Ba cơ hội trở thành Luật sư và chuyên gia quản trị

Theo dõi VGT trên

Mô hình đào tạo ngành Luật tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM kết hợp giữa kiến thức pháp lý nền tảng, luật chuyên ngành, kỹ năng hành nghề luật và kiến thức chuyên môn kinh tế.

Ba cơ hội trở thành Luật sư và chuyên gia quản trị - Hình 1

Bên cạnh các đơn vị có bề dày truyền thống về đào tạo ngành luật như Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng bắt đầu đào tạo các nhóm ngành liên quan đến luật.

Đa dạng hóa người học cho ngành luật

Theo các chuyên gia pháp lý, trên thế giới tồn tại nhiều hệ thống luật khác nhau như: Civil Law/Continental Law, Common Law, hệ thống pháp luật XHCN …. Tuy nhiên, phương pháp và triết lý đào tạo ngành luật tại từng quốc gia cũng có những điểm khác biệt.

Với các nước châu Âu lục địa như Đức, Pháp, Ý … ngành luật được đào tạo từ bậc đại học, được cấp bằng cử nhân luật. Quá trình đào tạo chức danh tư pháp (luật sư, thẩm phán, công tố viên) được chia làm 2 giai đoạn: đào tạo cử nhân luật tại các trường đại học và giai đoạn đào tạo thực hành nghề luật tại các học viện tư pháp.

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật, sau đó có thể tiếp tục học ngành luật ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Hệ thống đào tạo này được áp dụng phổ biến tại phần lớn các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt nam.

Hay như tại Mỹ, để được nhận vào trường ĐH về luật, sinh viên bắt buộc đã phải có một bằng đại học ở một ngành nhất định. Thời gian đào tạo kéo dài 3-4 năm, tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Juris Doctor (JD). Hầu hết các bang ở Mỹ đều quy định người muốn trở thành luật sư phải hoàn thành 4 năm bậc đại học. Sau đó là 3 năm đào tạo tại một trong các trường Luật được Hội Luật gia Hoa Kỳ công nhận và phải đỗ kỳ thi công nhận luật sư.

Riêng tại Việt Nam, những năm gần đây, nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập đã bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo ngành luật đại học và sau đại học.

Trong đó, mô hình đào tạo ngành Luật của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có hướng đi riêng,khi kết hợp giữa kiến thức pháp lý nền tảng, luật chuyên ngành, kỹ năng hành nghề luật và kiến thức chuyên môn kinh tế.

PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho rằng các chương trình đào ngành Luật tại trường được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, đồng thời thể hiện triết lý và hướng đi riêng của Trường trong lĩnh vực đào tạo này.

Người tốt nghiệp ngành Luật có cơ hội việc làm khá đa dạng. Họ có thể làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương; trở thành các luật sư, luật gia; làm việc tại các bộ phập pháp chế, hành chính, nhân sự của các doanh nghiệp, tổ chức; trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu ….

Đặc biệt, trong giai đoạn nhiều biến động hiện nay, người học ngành luật trở thành các nhà quản lý, điều hành tại nhiều lĩnh vực ngành nghề.

Video đang HOT

Ba cơ hội trở thành Luật sư và chuyên gia quản trị - Hình 1

Sinh viên ngành Luật kinh tế tham gia trong một cuộc thi Giảng đường pháp luật do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM kết hợp với Trường ĐH Luật TP.HCM và Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức. Ảnh: NT

Ba cơ hội trở thành Luật sư và chuyên gia quản trị - Hình 3
Khuôn viên thư viện và giảng đường C của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

Ba chương trình trọng yếu cho ngành Luật

Hiện nay, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có các chương trình đào tạo như sau:

1. Chương trình ĐH chính quy ngành Luật Kinh tế:

- Sinh viên ngành Luật Kinh tếcó thể theo học các ngành mà mình muốn tìm hiểu sâu hơn như: Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế.

- Sinh viên được phát triển kỹ năng hành nghề luật, được tiếp cận thực tế thông qua các tình huống thực tế, các tour tham quan văn phòng luật sư, tòa án, viện kiểm sát, tọa đàm với các chuyên gia pháp lý,…

- Các em được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, … Tham gia các câu lạc bộ, các cuộc thi, các sinh hoạt học thuật đa dạng của các khoa chuyên khác.

