Ánh sáng điện ban đêm nguy hại cho trẻ em, thai nhi như thế nào?
Một nghiên cứu khoa học mới cho thấy trẻ em tuổi mầm non tiếp xúc với ánh đèn điện sáng chói vào buổi tối làm giảm gần như hoàn toàn sản sinh melatonin, giảm tiết melatonin là một chỉ báo của sự gián đoạn nhịp sinh học.
Nghiên cứu của Đại học Colorado cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi tối ức chế sản sinh melatonin – “hoóc-môn ngủ” chủ chốt của não ở trẻ mầm non
10 trẻ em, tuổi từ 3 đến 5 tuổi, đã tiếp xúc với ánh sáng mạnh – khoảng 1.000 lux từ hộp đèn – trong một giờ trước giờ đi ngủ bình thường (vào khoảng 20h tối).
Giảm tiết melatonin bắt đầu trong vòng 10 phút và tiếp tục trong một giờ nữa sau khi tắt đèn lúc 20h tối, bắt đầu thời gian ngủ bình thường của trẻ.
Melatonin là hoóc-môn quan trọng đối với nhịp sinh học lành mạnh và giấc ngủ ngon.
Điều này hẳn nhiên là sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác về lâu dài.
Ức chế hoóc môn ngủ ngon
Nghiên cứu mới của Đại học Colorado được xây dựng dựa trên một nghiên cứu năm 2015 về trẻ em và thiếu niên từ 9 đến 16 tuổi.
Nghiên cứu đã báo cáo độ nhạy cảm cao hơn với phơi nhiễm ánh sáng ở trẻ nhỏ so với trẻ lớn hơn.
Nghiên cứu đó đã sử dụng nhiều mức độ ánh sáng ban đêm khác nhau trong phòng thí nghiệm, dao động từ mờ (~ 15 lux) đến trung bình (~ 150 lux, như bóng đèn sợi đốt 60W), sáng (~ 500 lux) và cho thấy đáp ứng liều.
Ánh sáng mờ ức chế melatonin khoảng 9%; ánh sáng trung bình khoảng 26%; và ánh sáng mạnh khoảng 37% ở trẻ nhỏ, với trẻ lớn hơn tỷ lệ này ít hơn.
Mặc dù nghiên cứu sử dụng đèn phòng huỳnh quang, nhưng các tác giả gợi ý rằng do việc sử dụng điện thoại thông minh hiện rất phổ biến ở trẻ em, thậm chí ở trẻ tuổi mầm non, nên ảnh hưởng nhịp sinh học từ việc sử dụng những thiết bị này có thể đáng xem xét vì chúng khiến trẻ phơi nhiễm với ánh sáng mạnh gần với mặt.
Có ít nhất ba lý do khiến quá nhiều ánh sáng vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, và tất cả đều khủng khiếp: trầm cảm, tự sát và ung thư.
Đèn điện quá sáng vào buổi tối là một phần của cái gọi là “ô nhiễm ánh sáng”, được định nghĩa là “sự ô nhiễm ban đêm do ánh sáng điện, dù ở trong hay ngoài nhà ở vùng ngoại ô và đô thị”. Đó là một vấn đề đang gia tăng nhanh chóng trong thế giới hiện đại.
Video đang HOT
Ánh sáng điện thoại – Tăng nguy cơ trầm cảm
Jean Twenge đã nghiên cứu sức khoẻ tâm thần và điều chỉnh xã hội trong giới trẻ, đặc biệt là những người sinh sau năm 1995.
Nghiên cứu của bà tập trung vào điện thoại thông minh, như mô tả trong một số bài báo gần đây trên tờ The Conversation. Các bài viết dựa trên những nghiên cứu của bà được công bố trong các tạp chí khoa học uy tín.
Twenge đã tìm thấy mối liên quan giữa thời gian “màn hình truyền thông mới” (nghĩa là điện thoại thông minh) và nguy cơ trầm cảm và tự tử ở thanh thiếu niên dựa trên hai mẫu nghiên cứu lớn gồm những người trẻ ở Mỹ.
