Áp dụng 6 quy tắc cơ bản này của chủ nghĩa tối giản, bạn sẽ “lập lại trật tự” cho căn nhà của mình “một lần và mãi mãi”
Bằng việc sắp xếp các vật dụng trong nhà, chúng ta cũng có thể dọn dẹp lại trái tim mình.
Danshari, có thể hiểu là tối giản, được đề xướng bởi tác giả người Nhật Yamashita Hideko. “Dan – Đoạn”: không mua, không thu, ngăn chặn những thứ không cần thiết xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta. “Sha – Xả”: Vứt bỏ những thứ không có giá trị và vô dụng trong nhà, tránh việc tích lũy quá nhiều. “Ri – Ly”: vứt bỏ sự lệ thuộc của bạn vào vật chất, để ngôi nhà có một không gian rộng rãi, thoải mái và tự do tự tại.
Yamashita Hideko trong cuốn sách “Dan-sha-ri: Order your life” đã khẳng định : “Bằng việc sắp xếp các vật dụng trong nhà, chúng ta cũng có thể dọn dẹp lại trái tim mình”.
Các nguyên tắc của chủ nghĩa tối giản mà Yamashita Hideko đưa ra đã nói lên rằng sự ngăn nắp, trật tự trong không gian sống là con đường dẫn bạn đến hạnh phúc. Bà đề xuất chúng ta hãy vứt bỏ mọi thứ vô dụng, từ chiếc áo khoác đã phai màu không còn sử dụng nữa đến những ký ức cũ kỹ khiến chúng ta thiếu thoải mái. Trong quá trình đó, bạn sẽ hiểu bản thân mình hơn và đạt đến sự thư thái, thoải mái về tinh thần.
Dưới đây là các quy tắc cơ bản theo “Dan-sha-ri” giúp bạn lập lại trật tự cho căn nhà của mình một lần và mãi mãi, không bao giờ phải lo lắng, áp lực về sự bừa bộn đồ đạc nữa!
1. Quy tắc về dung lượng
Không quan trọng là tủ quần áo, tủ lạnh, ngôi nhà hay não bộ của bạn, hãy cố gắng chỉ lấp đầy chúng tối đa 80%. Bằng cách đó bạn sẽ không làm lộn xộn mọi thứ có bên trong, giữ lại được khoảng trống để lưu chuyển, đồng thời quản lý sắp xếp dễ dàng hơn.
2. Quy tắc thay thế
Hãy chỉ chọn lựa những thứ thực sự khiến bạn hạnh phúc và giới hạn bản thân sống trong phạm vi những món đồ ấy. Bạn chỉ nên thay thế đồ khi có một thứ mới xuất hiện xứng đáng với vị trí đó.
Bạn cần học cách trân trọng những gì mình có. Bằng cách giới hạn tổng số món đồ yêu thích, tần suất bạn sử dụng đến đồ đạc sẽ nhiều hơn, tận dụng tối đa công năng của món đồ, vừa tiết kiệm tiền lại khiến không gian sống gọn gàng, thoáng đãng.
3. Quy tắc “một lần chạm” tìm vị trí đặt đồ
Nhằm giúp mọi thứ trong căn nhà được gọn gàng trật tự nhất có thể, bạn cần phải cân nhắc để đưa ra quyết định xem nên đặt món đồ nào ở đâu. Trong khía cạnh này, Yamashita khuyên bạn nên áp dụng quy tắc dựa trên hành động cất đồ và lấy đồ.
Chúng ta chỉ nên thực hiện tối đa 2 động tác, đó là mở cửa tủ và lấy đồ ra, không cần động tác thừa mất công sức nào khác. Tuân theo nguyên tắc ấy, bạn sẽ tìm ra được vị trí thích hợp để cất đồ dùng của mình. “Cá nhân tôi không sử dụng các hộp có nắp đậy hay dây cao su gây khó mở”, bà nói.
4. Quy tắc chiều thẳng đứng khi lưu trữ đồ
Lấy ví dụ như cách sắp xếp hàng hóa trong siêu thị, nó giúp bạn tự do lựa chọn những thứ mình cần một cách dễ dàng, từ ấy khiến chúng ta có những bữa ăn ngon một cách tự chủ.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách tổ chức chiều thẳng đứng vào tủ lạnh, khu vực đựng đồ khô, tủ quần áo, giá sách… Chỉ cần nhìn lướt qua là tìm được thứ mình cần, thêm một cái nhấc tay, bạn lập tức lấy được đồ.