2. Chương trình Thạc sĩ Kinh tế:

- Chương trình gồm 60 tín chỉ, kéo dài trong 24 tháng (kể cả thời gian làm luận văn). Học viên tốt nghiệp sẽ được nhận văn bằng Thạc sĩ Luật Kinh tế do Trường cấp.

- Chương trình đào tạo dành cho 2 đối tượng:

Người học đã tốt nghiệp đại học ngành luật, đang làm việc trong lĩnh vực tư pháp và các lĩnh vực khác nhưng muốn cập nhật và nâng cao kiến thức về luật kinh tế.

Người tốt nghiệp ĐH các khối ngành như Kinh tế học, Khoa học chính trị, An ninh và trật tự xã hội, Kinh doanh và quản lý nhưng muốn nâng cao trình độ và hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực kinh tế.

- Chương trình đào tạo giúp học viên cập nhật những kiến thức chuyên sâu và hiện đại nhất trong lĩnh vực pháp luật kinh tế; nâng cao kỹ năng thực hành nghề luật, kỹ năng giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh; nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành. …

3. Chương trình đại học văn bằng 2 ngành Luật Kinh tế:

- Đối với các ứng viên đã tốt nghiệp đại học, đặc biệt là khối ngành kinh tế và đang muốn chuyển hướng làm việc trong ngành luật, đặc biệt là đảm nhiệm các chức danh tư pháp như thẩm phán, công tố viên, luật sư, …

- Chương trình gồm 73 tín chỉ (thời gian đào tạo 2 năm). Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng Cử nhân Luật Kinh tế do trường cấp.

Nỗ lực chinh phục nghề luật của chàng trai khiếm thị

Bị khiếm thị từ nhỏ, Thái Sơn Linh, 29 tuổi, quê Khánh Hòa, nỗ lực học rồi tốt nghiệp Đại học Luật với mong muốn giúp được nhiều người yếu thế.

Năm lớp 4, Thái Sơn Linh mắc bệnh viêm màng não do nấm. Bác sĩ nói bệnh này rất khó chữa, nếu sử dụng thuốc Linh có khả năng bị ảnh hưởng đến thị giác. Đứng trước sinh tử của con, ba mẹ chấp nhận đánh đổi.

"Tôi tỉnh dậy sau cơn hôn mê dài hai tháng, mọi thứ đã chìm trong bóng tối", Linh kể về khoảnh khắc không thể quên của đời mình. "Tôi hỏi mẹ sao không mở đèn, bà im lặng một lúc mới trả lời. Lúc đó tôi biết mình không thể nhìn thấy nữa".

Ảnh hưởng của thuốc làm teo dây thần kinh thị giác, Linh ít có khả năng phục hồi. Nhưng muốn con tìm lại ánh sáng, ba mẹ đã đưa đi thăm khám nhiều nơi, ra Hà Nội hai năm để chữa trị, nhưng kết quả vẫn là con số không.

Nỗ lực chinh phục nghề luật của chàng trai khiếm thị - Hình 1

Thái Sơn Linh tại phòng trọ ở quận 4, TP HCM. Ảnh: Tuấn Kim.

Linh học lại lớp một của trường dành cho người khiếm thị. Đầu tiên, anh phải làm quen với các kỹ năng sống, cách sắp xếp đồ, đi đường, sinh hoạt hằng ngày, sau đó mới học các sử dụng chữ nổi Braille.

Năm lớp 6, Linh vào TP HCM học trường phổ thông chuyên biệt dành cho người khiếm thị, hai năm sau chuyển lên Đà Lạt học trường hòa nhập. Năm lớp 12 anh quay lại Sài Gòn để học và chuẩn bị cho con đường định hướng nghề nghiệp.

Anh cho biết, vì nhiều lần đổi chỗ học và học bán trú, cuối tuần mới về nhà, nên từ nhỏ đã hình thành thói quen tự quyết định mọi việc. Lúc anh nói sẽ học ngành luật, cha mẹ chỉ khuyên suy nghĩ thật kỹ bởi người khiếm thị khó có thể đứng ở pháp đình bào chữa. "Biết là sẽ rất khó khăn, song tôi nghĩ người khiếm thị cũng làm được những việc như người sáng mắt. Đó mới là hòa nhập", Linh nói.

