Bắc Kạn: Đến đây, du khách tha hồ bắt cá, tự làm tép chua, trải nghiệm đặc sản OCOP
Thời gian qua, cùng với các giải pháp phát huy lợi thế của địa phương vốn có nhiều danh lam, thắng cảnh và tiềm năng về du lịch nông nghiệp, tỉnh Bắc Kạn chú trọng thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) gắn kết với du lịch.
Du khách thích thú trải nghiệm bắt cá, sản xuất tép chua
Tỉnh Bắc Kạn là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Nổi bật là khu du lịch Ba Bể, với nhiều điểm tham quan du lịch độc đáo. Tại đây, ngoài du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, lịch sử… du khách có thể tham quan mô hình nông nghiệp.
Tại mô hình trồng hồng không hạt với diện tích 57ha của Hợp tác xã Đồng Lợi, thôn Bản Cám (xã Nam Mẫu), khách du lịch có thể trải nghiệm hoạt động đánh bắt cá và sản xuất tép chua ngay tại làng nghề.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Ba Bể, còn rất nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp khác có thể kết hợp để du khách đến tham quan, mua sắm các sản phẩm đặc trưng của địa phương như: Mô hình trồng chè ở xã Chu Hương, Mỹ Phương với sản lượng khoảng 3.000 tấn búp tươi/năm; dong riềng ở xã Yến Dương, Phúc Lộc, Chu Hương, Mỹ Phương với sản lượng 10.000 tấn củ/năm; bí xanh thơm ở xã Địa Linh, Yến Dương với sản lượng 2.200 tấn quả/năm…
Tại huyện Bạch Thông cũng có nhiều mô hình du lịch nông nghiệp được du khách ưa thích như: Mô hình sản xuất chè theo chuỗi giá trị tại thôn Phiêng An (xã Quang Thuận); mô hình trồng nấm, mộc nhĩ tại HTX dịch vụ Nông nghiệp Hợp Giang, (thôn Nà Nghịu, xã Lục Bình); hay thăm cánh đồng sản xuất lúa Japonica (lúa Nhật với diện tích gần 100ha), kết hợp tham quan thác Nàng Tiên, xã Lục Bình.
Gian hàng trưng bày OCOP tại khu du lịch Khang Ninh (huyện Ba Bể)
Ông Nguyễn Đình Tân – Chủ tịch Hội doanh nhân OCOP tỉnh Bắc Kạn cho rằng: Điều kiện tự nhiên và xã hội tại Bắc Kạn khá thuận lợi để tạo ra nhiều nông sản đặc trưng có khả năng phát triển thành hàng hóa có thể cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm nông sản OCOP Bắc Kạn như gạo nếp Khẩu Nua Lếch, miến dong Bắc Kạn, hồng không hạt Ba Bể, cam Chợ Đồn, quýt Bạch Thông, thịt dê, trâu, bò, ngựa Pác Nặm… đang được nhiều người tiêu dùng biết đến và mua về sử dụng.
Vì vậy, việc phát triển các mô hình nông nghiệp điển hình gắn với du lịch đang là một trong những giải pháp góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao giá trị gia tăng và tăng thu nhập cho người dân nông thôn Bắc Kạn.
Nâng cao sinh kế cho người dân
Đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có hơn 100 cơ sở, tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất, chế biến 105 sản phẩm nông sản thực phẩm được phân hạng sản phẩm OCOP.
Video đang HOT
Trong đó, nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao như Cucumin Bắc Hà, tinh bột nghệ của Công ty cổ phần nông sản Bắc Kạn, tinh bột nghệ của Hợp tác xã (HTX) Tân Thành, rượu chuối Tân Dân, miến dong Tài Hoan, gà thả đồi của HTX Trần Phú…
Các sản phẩm này đang tạo thêm sản phẩm du lịch mới, nâng cao sinh kế cho người dân nông thôn.
