Australia ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 50,7 độ C ở khu vực Tây Bắc
Nhà chức trách Australia ngày 14/1 khuyến cáo người dân nước này ở trong nhà khi thời tiết nắng nóng đang bao trùm khu vực bờ biển phía Tây Bắc của nước này, với nhiệt độ ghi nhận lên tới 50,7 độ C – cao nhất trong 62 năm qua.
Trẻ em chơi đùa bên vòi phun nước để tránh nóng tại Melbourne, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Khu vực Pilbara có mỏ quặng sắt nằm ở phía Tây Bắc của Australia đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục nói trên trong ngày 13/1. Thời tiết ở khu vực này thường xuyên khô, nóng, với nhiệt độ vào thời điểm này trong năm thường xuyên ở mức trên 30 độ C. Theo dữ liệu của Cơ quan Đại dương và Khí quyển Mỹ, năm 2021 là năm nóng thứ 6 của Trái Đất.
Hội đồng Khí hậu Australia cảnh báo nước này sẽ thường xuyên phải hứng chịu nắng nóng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu toàn cầu. Giám đốc hội đồng này, Tiến sĩ Martin Rice cho rằng nhiệt độ tăng cao kỷ lục ghi nhận tại Australia là một phần của xu hướng ấm lên lâu dài do hoạt động đốt than đá, dầu mỏ và khí đốt. Theo ông, đến năm 2030, các thành phố Sydney và Melbourne có thể trải qua những ngày Hè lên tới 50 độ C. Ông nhấn mạnh nắng nóng khắc nghiệt đã gây ra “những hậu quả thảm khốc” tại Australia, những đợt nắng nóng là “sát thủ thầm lặng” cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn bất cứ hiện tượng thời tiết cực đoan nào khác.
Theo một báo cáo toàn cầu, nắng nóng đã khiến Australia thiệt hại trung bình 10,3 tỷ AUD (7,48 tỷ USD) và 218 giờ lao động mỗi năm trong 2 thập kỷ qua.
Giá rét khắc nghiệt khiến nhiều trường học ở Đông Bắc nước Mỹ phải đóng cửa
Ngày 11/1, nhiều trường học ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ phải cho học sinh nghỉ học do thời tiết khắc nghiệt vì băng tuyết bao phủ cùng với giá rét, gió lạnh và nhiệt độ giảm sâu.
Tuyết phủ trắng xóa tại Saugus, bang Massachusetts, Mỹ ngày 7/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, gần 107.000 học sinh tại tất cả các trường học ở 3 khu vực giáo dục công lập lớn nhất bang Massachusetts là Boston, Worcester và Springfield phải nghỉ học. Bên cạnh đó, học sinh ở các thành phố Syracuse (bang New York), Manchester (bang New Hampshire) và Burlington (bang Vermont) cũng không thể đến trường do thời tiết giá rét. Chính quyền thành phố Worcester cho biết dịch bệnh COVID-19 dẫn đến tình trạng thiếu lái xe đưa đón học sinh cũng là một nguyên nhân khiến nhà chức trách đưa ra quyết định đóng cửa các trường học, tránh để học sinh phải đợi quá lâu ở các điểm dừng đón trong thời tiết giá rét.
Trung tâm Khí tượng Quốc gia Mỹ (NWS) ngày 11/1 thông báo một khối không khí lạnh quét qua khu vực New England (gồm 6 bang phía Đông Bắc nước Mỹ) và bao phủ hầu hết bang Massachusetts, kèm theo những cơn gió lạnh khiến người dân trong khu vực cảm giác nhiệt độ dường như thấp hơn -18oC. Trên Twitter, văn phòng NWS ở thành phố Boston kêu gọi người dân mặc đủ ấm khi bắt buộc phải ra đường, tránh bị bỏng lạnh. Trong khi đó, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp bang Rhode Island thông báo mở các trung tâm tạm trú công cộng có hệ thống sưởi ấm tại 33 địa điểm trong ngày 11/1 để phục vụ người dân tránh thời tiết giá lạnh.
Theo dự báo của NWS, tình hình sẽ được cải thiện khi một khối không khí ấm hơn di chuyển đến khu vực Đông Bắc nước Mỹ vào sáng sớm 12/1 (giờ địa phương).
Hàng triệu người Mỹ sống trong cái lạnh tới -42 độ C, rét nhất trong 3 năm Hàng triệu người Mỹ đang sống trong thời tiết lạnh tê tái, có nơi nhiệt độ giảm xuống tới -42 độ C. Tuyết rơi dày đặc tại Washington, DC, Mỹ ngày 3/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo NBC, dự báo cho thấy ngày 11/1 không chỉ là ngày lạnh nhất trong tuần mà còn là ngày lạnh nhất trong 3 năm đối với các khu...