Bác bỏ 15 hiểu lầm về virus SARS-CoV-2 và bệnh Covid-19
Dịch Covid-19 do SARS-CoV-2 có lây qua đường muỗi đốt, qua hàng xuất khẩu từ nước khác hay không? Và clo, cồn có diệt được virus đó trong cơ thể?…
Dưới đây là một số thông tin chính thức từ trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về virus SARS-CoV-2 và căn bệnh Covid-19 do virus này gây nên:
1. Thời tiết lạnh và tuyết tiêu diệt được virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19?
- Không có cơ sở nào để khẳng định thời tiết lạnh có thể làm chết virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (trước đây còn được gọi là 2019-nCoV) cũng như các loại virus khác. Nhiệt độ cơ thể con người bình thường dao động trong khoảng 36,5-37 độ C bất chấp nhiệt độ và thời tiết bên ngoài. Cách tốt nhất để diệt virus bên ngoài cơ thể là thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay khô có cồn hoặc bằng xà phòng và nước.
Hình ảnh minh họa về việc đối phó với dịch Covid-19. Ảnh: Sky News.
2. Tắm nóng ngăn được SARS-CoV-2?
- Như đã nói ở trên, nhiệt độ cơ thể con người bình thường chỉ trong khoảng 36,5-37 độ C bất chấp nhiệt độ môi trường. Việc tắm bằng nước cực nóng có thể gây hại cho cơ thể bạn, thậm chí có thể gây bỏng.
3. Virus SARS-CoV-2 lây qua các hàng hóa sản xuất tại các nước có dịch Covid-19?
- Mặc dù virus corona chủng mới này có thể ở lại trên các bề mặt trong vài tiếng đồng hồ hoặc thậm chí trong vài ngày (tùy thuộc loại bề mặt), rất ít khả năng virus có thể bám lâu trên bề mặt sau khi bị dịch chuyển hay tiếp xúc với các điều kiện và nhiệt độ khác. Nếu bạn cho rằng một bề mặt bị nhiễm khuẩn, hãy dùng chất rửa tẩy để làm sạch. Còn sau khi chạm vào đó, làm sạch tay mình bằng chất rửa tay khô hoặc rửa tay với xà phòng và nước.
4. Virus SARS-CoV-2 lây qua đường muỗi đốt?
- Hiện nay chưa có bằng chứng khẳng định SARS-CoV-2 có thể lây qua đường muỗi. Đây là loại virus đường hô hấp, lan truyền chủ yếu qua các giọt li ti bắn ra khi một người nhiễm bệnh bị ho hoặc hắt hơi.
5. Máy sấy tay có hiệu quả trong việc tiêu diệt SARS-CoV-19 hay không?
- Câu trả lời là không. Muốn đạt được điều đó, phải dùng xà phòng hoặc cồn rửa tay khô, sau đó làm khô tay bằng giấy vệ sinh hoặc thiết bị làm khô tay bằng hơi ấm.
6. Đèn diệt khuẩn bằng tia cực tím có tiêu diệt được virus SARS-CoV-18 hay không?
Video đang HOT
- Không nên dùng đèn cực tím để diệt khuẩn trên tay vì tia cực tím có thể gây kích ứng da.
7. Máy quét thân nhiệt hiệu quả đến đâu trong việc phát hiện những người nhiễm SARS-CoV-2?
- Những thiết bị này hiệu quả trong việc phát hiện những người đã và đang bị sốt (tức là có thân nhiệt cao hơn ngưỡng nhiệt độ thông thường) do nhiễm virus corona mới.
Tuy nhiên, chúng không có khả năng phát hiện những người nhiễm chưa bị ốm sốt, do những người bị nhiễm phải sau từ 2-10 ngày thì mới bị ốm và bắt đầu sốt.
8. Liệu cồn và clo rải lên khắp cơ thể có diệt được SARS-CoV-2 trong cơ thể?
- Không. Xịt cồn hay clo lên khắp cơ thể sẽ không tiêu diệt được các virus đã xâm nhập cơ thể. Ngược lại, xịt các chất này có thể có hại cho quần áo và các niêm mạc (đặc biệt là của mắt và miệng). Cả cồn và clo đều có thể hữu ích trong việc diệt khuẩn ở trên các bề mặt nhưng ngay cả khi đó cũng phải dùng với liều lượng thích hợp.
9. Thú cưng trong nhà có làm lây lan SARS-CoV-2?
- Hiện tại chưa có bằng chứng về sự lây nhiễm từ các vật nuôi như chó hay mèo. Tuy nhiên sau khi tiếp xúc với những động vật này, bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước, vì điều đó giúp bạn tránh được các loại virus khác như E.coli và Salmonella là loại lây được giữa người và thú cưng.