Các nguyên nhân được đề xuất là sự cô lập về mặt xã hội, thiếu ngủ, hoặc cả hai.
Trong một phân tích gần đây, Twenge tập trung vào thời gian ngủ và kết luận rằng “tăng thời gian màn hình truyền thông mới có thể tham gia vào sự gia tăng gần đây – từ 35% lên 41% và từ 37% lên 43% – trong giấc ngủ ngắn ở vị thành niên”.
Gián đoạn nhịp sinh học có thể là thủ phạm. Ánh sáng chói vào buổi tối làm chậm quá trình chuyển tiếp sang sinh lý ban đêm, bắt đầu vào lúc hoàng hôn. Do đó làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Cũng có bằng chứng rằng sự gián đoạn nhịp sinh học có thể gây ra trầm cảm và những thay đổi tâm trạng bất lợi khác. Hậu quả hay gặp của trầm cảm nặng là tự tử.
Mối năm có hơn 40.000 người Mỹ chết do tự tử, nhiều hơn cả tai nạn giao thông và gần bằng số người chết vì ung thư đại tràng. Ngoài ra, gần một nửa triệu người phải nhập viện vì tự gây hại cho bản thân, nhiều người trong số họ bị thương trong nỗ lực tự tử bất thành. Điều này đặc biệt bi thảm khi nó xảy ra với những người còn rất trẻ.
Trẻ em bị phơi nhiễm với ánh sáng quá nhiều vào buổi tối có nguy cơ cao hơn bị trầm cảm, tự tử và ung thư.
Ô nhiễm ánh sáng và ung thư ở trẻ em
Cơ sở cho mối lo ngại về ung thư ở trẻ em là ánh sáng điện không đúng lúc có thể phá vỡ nhịp sinh học, và sự rối loạn này liên quan đến ung thư ở người lớn, mặc dù có khá ít nghiên cứu trực tiếp tìm hiểu về ung thư ở trẻ em.
Bằng chứng về ảnh hưởng ở trẻ em là gián tiếp, nhưng vấn đề là rất nghiêm trọng.
Bệnh bạch cầu là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu trong máu tăng sinh vượt tầm kiểm soát.
Những tế bào bạch cầu này được tạo ra bởi các tế bào gốc, mà khi bình thường chúng chỉ sản xuất đủ tế bào bạch cầu cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thực hiện các chức năng cần thiết.
Khi các tế bào gốc “cư xử” bất thường, kết quả là bệnh bạch cầu.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự tăng sinh của tế bào gốc chịu sự kiểm soát của nhịp sinh học. Do đó, ánh sáng quá nhiều vào ban đêm có thể làm mất đi sự ổn định của tế bào gốc.
Bị ô nhiễm ánh sáng từ trong bụng mẹ
Cuộc sống ban đầu, bao gồm thời gian trong bụng mẹ, là thời kỳ đặc biệt dễ bị tổn thương.
Nhịp sinh học được hình thành sớm trong thời kỳ mang thai nhưng chưa hoàn thiện khi chào đời, như bất kỳ người nào mới có con đều nhận thức được sâu sắc.
Vì những lý do này, cần chú ý nghiên cứu những ảnh hưởng của việc chiếu sáng điện không đúng lúc đối với phụ nữ mang thai, chẳng hạn như sự thay đổi trong sản sinh hoóc-môn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Các nhà nghiên cứu cũng cần tập trung vào những ảnh hưởng phát triển ở trẻ nhỏ và vị thành niên.
Chẳng hạn, chưa rõ mức độ ánh sáng ban đêm ở các cơ sở nuôi dưỡng có làm thay đổi nhịp điệu sinh học ở trẻ nhỏ hay không và liệu những trẻ ở tuổi mẫu giáo tiếp xúc với ánh sáng mạnh buổi tối ở nhà có nguy cơ hay không.
