Áo khoác phao đa năng của sinh viên thắng giải cuộc thi khởi nghiệp
Bề ngoài như chiếc áo khoác thông thường, nhưng khi gặp sự cố trên sông, biển, áo có thể phồng lên nhanh chóng, giúp nâng cơ thể lên, tránh đuối nước.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng trình bày sản phẩm tại chương trình – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Áo khoác phao đa năng do nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) sáng chế, giành giải nhất tại cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (EPICS), vòng mô phỏng kinh doanh. Chương trình được tổ chức sáng 22-6 tại American Center, thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM.
Bạn Đàm Quang Tiến – sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) – cho biết sản phẩm dựa trên chiếc áo khoác thông thường nhưng được trang bị các phao nổi ở vùng cổ và 2 tay.
Một hệ thống chứa khí nén CO2 vừa phải nằm gọn trong áo, khi cần thiết có thể ấn nút mở van cho khí làm phồng phao, đưa người nổi lên trên mặt nước.
Ngoài ra, nhóm sinh viên trang bị thêm các bảng phản quang ở tay và lưng, và thiết kế khoa học nơi đựng dụng cụ như còi, đèn và dao… giúp có thể sinh tồn trong những tình huống thất lạc sau tai nạn.
“Tụi mình kết hợp phao với áo khoác sẽ giúp tiện lợi cho người dân đi biển. Chúng mình sẽ lên kế hoạch phát triển sản phẩm, trước hết ở khu vực miền Trung rồi ra cả nước”, Tiến cho biết thêm trong các thử nghiệm, tất cả tình nguyện viên mặc áo khoác phao đều nổi.
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Thị Anh Thư – Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), sản phẩm là nỗ lực rất lớn của nhóm sinh viên nghiên cứu. Dù vậy cô Thư cho rằng khó khăn hiện tại nằm ở khâu đưa ra thị trường, bởi các em chủ yếu là dân kỹ thuật, không biết nhiều về những vấn đề kinh tế.
Các sinh viên tham gia chương trình chụp ảnh cùng đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Cuộc thi EPICS do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), ĐH bang Arizona (ASU) và Chương trình STEM Dow Việt Nam tổ chức, thu hút sinh viên từ nhiều trường ĐH trên cả nước tham dự như Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Sư phạm – kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM…
Buổi mô phỏng kinh doanh ngày 22-6 cũng là một trong số ít cuộc thi về khoa học kỹ thuật – đổi mới sáng tạo giữa các trường đầu tiên diễn ra sau giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch COVID-19.
Trong chương trình, 9 đội thi trình bày các sản phẩm sáng tạo của mình trước chuyên gia, đại diện doanh nghiệp để gọi vốn đầu tư.
Ngoài chiếc áo phao đa năng, chương trình còn ghi nhận nhiều sáng tạo có giá trị thực tiễn như giày chỉ đường cho người mù, máy phun thuốc trừ sâu an toàn, phần mềm chống điểm mù cho các tài xế xe tải hay container…
Tại chương trình, ông Daniel J. Kritenbrink – đại sứ Mỹ tại Việt Nam – đánh giá cao những sáng kiến của các nhóm hướng đến cộng đồng.
Ông cũng nhấn mạnh những chương trình như thế là cơ sở cho nhiều hoạt động hỗ trợ về giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian tới.
Sinh viên nộp bài tập, giảng viên chấm điểm trực tuyến
Học, nộp bài tập và được giảng viên chấm điểm trực tuyến trong mùa dịch Covid-19, nhiều sinh viên ĐH Đà Nẵng nhận ra thêm nhiều hiệu quả từ dạy, học trực tuyến.
Giảng viên, sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng tạm dừng đến giảng đường nhưng không ngừng dạy, vẫn học trực tuyến mùa dịch Covid-19.
Đã dần quen với việc học online khi phải tạm dừng đến giảng đường để phòng, chống dịch bệnh lây lan, Nguyễn Công Chức - sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng chia sẻ: Mọi việc từ nghe bài giảng, làm bài tập và nhận kết quả từ giảng viên đều thực hiện trực tuyến khá nhanh và tiện. Cái hay ở đây là sinh viên có thể lưu lại bài giảng trực tuyến để học mọi lúc mọi nơi, và điểm lại những chỗ chưa rõ để trao đổi với thầy, cô qua mạng.
Nhiều sinh viên đã dần quen với việc học trực tuyến và trau dồi kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
Sinh viên nộp bàì tập, giảng viên chấm điểm trực tuyến. Nhiều bài tập trong giờ học thực tế qua mạng internet có kết quả ngay.
Không chỉ hiệu quả tăng cường phòng, chống dịch khi tạm dừng dạy, học tập trung ở giảng đường, việc học trực tuyến còn giúp sinh viên nâng cao ứng dụng kỹ năng công nghệ thông tin.
Nguyễn Thị Hồng Nhung - sinh viên lớp 18 Kỹ thuật Tàu thuỷ - Trường ĐH Bách khoa nói: "Nhờ học trực tuyến mà em biết và ứng dụng thuần thục nhiều phần mềm học online như LMS, MS Teams, Zoom..., cải thiện được kiến thức tin học văn phòng thông qua cách nộp bài tập, làm bài tập nhóm".
Hiện Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng có 2 công cụ chính để triển khai dạy, học trực tuyến: Một là hệ thống DUT-LMS giúp giảng viên đăng tải bài giảng, sinh viên nộp bài tập và được chấm điểm trực tuyến. Hai là hệ thống Office 365 Microsoft Teams (MS Teams) giúp giảng viên, sinh viên giảng bài, thảo luận theo thời gian thực; đồng thời có thể ghi hình, lưu lại bài giảng, nội dung thảo luận.
Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Lâm - Trưởng phòng Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, giảng viên Khoa Hóa: Việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên thông qua video và audio rất sống động, tạo hứng thú học tập đối với sinh viên.
Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp của sinh viên trong quá trình triển khai dạy, học trực tuyến để hoàn chỉnh hệ thống. Qua đó, nhà trường đã đầu tư máy chủ, bản quyền phần mềm, nâng cấp đường truyền... Nhà trường cũng dành một phần kinh phí hỗ trợ cho các sinh viên ở vùng ngoại thành sử dụng internet; hỗ trợ các sinh viên thuộc diện gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn.
Khánh Hiền
Đại dịch Covid-19: Bộ GD&ĐT nên công nhận kết quả học trực tuyến Nhiều trường học mong muốn, Bộ GD&ĐT công nhận tính pháp lý của việc dạy và học trực tuyến cũng như kết quả các chương trình học trực tuyến (online) để các trường chủ động lên chương trình dạy học. Hàng loạt địa phương, trường đại học áp dụng dạy trực tuyến trong dịch Covid-19 Trước diễn biến phức tạp, khó lường của...