Vì vậy, sản xuất nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch là hướng đi bền vững đang được tỉnh Bắc Kạn lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển với mục tiêu giai đoạn 2020-2025 là: Đẩy mạnh việc hình thành các mô hình, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp để gắn với các hoạt động du lịch, tăng cường khai thác hình thức du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm gắn với sản xuất nông – lâm nghiệp.
Các sản phẩm OCOP của Bắc Kạn phong phú về chủng loại, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Ông Ngô Trung Kiên – Trưởng phòng OCOP nghiệp vụ Văn phòng Nông thôn mới Bắc Kạn cho biết: Để thực hiện mục tiêu trên, trước mắt tỉnh Bắc Kạn xác định phải tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, từ đó tự giác cùng chính quyền tham gia xây dựng hình ảnh du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp tại địa phương.
“Các cấp, các ngành tích cực vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất, từ quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất hình thành vùng sản xuất hàng hóa; hướng dẫn người dân thực hiện trồng cây theo quy trình; tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng năng suất cho cây trồng để sản phẩm nông sản tạo sự thu hút của du khách khi đến thăm quan, trải nghiệm” – ông Kiên cho biết thêm.
Được biết, thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn sẽ tăng cường tổ chức tập huấn kỹ năng nghề về dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng OCOP thông qua các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình liên quan đến hoạt động dịch vụ, du lịch, phục vụ nhu cầu của du khách tại các điểm tham quan du lịch.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, bày bán sản phẩm nông sản lựa chọn mặt hàng mang tính đặc trưng của địa phương, có chất lượng được khẳng định thông qua việc gắn tem, nhãn có truy xuất nguồn gốc theo quy định phục vụ đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu cách để thu hút sự quan tâm, mua hàng của du khách.
Bắc Kạn cũng tiếp tục hỗ trợ, nâng cao chất lượng những sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP của địa phương; phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm mang tính đặc thù tại địa phương. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết, hình thành các chuỗi sản xuất theo giá trị; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng lượt khách du lịch đến Bắc Kạn trong giai đoạn 2016-2020 ước đạt trên 2,4 triệu lượt, doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 1.636 tỷ đồng. Thị trường khách du lịch của Bắc Kạn rất phong phú và đa dạng. Khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn, chủ yếu đến từ các nước: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Italia, Úc, Trung Quốc
Nhìn vào đặc điểm này để phân biệt đào Sapa và đào Trung Quốc, tránh tiền mất tật mang
Không cần phải ăn, người tiêu dùng vẫn có thể nhận biết được loại đào nào trồng ở Việt Nam và quả đào nào nhập từ Trung Quốc.
Sapa không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà hơn thế, du khách đến với Sapa còn được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản và những trái cây tươi mát. Trong đó, đào là một loại quả được rất nhiều người ưa thích với độ ngon ngọt mát, thanh giòn.
Hiện tại đang vào mùa đào, trên vỉa hè Hà Nội xuất hiện khá nhiều xe chở đào được ghi là đào Sapa. Giá của những loại đào này dao động từ 15.000-40.000 đồng tùy loại.
Đây cũng là loại quả đặc biệt hút khách trong những ngày này. Bởi, ngoài mua về ăn, nhiều gia đình còn mua về làm trà đào uống giải nhiệt do có giá rẻ.
Tuy nhiên, chia sẻ trên Vietnamnet, anh Trương Ngọc Nam - đầu mối đổ sỉ đào ở chợ Long Biên (Hà Nội) - cho biết, anh đổ sỉ trái cây Trung Quốc ở chợ này đã được 15 năm. Hiện vào mùa đào, nho nên mỗi ngày anh đánh 1 xe tải gần 3 tấn về chợ này đổ buôn cho các mối lấy sỉ.
Với những người sành ăn, người trồng đào, việc phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc không có gì quá khó khăn. Nhưng không ít người tiêu dùng lại tin tưởng hoàn toàn vào tiểu thương, không biết cách phân biệt 2 loại này như thế nào.