Đây là một vấn đề cấp bách vì những ảnh hưởng bất lợi này có thể đưa một đứa trẻ vào quỹ đạo suốt đời của bệnh tật và tử vong sớm.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Dấu hiệu của bệnh quáng gà
Bệnh quáng gà không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Vì vậy khi nhận thấy có những biểu hiện sau cần đến cơ sở y tế để điều trị bệnh.
Dấu hiệu của bệnh quáng gà
1. Không nhìn thấy gì vào buổi tối
Đôi mắt vốn dĩ bình thường nhưng tự nhiên lại không thể nhìn thấy mọi vật vào ban đêm hoặc có thể nhìn được nhưng mọi thứ trở nên mờ ảo dần và trong tình trạng kéo dài thì người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm y tế và phát hiện ra bệnh sớm nhất.
2. Có dấu hiệu bất thường ở võng mạc
Nếu bạn đọc cảm thấy có dấu hiệu bất thường ở mắt và đi kiểm tra và thấy đáy mắt có những dấu hiệu bất thường như động mạch võng mạc bị thu nhỏ kích thước, đĩa thị giác bị bạc màu, võng vạc ngoại biên xuất hiện các đám sắc tố hình tế bào xương hoặc bị phù hoàng điểm dạng nang thì đó cũng có thể đó chính là dấu hiệu của bệnh quáng gà.
3. Tầm nhìn bị thu hẹp
Một trong những dấu hiệu của bệnh quáng gà chính là sự thu hẹp tầm nhìn của mắt. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, bệnh quáng gà sẽ khiến cho tầm nhìn của bệnh nhân bị thu hẹp lại, sự thu hẹp này nặng dần sẽ làm cho tầm nhìn của bệnh nhân bị thu hẹp giống như nhìn qua một cái ống.
4. Có những vùng nhỏ không nhìn thấy được
Đối với những người mắc bệnh quáng gà, có những điểm nhìn mà họ không thể nhìn thấy hoặc mọi thứ trở nên mờ ảo. Trong những vùng còn nhìn thấy được lại xuất hiện những vùng nhỏ không thể nhìn thấy và những điểm này gọi là những ám điểm, ám điểm sẽ tăng lên cùng mới mức độ nặng lên của bệnh.
Các phương pháp phòng tránh bệnh quáng gà
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà mà có phương pháp điều trị cụ thể, trường hợp quáng gà do thiếu vitamin A sẽ được bổ sung bằng vitamin A liều cao. Tuy nhiên để được chẩn đoán chính xác tình trang bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, khi có biểu hiện quáng gà, chúng ta cần phải đến khám ngay ở các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được điều trị đúng và kịp thời.
Ngoài các nguyên nhân do di truyền, quáng gà do thiếu vitamin A hoàn toàn có thể phòng tránh bằng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A.
Với các sản phụ đang mang thai cần bổ sung các loại thức ăn có nhiều vitamin A hoặc tiền chất của vitamin A như trứng, gan, các loại rau xanh, rau củ quả như cà rốt, cà chua...
Với những trẻ không được bú mẹ hoặc đã cai sữa nên ăn dặm thêm các chất có chứa vitamin A.
Tích cực phòng tránh và chữa trị kịp thời các bệnh mạn tính mà trẻ mắc phải như bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, sởi... và sớm bổ sung thêm thức ăn có chứa vitamin A. Đồng thời đưa trẻ đi uống vitamin A định kỳ theo chương trình quốc gia phòng chống mù lòa do thiếu vitamin A.
Theo www.phunutoday.vn
Giữ gìn sức khỏe tinh thần như thế nào? Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng ngang với sức khoẻ thể chất. Trên thực tế, cả hai có ảnh hưởng đến nhau: trạng thái tinh thần ảnh hưởng đến mọi thứ từ huyết áp đến hoóc môn và nhịp tim khi nghỉ ngơi. Hãy nhớ rằng không có bài tập hay chế độ ăn kiêng nào có hiệu quả hoàn toàn nếu...