Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận thêm bệnh nhi tử vong vì tay chân miệng
Trường hợp tử vong vì tay chân miệng là bệnh nhi L.Q.T. SN 2019, ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thường trú huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 17/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh về ca tử vong thứ hai do bệnh tay chân miệng trên địa bàn.
Ảnh minh họa
Cụ thể, vào lúc 6h30 ngày 7/10, cháu L.Q.T. được người nhà đưa vào nhập viện tại khoa cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Đất Đỏ trong tình trạng sốt 39 độ C, có biểu hiện nôn ói, da nổi bông, toàn thân chi lạnh, nhịp thở 22 lần/phút, SPO2 96%, tim nhanh, bụng mềm.
Video đang HOT
Qua khai thác bệnh án, người nhà cho biết, cháu T. sốt một ngày trước đó, có nôn ói, tiêu chảy khoảng 3 lần/ngày và trước khi nhập viện cháu lên cơn co giật.
Nhập viện được 30 phút, bệnh nhân tiếp tục lên cơn giật lần 2 và được chuyển lên Bệnh viện Bà Rịa. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc giảm thể tích, nhiễm trùng tiêu hóa, theo dõi viêm não và tay chân miệng độ 4. Các y bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, kháng sinh, chống sốc và vận mạch nhưng tình trạng bệnh vẫn nặng.
Đến 13h cùng ngày, bệnh nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh). Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sỹ chẩn đoán, bệnh nhi ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện, viêm não cấp, sốc thần kinh, tổn thương đa cơ quan như gan, thận, tim, thần kinh. Sau đó, người nhà xin đưa bệnh nhân về vào lúc 21h30 cùng ngày.
Kết quả xét nghiệm từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bằng kỹ thuật RT-PCR tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, phát hiện bệnh nhân dương tính tay chân miệng do chủng ENTEROVIRUS.
Ngay sau khi nhận thông tin, CDC tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Đất Đỏ, Trạm y tế xã Phước Long Thọ điều tra xác minh trường hợp bệnh.
Theo số liệu giám sát ca bệnh từ CDC tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 2.731 ca mắc tay chân miệng, trong đó có 2 ca tử vong. Ca tử vong đầu tiên được ghi nhận là bệnh nhi nam sinh năm 2021, tại thị xã Phú Mỹ.
TP Hồ Chí Minh: Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết gia tăng
Ngày 13/10, theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tuần qua, số ca mắc bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết lại tiếp tục tăng.
Cụ thể, trong tuần 40 (từ ngày 2/10 - 8/10) TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1.532 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,5 lần so với trung bình 4 tuần trước. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm: Nhà Bè, Bình Tân và Bình Chánh.
Trong một tuần TP Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 1.500 ca bệnh tay chân miệng.
Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Đến nay, bệnh vẫn chưa có vaccine dự phòng. Vì vậy, việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 441 trường hợp mắc bệnh, tăng 5,3% so với trung bình 4 tuần trước. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm: 1, 8 và Bình Thạnh.
Qua số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), tỷ lệ trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết trong tháng 9 cũng tăng nhẹ, tuy nhiên thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022. Bệnh viện Nhi đồng 1 dự đoán trong thời gian tới, tỷ lệ trẻ nhập viện do sốt xuất huyết cũng sẽ tiếp tục tăng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2023 và 2024, tình trạng biến đổi khí hậu với hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản và làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi như sốt xuất huyết. Đặc biệt trong những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kết hợp cùng mưa dông sẽ tạo điều kiện rất tốt cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi kết hợp với diệt muỗi và phòng tránh muỗi chích. Cụ thể, đối với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt phải đậy kín thùng, lu, chậu, hồ... trữ nước khi không sử dụng; thay nước và súc rửa thường xuyên các vật dụng chứa nước; với các chậu, hồ nước trồng cây nên thả cá bảy màu ăn lăng quăng...
Đối với các vật chứa nước không có mục đích sinh hoạt nên thu gom và loại bỏ ngay. Nếu chưa có điều kiện loại bỏ thì phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọng nước và phải loại bỏ ngay trong vòng một tuần. Thường xuyên ngủ mùng kể cả ban ngày, sử dụng lưới chắn muỗi hoặc rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ; sử dụng hương hoặc bình xịt để xua đuổi muỗi, diệt muỗi...
Đồng Nai phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ hai Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai (CDC Đồng Nai) mới ghi nhận thêm 1 ca bệnh đậu mùa khỉ. Nốt phỏng nước trên bệnh nhân đậu mùa khỉ. Ảnh: CDC Đồng Nai Bệnh nhân là anh P.Q.T (sinh năm 1990, ngụ phường Long Bình Tân, TP Biên Hoà), làm nghề chụp hình. Anh T được xác định dương tính với virus...