Anh phát hiện bom trước chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ
Cánh sát Bắc Ireland, vương quốc Anh, hôm 6/12 phát hiện một quả bom giấu trong xe ôtô, ở thành phố Derry, chỉ vài giờ trước chuyến thăm của bà Hillary Clinton.
Thủ hiến và phó thủ hiến Bắc Ireland hôm nay đón tiếp bà Hillary Clinton tại thành phố Belfast. Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, 4 người đã bị bắt tối qua sau khi cảnh sát tìm thấy một quả bom trong xe của họ tại thành phố Derry. Quả bom đã được quân đội Anh vô hiệu hóa và những người đàn ông ở độ tuổi 40 đang bị thẩm vấn, phát ngôn viên cảnh sát Bắc Ireland hôm nay cho biết.
Việc phát hiện ra quả bom diễn ra sau một tuần lễ của những vụ biểu tình quá khích, khiến 20 cảnh sát bị thương. Hơn 1.500 người hôm 3/12 đã biểu tình ở trung tâm thành phố Belfast, thủ phủ của Bắc Ireland, để phản đối quyết định dừng treo cờ Anh tại tòa thị chính mỗi ngày. Đám đông đã sử dụng gạch, chai lọ và cả thanh sắt để tấn công cảnh sát.
Ngoại trưởng Clinton hôm nay thăm Bắc Ireland nhằm bày tỏ sự ủng hộ của Washington đối với việc củng cố tiến trình hòa bình tại đây. Theo AFP, không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa quả bom và chuyến thăm của bà Hillary.
Khoảng 3.500 người đã chết trong suốt 3 thập kỷ tranh chấp giữa những người đạo Tin lành, ủng hộ Bắc Ireland sáp nhập vào Anh và những người theo Thiên chúa giáo, vốn muốn để Bắc Ireland là một phần của Cộng hòa Ireland thống nhất.
Theo VNE
Bất chấp các vụ bắn giết, người Mỹ vẫn ủng hộ súng
Theo cuộc thăm dò mới công bố trong tuần này, đại đa số người Mỹ, đặc biệt là dân da trắng, vẫn ủng hộ quyền mang súng.
Cảnh sát điều tra trước Đền thờ Wisconsin sau vụ xả súng ngày 5/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hơn 2/3 người được hỏi, tức 68%, nói rằng các quyền được ghi trong Tu chính án số hai là rất quan trọng, không kém gì các quyền khác được ghi trong Hiến pháp Mỹ như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Đây là kết quả cuộc thăm dò do Viện nghiên cứu Tôn giáo (PRRI) tiến hành.
Khoảng 75% người da trắng muốn ủng hộ quyền mang súng, so với 56% người thuộc các màu da khác.
Người Mỹ chia rẽ khá lớn trên vấn đề kiểm soát súng. 52% người được hỏi muốn kiểm soát súng chặt hơn, so với 44% phản đối kiểm soát. Tuy nhiên sự khác biệt trở nên rõ hơn giữa các nhóm tôn giáo, chính trị, chủng tộc, giới tính khác nhau.
6/10 người Thiên Chúa giáo và các tôn giáo không phổ biến với người Mỹ (62 và 60%) nói rằng họ muốn tăng cường kiểm soát súng. Nhưng ở nhóm người da trắng theo đạo Tin lành, tỷ lệ muốn kiểm soát tụt xuống còn 35%. Ở nhóm theo đạo Kháng Cách, tỷ lệ là còn 42%.
Người da trắng, người Mỹ không theo gốc Mễ ít ủng hộ việc kiểm soát súng (45%) hơn so với những người mang màu da khác (66%).
Tuy nhiên công chúng nhìn chung chống lại khá mạnh việc mang súng giấu trong người tại các địa điểm thờ cúng tôn giáo (76%), tại các tòa nhà chính phủ (73%) hay trong khuôn viên trường đại học (77%)
Quan điểm cũng rất khác biệt trong những nhóm người tuân theo các niềm tin chính trị khác nhau. 55% những người bảo thủ, theo nhóm Đảng Trà, ủng hộ việc cho phép người ta mang súng trong người tới nhà thờ. 38% người Cộng hòa nói chung ủng hộ việc này, 17% ở nhóm cử tri độc lập và 9% ở nhóm Dân chủ.
Quyền được mang súng là vấn đề nóng ở Mỹ, sau hàng loạt vụ nổ súng gây chết người mới đây. Một tay súng đã bắn chết 6 người tại một ngôi đền Sikh ở Wisconsin vào đầu tháng này, chỉ vài tuần sau khi một thanh niên bắn chết 12 người khác tại Colorado.
Trong cuộc thăm dò, 3/10 người Mỹ tin rằng kiểm soát súng tốt hơn sẽ ngăn chặn các vụ giết người điên loạn. 1/5 nói rằng việc phát hiện người bị tâm thần sẽ dễ ngăn chặn thảm họa hơn. 19% còn lại đặt niềm tin vào Chúa và đạo đức.
Tuy nhiên 11% người vẫn tin rằng việc cho phép công dân mang súng sẽ là hành động tốt nhất và quan điểm này được phe Đảng Trà ủng hộ mạnh.
Cuộc thăm dò diễn ra trong ngày 8-12/8 và được 1.006 người lớn trả lời, với tỷ lệ sai sót là cộng trừ 3,5%./.
Theo TTXVN
Bạo lực tại Bắc Ireland, hơn 20 cảnh sát bị thương Cảnh sát Bắc Ireland ngày 13/7 cho biết có tới hơn 20 nhân viên thuộc lực lượng này đã bị thương khi họ tìm cách trấn áp hành động bạo lực, xảy ra ngày hôm trước giữa những người tuần hành theo đạo Tin lành với người theo đạo Thiên chúa ở thủ phủ Belfast của tỉnh thuộc Anh này. Bạo lực tại...