10. Vaccine chống viêm phổi có bảo vệ được bạn trước virus corona mới?
- Câu trả lời là không vì SARS-CoV-2 là loại virus rất mới và khác lạ, đòi hỏi phải có một vaccine (vắc-xin) riêng. Tuy nhiên, các vaccine đối với các bệnh hô hấp khác có thể vẫn được dùng để bảo vệ sức khỏe của bạn dù chúng không hiệu quả trước SARS-CoV-2.
11. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối có ngăn được lây nhiễm SARS-CoV-2?
- Không có bằng chứng cho điều này dù rằng việc này có thể giúp người ta hồi phục nhanh hơn khi bị cảm lạnh thông thường.
12. Ăn tỏi có ngăn bị nhiễm SARS-CoV-2?
- Tỏi chắc chắn là một thực phẩm giúp cơ thể kháng lại được một số loại vi sinh vật nhưng chưa có bằng chứng nào từ đợt bùng phát Covid-19 hiện nay cho thấy ăn tỏi giúp bảo vệ con người trước virus gây bệnh Covid-19.
13. Virus SARS-CoV-2 miễn trừ một số nhóm tuổi?
- Người dân thuộc mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm SARS-CoV-2, dù rằng người già và người có bệnh lý nền (như hen suyễn, tiểu đường, tim mạch…) sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh này và khó phục hồi hơn.
WHO khuyến cáo mọi người thực hiện các biện pháp phòng vệ trước virus này, chẳng hạn bằng cách tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh tay và vệ sinh đường hô hấp.
14. Các loại kháng sinh có hữu hiệu trước virus corona mới?
- Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, chứ không có tác dụng với virus. Mà SARS-CoV-2 là một loại virus.
Tuy nhiên nếu bạn phải nhập viện do bệnh Covid-19 gây ra bởi SARS-CoV-2 thì bạn vẫn có thể phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị các tình huống nhiễm trùng do vi khuẩn.
15. Thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị SARS-CoV-2 đã có chưa?
- Cho tới này chưa có loại thuốc cụ thể nào để phòng ngừa hay đặc trị SARS-CoV-2.
Những người nhiễm virus này cần được chăm sóc phù hợp để làm giảm nhẹ và điều trị các triệu chứng. Những người bị bệnh nặng sẽ được nhận phác đồ điều trị tối ưu hóa.
WHO đang hỗ trợ đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển vaccine và thuốc trị SARS-CoV-2 cùng với một loạt đối tác./.
Trung Hiếu/VOV.VN biên dịch
Nguồn: WHO.int
Cẩn trọng với bài thuốc chữa Covid-19 trên mạng
Trên nhiều trang mạng xã hội hiện nay đang lan truyền nhiều "thần dược" khẳng định chữa khỏi virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19
Các chuyên gia y tế cho rằng các "bài thuốc" trị virus SARS-CoV-2 đang lan truyền trên mạng xã hội không có cơ sở, thậm chí có thể nguy hại tới sức khỏe người dùng.
Nhan nhản "thần dược" trị Covid-19
Tỏi, sả tươi, củ gừng, nghệ tươi, hành tây... là những gia vị được nhiều người truyền nhau sử dụng trong bối cảnh đang có dịch bệnh Covid-19. Chị Trần Thị Hồng T., (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết từ khi có dịch bệnh, ngày nào chị cũng nấu nước sả với vỏ chanh, gừng và mật ong cho cả nhà cùng uống. Không rõ "bài thuốc" này hiệu quả đến đâu nhưng ít ra cũng mang lại sự yên tâm cho những người trong gia đình.
Do tính chất công việc phải thường xuyên đi lại, tiếp xúc nhiều người, anh Hoàng Đức M. (38 tuổi; làm việc tại một công ty bất động sản ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) chọn cách ăn thật nhiều tỏi mỗi ngày để chống lại virus corona. "Tôi có đọc trên mạng nói ăn tỏi sẽ cung cấp nhiều allicin cho cơ thể, từ đó giảm nguy cơ bị cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế mắc Covid-19 nên hằng ngày tôi đều ăn 20-30 nhánh tỏi và ăn bất cứ lúc nào có thể" - anh M. kể. Thế nhưng, do bản thân anh M. trước đó đã có bệnh đại tràng và dạ dày, việc ăn quá nhiều tỏi mỗi ngày khiến anh bị viêm dạ dày nặng, phải nhập viện.
Trước đó, một tài khoản Facebook đã chia sẻ bài viết với nội dung đã tìm ra thảo dược Việt Nam trừ tà, diệt virus corona. "Bài thuốc" có thể chống cúm do virus kể cả virus corona được người dùng Facebook dẫn ra, gồm: nhân sâm, tam thất, hà thủ ô, hồ lô ba, hoàng kỳ, sinh khương, trầm, ma hoàng... được sao vàng tán thành bột.
