Ảnh vệ tinh tiết l.ộ hàn.g dài thiết bị quân sự Nga tại cảng Tartus, Syria
Hình ảnh ngày 6/1 cho thấy gần một km thiết bị quân sự Nga đang chờ được xếp lên tàu, cho thấy có khả năng một chiến dịch di chuyển hoặc tái triển khai đang diễn ra.
Hình ảnh vệ tinh gần đây đã tiết lộ chi tiết về các thiết bị quân sự Nga tại cảng Tartus, Syria, một địa điểm từng là căn cứ quan trọng của quân đội Nga.
Hình ảnh ngày 6/1 cho thấy gần một km thiết bị quân sự Nga đang chờ được xếp lên tàu, cho thấy có khả năng một chiến dịch di chuyển hoặc tái triển khai đang diễn ra.
Đồng thời, Nga vẫn duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực. Theo các nguồn tin, tàu hộ vệ hiện đại Đô đốc Grigorovich đang hoạt động cách cảng khoảng 8 km về phía tây nam, di chuyển chậm, có thể để giám sát hoặc bảo vệ chiến dịch hiện tại.
Nhà phân tích quân sự MT Anderson đã chia sẻ những diễn biến này trên mạng xã hội X, nhấn mạnh tình hình căng thẳng tại Tartus. “Cầu cảng vẫn trống, nhưng thiết bị cần di tản kéo dài gần 1 km. Tàu Đô đốc Grigorovich được phát hiện cách 8 km về phía tây nam cảng, đang di chuyển rất chậm”, ông viết kèm theo hình ảnh vệ tinh mới.
Ảnh vệ tinh cho thấy các thiết bị quân sự của Nga tại cảng Tartus. Nguồn: X
Hoạt động tại Tartus phản ánh sự thay đổi trong chiến lược quân sự của Nga tại khu vực, có thể đán.h dấu sự kết thúc một giai đoạn hoạt động quân sự tại Syria. Việc duy trì tàu Đô đốc Grigorovich gần cảng cho thấy Nga đang bảo vệ chặt chẽ các tài sản chiến lược trong lúc điều chuyển.
Hình ảnh vệ tinh ngày 6/1 cũng tiết lộ rằng con tàu chở hàng Sparta, thuộc loại RORO (Roll-on/Roll-off), vẫn chưa được chính quyền lâm thời Syria cho phép vào cảng Tartus để bốc dỡ hàng hóa.
Hình ảnh từ ngày 5/1 cho thấy Sparta đã tiến rất gần cảng nhưng không được phép cập bến, buộc tàu phải neo đậu ngoài khơi trong trạng thái chờ đợi. Tình trạng này làm dấy lên câu hỏi về nguyên nhân trì hoãn, khi con tàu đã ở gần cảng nhiều ngày nhưng không thể tiếp cận.
Video đang HOT
Cảng Tartus là trung tâm hậu cần quan trọng đối với hoạt động quân sự của Nga tại Syria. Sự chậm trễ này có thể phản ánh những căng thẳng hoặc vấn đề hành chính giữa chính quyền địa phương và phía Nga.
Trong những ngày gần đây, có suy đoán rằng Nga có thể điều chuyển các thiết bị quân sự từ Tartus sang Libya, nơi vẫn đang chìm trong xung đột nội bộ giữa các phe phái đối lập.
Nga được cho là thân Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Haftar lãnh đạo, cung cấp cả sự hỗ trợ chính trị và tài nguyên quân sự. Việc chuyển giao thiết bị từ Tartus tới Libya có thể củng cố sức mạnh của LNA và tăng cường ảnh hưởng chính trị của Tướng Haftar.
Hàng dài thiết bị quân sự Nga chưa thể cập cảng Tartus. Nguồn: X
Tuy nhiên, quyết định này cũng tiềm ẩn rủi ro lớn. Quá trình vận chuyển qua Địa Trung Hải, khu vực chịu sự giám sát chặt chẽ của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và các cường quốc phương Tây, có thể đẩy Nga vào tình thế đối đầu trực tiếp với các quốc gia khác, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, nước có quan điểm thân chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNU) ở Tripoli.
Cảng Tartus không chỉ là trung tâm hậu cần mà còn là điểm chiến lược quan trọng của Nga tại Địa Trung Hải. Việc điều chuyển thiết bị tới Libya cho thấy nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Nga ở cả khu vực Trung Đông và châu Phi.
Libya, với vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên dồi dào, trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược địa chính trị và kinh tế của Nga. Sự hiện diện quân sự tại đây giúp Nga tăng cường vị thế trong khu vực, đồng thời tiếp cận các nguồn lực quan trọng như dầu mỏ và khí đốt.