Liên hệ với một số gia đình trồng đào ở Sa Pa (Lào Cai), họ đều đưa ra một số đặc điểm khác nhau rõ rệt và dễ phân biệt giữa đào Việt Nam và đào Trung Quốc.
Vỏ bên ngoài
Đào Trung Quốc có mẫu mã đẹp hơn đào ta. Đào Trung Quốc có vỏ trơn láng, nhẵn mịn, lông ít hoặc không có và có kích thước khá lớn. Trong khi đó, đào ta có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng cái chén uống nước trà thường ngày, nhiều lông. Trước khi ăn phải rửa sạch hết lông bám bên ngoài mới có thể ăn được.
Chỉ cần nhìn hình dáng, người tiêu dùng cũng có thể phân biệt được đào Việt Nam và đào Trung Quốc.
Hình dáng
Đào Sapa có hình dáng mỏ quạ, tức là phần đáy quả thường có chỗ nhọn lên và hơi khoằm. Hình dáng không bắt mắt, quả không cân đối, thường chỉ nhỏ, đường kính tầm 5-6 cm. Còn đào Trung Quốc to, tròn.
Màu sắc
Đào Trung Quốc thường được bẻ từ lúc còn xanh, sau quy trình chăm sóc ngâm, tẩm các loại hóa chất trở nên tươi đẹp, vàng đều rất thu hút người mua. Trái lại đào Sapa không chỉ nhỏ hơn và không đẹp mã hơn, chỉ là màu xanh lá cây, có chút màu hồng ở phần đuôi cuối.
Đào Sapa có phần "mỏ quạ" dưới đáy quả.
Về mùi vị
Loại đào nhập từ Trung Quốc, người dùng khi ăn sẽ thấy không giòn, không có mùi thơm đặc trưng và ăn khá mềm, ngọt nhẹ và không hề có vị chua. Đặc biệt, hạt đào bóc tách dễ dàng khi bổ.
Trong khi đó, đào Việt Nam có mùi thơm, ăn giòn, chua nhẹ, thịt đào có màu trắng ngả vàng. Và loại đào này hạt khó bóc tách hơn nhiều.
Khi mua đào về thấy ruột bên trong bị thối mà bên ngoài vẫn còn màu đỏ, vỏ đào vẫn căng bóng thì đó là đào Trung Quốc đã bị tẩm hóa chất. Do vậy, bạn cần loại bỏ ngay, không được sử dụng.
Bên cạnh đó, để chọn được đào ta tươi ngon, bạn nên lựa chọn đào vừa chín tới, không quá xanh hay quá nhũn, có mùi thơm nhẹ tự nhiên. Để xem độ cứng hay giòn của đào, bạn có thể ấn tay vào vỏ để kiểm tra.
Nên mua đào chính vụ, ở các cửa hàng uy tín, có thương hiệu, thay vì mua dọc đường và những cửa hàng không đáng tin cậy trên mạng.
Đặc biệt, bạn không nên nghe theo lời quảng cáo về những trái đào tiên (đào to, vỏ và ruột đều màu hồng, thơm ngon) vì theo các nhà khoa học, giống đào tiên chưa được trồng nhiều ở Việt Nam nên đa phần loại quả này trên thị trường đều nhập từ Trung Quốc.
Quảng Trị: Vùng đất nuôi gà Cùa đặc sản-gà leo cây, chân nhỏ, mỏ dài, ăn 1 lại muốn ăn 2 Ngày nay, vùng Cùa (Quảng Trị) thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, khám phá và thưởng thức những sản vật thơm ngon, đặc trưng vốn có, trong đó không thể không nhắc đến đặc sản gà Cùa-gà leo cây. Vùng Cùa gồm 2 xã Cam Chính, Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Cách đây hơn 100 năm, vùng Cùa được...