Với học bạ loại khá, Linh đậu ngành Luật dân sự Đại học Luật TP HCM. Lúc đầu, anh "choáng" vì cường độ học trên giảng đường, mãi đến năm thứ hai mới bắt được nhịp.

Giáo trình của trường không có trên mạng, không ở dạng chữ Braille, nên anh nhờ bạn cùng lớp đọc, ghi âm gửi cho mình nghe. Nhờ đó, Linh cũng nắm bắt được phần nào bài học, lên lớp tập trung nghe thêm thầy cô giảng. Khi quen, anh tự học, ghi âm lại lời giảng của thầy cô rồi nghe đi nghe lại, xin bài giảng về đọc thêm để hiểu rõ vấn đề hơn. Có những ngày tập trung quá, anh quên cả ăn uống.

Mỗi sáng, Linh dậy sớm bắt xe buýt đến trường. Bạn trong lớp quý mến, muốn chở giúp nhưng anh không nhận lời. "Mọi người đã giúp tôi quá nhiều, không thể cứ phụ thuộc và làm phiền được", Linh nói.

Anh cũng hạn chế một mình đến những nơi đông người như bệnh viện, chợ, siêu thị... vì sợ làm phiền người khác. Có lần đi chợ không ai dẫn đường, anh va vào gánh chè của bà lão, đổ hết. Anh xin lỗi và gửi tiền nhưng bà không nhận, càng áy náy hơn.

Hai tháng trước, cầm tấm bằng tốt nghiệp, Linh đi xin việc. Dòng đầu tiên trong hồ sơ, anh viết mình là người khiếm thị. 30 nơi anh nộp đơn từ chối. "Điều đó giúp tôi học cách chấp nhận, biết mình đang ở đâu. Tôi không buồn và tự nhủ phải cố gắng hơn nữa", Linh nói.

May mắn đến với tân cử nhân luật khi anh được giới thiệu trong buổi lễ kỷ niệm Ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10, một nữ luật sư là chủ công ty bất động sản đã nhận anh vào vị trí hỗ trợ pháp lý.

Việc học tiếp và hành nghề luật sư sẽ rất chông gai, song Linh tự tin mình vẫn có thể tư vấn cho nhiều người, nhất là người nghèo, người lao động trong xã hội. "Tôi sẽ dùng hết khả năng, kiến thức của mình để đưa ra hướng đi tốt nhất cho khách hàng. Tôi tự tin, mọi yêu cầu của người luật sư tôi đều có", anh nói.

Nỗ lực chinh phục nghề luật của chàng trai khiếm thị - Hình 2

TS Võ Trung Tín (trái) và Thái Sơn Linh trong buổi thi vấn đáp môn Luật môi trường, tháng 6/2019. Ảnh: Đại học Luật TP HCM.

Là bạn thân cùng lớp nhiều năm với Thái Sơn Linh, anh Võ Tuấn Linh không giấu lòng khâm phục về nghị lực của bạn và cho biết thêm: "Anh ấy không thi tập trung như chúng tôi mà thi vấn đáp tất cả các môn. Đây là hình thức đòi hỏi kiến thức phải rất vững".

TS Võ Trung Tín, Trưởng Bộ môn Luật đất đai - Môi trường (Khoa Luật Thương mại) nhận xét, Thái Sơn Linh là người rất chịu khó, có khả năng tư duy và lập luận vấn đề tốt. Anh luôn cho thấy mình muốn được đối xử công bằng như các bạn chứ không cần có sự ưu tiên nào vì là người khiếm thị. Ở hai môn thầy Tín phụ trách, Linh nghiên cứu rất kỹ nội dung và hoàn thành tốt các bài thi.

"Trở thành luật sư với cậu ấy là không dễ dàng, nhưng Linh đáp ứng được yêu cầu của nghề - người có cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch. Tôi nghĩ em sẽ thành công", ông Tín nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
NSND Xuân Bắc thẳng thắn giải đáp câu hỏi "lên làm Cục trưởng có còn diễn hài không?"
19:05:04 07/11/2024
Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz
19:19:23 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump

Sao âu mỹ

23:14:23 07/11/2024
Kể từ sau chiến thắng của ông Donald Trump, rất nhiều người nổi tiếng đã lên mạng xã hội để chia sẻ suy nghĩ của họ về kết quả này.

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

Lá bàng có tác dụng gì?

Sức khỏe

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...