Tuy nhiên, động thái này có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong cục diện xung đột tại Libya, đồng thời làm phức tạp thêm quan hệ giữa Nga với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây.
Với tình hình căng thẳng hiện tại, cảng Tartus và khu vực Địa Trung Hải đang trở thành tâm điểm của những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự và chính trị của Nga.
Các diễn biến sắp tới sẽ có tác động sâu rộng tới không chỉ Syria, Libya mà còn tới cả khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Assad tiết lộ bí mật quân sự cho Israel
Tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ông Bashar al-Assad được cho là đã bí mật cung cấp thông tin quân sự nhạy cảm cho Israel để đổi lấy sự an toàn trong hành trình rời khỏi Syria.
Ông Bashar al-Assad. Ảnh: IRNA/TTXVN
Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người bị lật đổ bởi lực lượng đối lập do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo vào ngày 8/12, được cho là đã bí mật cung cấp thông tin quân sự nhạy cảm cho Israel để đổi lấy sự an toàn trong hành trình chạy khỏi đất nước.
Theo thông tin từ tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải ngày 18/12, được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, bao gồm tờ Daily Mail của Anh, dẫn lại, ông Assad đã chia sẻ chi tiết vị trí các kho vũ khí, bệ phóng tên lửa và cơ sở quân sự quan trọng khác với Israel.
Đổi lại, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đảm bảo rằng máy bay phản lực của ông Assad sẽ không bị tấ.n côn.g khi ông rời Damascus tới căn cứ không quân Hmeimim do Nga quản lý gần Latakia.
Từ căn cứ này, ông Assad đã lên một máy bay quân sự Nga để đến Moskva trong bối cảnh lực lượng đối lập do Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo tuyên bố chiếm được thủ đô Damascus.
Vài giờ sau khi ông đến nơi an toàn, Israel đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn, tấ.n côn.g hàng loạt mục tiêu quân sự của Syria với độ chính xác cao, làm dấy lên nghi vấn về việc nước này nhận được thông tin từ ông Assad.
Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Selvi, trong bài viết đăng trên Hurriyet, cho biết thông tin này đến từ một "nguồn tin đáng tin cậy". Ông Selvi khẳng định ông Assad đã đồng ý tiết lộ bí mật quân sự sau khi cuộc đàm phán căng thẳng với Israel được dàn xếp.
Các tài liệu ông Assad chuyển giao được cho là bao gồm vị trí các kho vũ khí chiến lược và cơ sở hạ tầng quốc phòng quan trọng, cho phép Israel tiến hành không kích hiệu quả. "Xét theo mức độ chính xác của các cuộc tấ.n côn.g này, dường như Israel đã nhận được thông tin rất chi tiết từ nguồn bên trong", Hurriyet nhận định.
Sau khi đến Moskva, ông Assad đã đưa ra tuyên bố đầu tiên thông qua kênh Telegram cá nhân, bác bỏ cáo buộc về hành động "bán đứng" Syria.
Ông nhấn mạnh: "Việc tôi rời khỏi Syria không phải là kế hoạch đã định hay diễn ra vào những giờ cuối cùng của trận chiến, như một số người khẳng định. Tôi ở lại Damascus thực hiện nhiệm vụ cho đến sáng sớm ngày 8/12."
Ông Assad khẳng định ông không cân nhắc việc từ chức hay tìm kiếm nơi ẩn náu và vẫn luôn tập trung vào "cuộc chiến chống lại khủn.g b.ố".
Theo tờ Hurriyet, vào ngày 7/12, khi lực lượng đối lập tiến gần Damascus, một hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra tại Doha (Qatar) với sự tham gia của các quan chức ngoại giao cấp cao từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran.
Hội nghị này được cho là đã thảo luận về tình hình Syria và tương lai chính trị của quốc gia này.
Việc ông Assad bị lật đổ đã tạo ra một khoảng trống quyền lực lớn ở Syria, trong khi các lực lượng quốc tế và khu vực đang tìm cách định hình tương lai của quốc gia này.
Hành động rời bỏ đất nước của ông Assad đã khiến tình hình càng thêm phức tạp, đặt ra câu hỏi mối quan hệ giữa Syria và Israel trong bối cảnh mới.
Vụ việc hiện đang gây chấn động dư luận toàn cầu, với nhiều ý kiến trái chiều về động thái cuối cùng của nhà lãnh đạo bị lật đổ này.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo Ynetnews/Hurriyet/Dailymail)
Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sắp tiến hành chiến dịch quân sự vào Syria Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai lực lượng chỉ huy đặc nhiệm mặc quân phục, các đơn vị pháo binh, và dân quân đồng minh tới các vị trí chiến lược dọc biên giới với Syria. Ảnh minh họa. Nguồn: THX/TTXVN Các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh dân quân đang chuẩn bị một...