Video đang HOT
5. Quy tắc hạnh phúc khi giữ lại đồ
Khá giống với tư tưởng của Marie Kondo, một trong những điều bắt buộc của lối sống Danshari là bạn phải chọn ra những gì thực sự hữu ích và khiến mình hạnh phúc để giữ lại trong không gian sống. Đó là một sự nỗ lực không hề đơn giản. Nhưng nó lại chính là quá trình quan trọng và thiết yếu nếu bạn muốn duy trì sự trật tự và yên tĩnh trong ngôi nhà của mình.
6. Quy tắc giá trị sử dụng khi mua đồ
Mọi đồ vật chỉ có giá trị khi chúng được sử dụng. Nếu bạn giữ vật dụng trong nhà chỉ để đề phòng dùng đến trong tương lai, thói quen này sẽ đưa đến kết quả đáng lo lắng. Thay vì ngôi nhà sạch sẽ ngăn nắp, thứ bạn sở hữu được sẽ là một không gian sống chứa đầy giấy tờ, đồ lưu niệm và rất nhiều món đồ bạn thậm chí còn không nắm rõ hết.
Đó là lý do tại sao trước khi mua bất kỳ món đồ nội thất hoặc đồ gia dụng nào, điều cần thiết là bạn phải suy nghĩ về giá trị của nó. Từ một chiếc bàn cà phê, chiếc túi nhỏ hay chiếc bình hoa trang trí, hãy chỉ mang về nhà nếu nó thực sự phát huy tác dụng trong không gian sống của bạn.
4 căn hộ tiêu biểu ở Nhật cho lối sống tối giản sẽ giúp bạn nhận ra là đã chứa quá nhiều rác trong nhà của mình
Có hàng trăm vật dụng linh tinh, lộn xộn mà có khi cả năm bạn không sử dụng đến. Vì thế, đừng bỏ phí không gian cho những điều vô nghĩa, thay vào đó hãy sắp xếp lại giống như 4 căn hộ dưới đây.
1. Căn hộ của Fumio Sasaki
Một người vô cùng nổi tiếng khi theo đuổi phong cách, lối sống tối giản đó là Fumio Sasaki. Trước đây, anh cũng từng đau đầu khi phải bỏ khá nhiều thời gian cho việc dọn dẹp không gian sống vốn luôn bừa bộn và bày biện những thứ dường như vô dụng. Anh trở nên lười biếng, mệt mỏi và liên tục phàn nàn về việc không có đủ tiền để thực hiện những sở thích của mình. Cuộc sống đã thay đổi khi anh sống tối giản.
Sasaki yêu thích cuộc sống hiện tại.
Sasaki hiện chỉ có 3 áo sơ mi, 4 đôi tất, 2 áo khoác và một vài bộ quần áo khác. Trong phòng tắm của anh ấy, bạn có thể thấy chỉ có một chiếc dao cạo râu, kéo và một chai xà phòng dùng để rửa mặt, gội đầu và thậm chí là rửa bát đĩa.
Trước đây, anh Sasaki khá đau đầu khi không có đủ kệ cho tất cả các cuốn sách của mình. Anh thậm chí còn chưa bao giờ bắt đầu đọc hầu hết sách trên kệ. Anh còn có bộ sưu tập CD, DVD chiếm khá nhiều không gian. Trong tủ quần áo, anh có những bộ yêu thích nhưng chỉ mặc chúng vài lần. Trong một góc khác còn có cây đàn guitar và nhiều vật dụng cá nhân.
Anh từng sở hữu không gian bừa bộn.
Căn hộ với vô số đồ không dùng đến.
Việc anh thường làm mỗi tối là ngồi trước TV và uống bia. Anh sẽ thức dậy muộn và luôn hoài nghi về sự tồn tại của mình. Anh cảm thấy khó có thể thay đổi cuộc sống của chính mình. Thậm chí anh đã chia tay bạn gái vì không đủ tiền cung cấp cho cô ấy.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi anh đọc một bài viết về chủ nghĩa tối giản. Anh nhận ra rằng cuộc sống của mình đang bị bó hẹp trong mớ hỗn độn, nhưng lại không có đủ năng lượng để làm sạch nơi ở của mình vì quá nhiều thứ.
