lai của học sinh.
Thầy trò sát cánh phòng dịch và ôn thi hiệu quả Linh hoạt ứng phó là tinh thần chung của các nhà trường theo diễn biến của dịch Covid-19. Hiện, thầy cô đang sát cánh cùng học trò ôn tập trong thời điểm các kỳ thi cối cấp năm học 2020 - 2021 đang đến rất gần. Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet) Nguyên tắc ôn thi "nước rút" Theo Ông Lê Châu Vân -...