Theo tài khoản Facebook này, bất kỳ ai đang có dấu hiệu sốt cao từ 39 đến trên 40 độ C, người ớn lạnh, ho, hắt hơi sổ mũi, đau họng, mỏi cơ, đau đầu, chảy nước mắt, ngại nhìn ánh sáng, chán ăn và khát nước có thể sử dụng thảo dược này để... trừ tà, diệt khuẩn chống virus không cho xâm nhập cơ thể.
Chưa hết, trong bối cảnh dịch do chủng virus corona lây lan, trên mạng còn xuất hiện nhiều "đơn thuốc" rất kỳ dị như uống nước tiểu kết hợp với các thực phẩm thực dưỡng. Đáng nói, những "thần dược" này được chia sẻ rầm rộ, thậm chí có người dù biết vô lý nhưng vẫn chia sẻ thông tin, vì cho rằng đây là cách điều trị dân gian và nó hoàn toàn vô hại.
Một trang mạng xã hội lan truyền loại thảo dược được cho là trị được virus corona. (Ảnh chụp từ màn hình)
Chuyên gia y tế bác bỏ
Theo nhiều bác sĩ đông y, những vị thuốc được nhắc tới trong các "bài thuốc" trên đều mua khá dễ dàng nhưng không có cơ sở nào khẳng định nó có tác dụng diệt virus corona. Việc dùng các loại nước uống từ chanh, sả, mật ong để chữa bệnh chỉ là cảm nhận của cá nhân. Với việc sử dụng tỏi hằng ngày, lương y Hà Ngọc Thạch - Hội Đông y quận Đống Đa, TP Hà Nội - cho rằng tỏi có thể chấp nhận như gia vị trong các bữa ăn để hỗ trợ, phòng một số bệnh cúm, phong hàn khác nhưng chưa ai nghiên cứu ăn tỏi có thể diệt virus corona.
"Thời gian qua, tôi có nghe mọi người cho rằng ăn tỏi, ăn gừng để ngừa bệnh Covid-19, đây là những gia vị có tính nóng nên người có cơ địa nóng trong hay bị nhiệt, người bị dạ dày, đại tràng... cần phải hạn chế sử dụng. Đừng vì quá lo sợ trước dịch bệnh và tùy tiện làm theo các phương thức chữa bệnh lan truyền trên mạng. Mọi người nên thực hiện theo hướng dẫn phòng bệnh Covid-19 mà Bộ Y tế đã khuyến cáo" - lương y Hà Ngọc Thạch nói.
Đã và đang điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 ghi nhận ở Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho rằng người dân cần cẩn trọng về những loại thức uống được người dùng mạng xã hội "nâng cấp" thành bài thuốc đông y và đang trôi nổi trên mạng hiện nay. Đây là cách chữa bệnh không có căn cứ và cơ sở khoa học, không xuất phát từ cơ sở thực tế bệnh lý nên không thể có hiệu quả trong việc phòng hay chữa bệnh.
"Nguyên tắc của đông y là căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân để họ biện luận bệnh lý, từ đó luận ra cách trị. Khi thầy thuốc không biết bệnh ấy là gì, thậm chí chưa nhìn thấy tận mắt, chưa gặp, chưa được bắt mạch... thì dựa vào cái gì để làm cơ sở đưa ra hướng điều trị?" - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp đặt câu hỏi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện chưa có loại thuốc đặc trị nào được xác nhận có khả năng phòng ngừa hoặc điều trị virus SARS-Cov-2 gây dịch bệnh Covid-19. Nhiều quốc gia đang nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh nhưng quá trình thử nghiệm này sẽ phải mất cả năm thì vắc -xin mới được đưa vào sử dụng.
Trước những luồng thông tin giả, sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội, ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), nhấn mạnh hiện nay tất cả khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm bảo đảm sức khỏe người dân trước dịch Covid-19 đã có. Thay vì tin và tìm kiếm các bài thuốc trôi nổi trên mạng xã hội, mỗi người hãy thực hiện theo các hướng dẫn được Bộ Y tế công bố. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế tụ tập nơi đông người, tăng cường dinh dưỡng, tập thể dục để nâng cao thể trạng...
Phạt tiền10-20 triệu đồng với người chia sẻ tin giả
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân... Vì thế người dùng mạng xã hội cần ý thức khi lan truyền thông tin.
Bài và ảnh: Ngọc Dung
Theo Người lao động
Những ai phải cách ly y tế tại nhà do Covid-19? Cách ly y tế tại nhà áp dụng với người có tiếp xúc gần trong vòng 2 m, ngồi cùng hàng hoặc trước sau 2 hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay... với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19. Ngoài cách ly tập trung tại các địa điểm của địa phương, việc cách ly tại...