Phải mất một năm để anh thoát khỏi tất cả những thứ vô dụng của mình. Anh đã tặng bạn bè, hoặc bán đồ đạc, bộ sưu tập của mình sau khi đã quét lại hình ảnh và lưu trữ chúng bằng kỹ thuật số.
Anh yêu phong cách tối giản.
Mọi góc nhỏ đều đơn giản nhất có thể.
Tối giản từ màu sắc đến vật dụng.
Sau khi dọn dẹp, tâm trí của Sasaki cũng trở nên tự do cùng với không gian của anh. Hiện tại anh có nhiều thời gian rảnh để làm những gì mình thích, anh cũng thường xuyên cắm trại, vận động thể chất. Anh khuyến khích mọi người nên rời khỏi căn hộ của mình, dành thời gian để gặp gỡ bạn bè, phát triển bản thân, thưởng thức những món ăn ngon và đi du lịch.
Hàng ngày, anh cũng không còn vất vả lựa chọn, nghĩ ngợi nên mặc gì vào buổi sáng, không mất hàng giờ để lựa chọn loại dầu gội hoàn hảo và tất nhiên, anh chỉ dành khoảng 2 phút để lau dọn sàn nhà.
Góc đựng đồ dùng trong phòng tắm.
Đồ dùng phòng ăn.
Hiện tại, anh là biên tập viên tạp chí và là chủ một blog về chủ nghĩa tối giản. Anh rất vui vì ngày càng nhiều người yêu chủ nghĩa tối giản, luôn dũng cảm bỏ bớt đi những thứ vô dụng trong nhà cũng như trong tâm trí của mình.
2. Căn hộ của Katsuya Toyoda
Katsuya Toyoda cũng là một biên tập viên. Căn hộ của anh chỉ có một cái bàn, một tủ quần áo và một tấm nệm được đặt trên sàn vào ban đêm. Sáng khi thức dậy, anh lại cất nệm trong tủ quần áo.
Một góc gọn gàng.
Anh không có bất kỳ thứ gì vô dụng trong nhà bếp hoặc phòng tắm. Quần áo của Toyoda cũng rất tối giản.
Chẳng có gì thừa trong căn hộ.
Tủ đựng đồ không thể gọn hơn.
3. Căn hộ của Naoki Numahata
Naoki Numahata là một người yêu thích lối sống tối giản. Anh có một cô con gái. Anh tin rằng, điều quan trọng trong văn hóa của người Nhật chính là để trống không gian. Không gian để trống giúp mọi thứ được lấp đầy với trí tưởng tượng của mỗi người.
Cuộc sống của ông bố và con gái vô cùng thoải mái.
Mọi vật dụng đều cần thiết.
Mỗi góc nhỏ đều gọn sạch.
4. Căn hộ của Saeko Kushibiki
Saeko Kushibiki cũng đã loại bỏ tất cả những thứ cô cảm thấy không cần thiết. Tủ quần áo nhỏ của cô đã có tất cả vật dụng cần thiết hàng ngày.
Chủ nhân yêu thích lối sống tối giản.
Không gian sống của Kushibiki.
Kushibiki chỉ cần bàn để đọc sách, ăn uống, làm việc mà không cần đến ghế. Cô ngủ trên nệm và cất nó vào tủ khi tỉnh dậy.
Một góc phòng tắm.
Một góc bếp.
Đối với Kushibiki, việc yêu thích lối sống tối giản luôn giúp tâm trí của cô trở nên thoải mái hơn.
"Mẹ đẻ" của chủ nghĩa tối giản chia sẻ 10 món đồ bà sẽ không bao giờ mua nữa, số 10 đảm bảo khiến bạn "ngớ người" Yamashita Hideko quan niệm thứ đắt giá nhất trong nhà chính là không gian. Thay vì kê một chiếc bàn đẹp nhưng vô dụng trong phòng thì thà để không gian trống trải cho sự thoải mái vô tận. Yamashita Hideko sinh tại Tokyo, tốt nghiệp Đại học Waseda khoa Văn học. Tại võ đường Yoga nhập môn trong thời gian học đại...