Ảnh: Người Hà Nội dậy sớm, tất bật đi chợ Tết Đoan Ngọ “giết sâu bọ”
Từ 6h sáng, khu chợ truyền thống tấp nập người mua kẻ bán. Những mặt hàng phổ biến vào ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) luôn là gánh rượu nếp, nếp cẩm, hoa quả, bánh tro và hạt sen.
Sáng 25/6 – ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), từ 6h sáng, người dân Hà Nội tấp nập mua rượu nếp, hoa quả, bánh gio,… về thắp hương. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Theo quan niệm, người dân sẽ ăn rượu nếp, nếp cẩm ngay khi thức dậy, để “diệt sâu bọ”, bệnh tật trong người.
Giá cả các mặt hàng phục vụ cho ngày Tết Đoan Ngọ tăng so với ngày thường, trung bình một gói nhỏ rượu nếp có giá 10.000 – 50.000 đồng tuỳ trọng lượng.
Bánh gio là món ăn truyền thống dịp Tết Đoan Ngọ, có nhiều tên như bánh ú, bánh tro, hay bánh âm, làm bằng gạo ngâm nước tro, gói trong lá chuối. Bánh dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Người dân cũng sẽ tranh thủ mua thêm hạt sen về nấu chè, có tác dụng giải nhiệt. Tiết trời đầu tháng 5 Âm lịch nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.
Với nhiều gia đình miền Bắc, việc đầu tiên phải làm vào sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ là ăn một vài quả mận để “diệt sâu bọ”. Những quả mận được chọn phải tươi, căng mọng và nhẵn bóng, phủ một lớp phấn trắng mỏng. Cắn một miếng, vị chát từ vỏ quả kèm theo chút chua ngọt của phần thịt quả đỏ hồng tràn khắp khoang miệng, đủ sức tiêu diệt bất cứ một loại “sâu bọ” nào.
Video đang HOT
Cũng như mận, vải là loại quả đặc trưng mùa hè được ưu ái chọn vào mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Các bà, các mẹ tất bật đi chợ từ sớm, chọn những cành vải chín đỏ vẫn còn nguyên phần lá xanh, buộc thật khéo thành chùm bày mâm cỗ cúng cho thật tươm tất.
Người dân cũng không quên mua quất hồng bì. Quả hoàng bì sắc vàng lấm tấm xanh, vỏ mỏng có lông tơ. Quả ăn được, dài khoảng 2-3 cm, thịt ít, vị chua nhưng thơm, bên trong có 3-5 hột. Trái chín có thể đem nấu với đường làm mứt hay cất rượu.
… hay những loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên như chuối, bưởi…
Người xưa cho rằng, ăn rượu nếp để sâu bọ say, sau đó ăn trái cây sẽ làm cho chúng chết. Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ đi tắm biển.
Khung cảnh tấp nập tại một khu chợ truyền thống trong sáng sớm Tết Đoan Ngọ.
Sát Tết Đoan Ngọ: Cơm rượu nếp tiếp tục là "hàng hot", tiểu thương hối hả trả đơn khách đặt hàng từ sáng sớm đến tối khuya
Chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), như thường lệ các bà nội trợ đã hối hả mua sắm cơm rượu nếp, món không thể thiếu trong ngày này.
Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt thường chuẩn bị lễ cúng, thắp hương tạ ơn trời đất ban cho mùa màng bội thu, đồng thời bày tỏ mong ước sâu bọ không phát triển để cây cối đơm hoa kết quả tươi tốt.
Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, vào ngày Tết Đoan Ngọ thì cơm rượu nếp là món không thể thiếu.
Cơm rượu nếp cả 3 miền đều có và mỗi nơi sẽ có công thức làm đặc trưng. Rượu nếp miền Bắc thì có vị bùi và ăn rất giòn, được nấu bằng gạo nếp lứt hoặc gạo nếp cẩm nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng gạo nếp lứt. Sau khi có cơm nếp, người ta để cho cơm nguội sau đó mới trộn với men đã giã thành bột. Sau khoảng 2 ngày khi rượu nếp ngấu và nhừ là sẽ ăn được.
Công thức làm nghe qua khá đơn giản nhưng để mày mò được một mẻ rượu nếp ngon cũng không phải ai cũng có thể thực hiện. Và các bà nội trợ ngày nay một phần vì ngại, một phần khác bận rộn nên nhiều người lựa chọn mua ở ngoài cho tiện và nhẹ nhàng.
Giá bán rượu nếp ngày Tết Đoan Ngọ
Khảo sát tại các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, càng sát ngày Tết Đoan Ngọ thì nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng cơm rượu nếp càng tăng cao.
Ở chợ Vĩnh Hồ (Đống Đa, Hà Nội) tiểu thương cho biết đang bắt đầu chuẩn bị những mẻ rượu nếp ngon nhất để phục vụ khách. Đơn đặt hàng đã có từ giữa tuần trước, thậm chí đơn nhận đặt đã hơn 3 tạ cho sản phẩm cơm rượu nếp. " Cơm rượu nếp trắng có giá 70.000 đồng/kg, cơm rượu nếp cẩm có giá 80.000 đồng/kg. Tuy cơm rượu nếp cẩm có giá cao hơn nhưng loại cơm rượu nếp trắng vẫn được mọi người đặt mua nhiều hơn", tiểu thương tại chợ Vĩnh Hồ, Đống Đa chia sẻ.
Khảo sát tại chợ Hàng Bè, cơm rượu nếp trắng được bán với giá 75.000 đồng/kg, cơm rượu nếp cẩm có giá 90.000 đồng/kg. Trong khi ở các chợ dân sinh ở Kim Liên, Khương Thượng cơm rượu nếp trắng có giá 60.000 đồng/kg, cơm nếp cẩm là 70.000 đồng/kg.
Ngoài ra, nhiều tiểu thương cũng cho biết, vào khoảng 2 ngày trước Tết Đoan Ngọ, ở các chợ dân sinh nhiều quận cũng sẽ bán cơm rượu nếp. Nhiều gia đình thường để đến đúng ngày mới ra mua. Thời tiết nóng, nếu ủ rượu nếp sớm cũng không ngon nên người bán thường để tới sát ngày mới bày hàng ra.
Về giá cả thì các chợ bán cũng khá dễ chịu. Và để tiện cho người mua thì các chủ hàng thường đóng rượu nếp trong các hộp hay cốc nhựa với giá dao động 20 - 30.000 đồng/hộp.
Không chỉ được bán tại các chợ dân sinh, trên các trang mạng xã hội, rất nhiều địa chỉ online cũng đã rao bán cơm rượu nếp. Giá thành ở đây không quá chênh lệch với các chợ truyền thống nhưng chưa bao gồm tiền vận chuyển.
Giá bán ở một số địa chỉ online.
Mua ở đâu
Ở Hà Nội, hầu hết các chợ đều bán cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ nhưng nếu muốn có chút không khí, chị em có thể lên chợ trên phố cổ để mua.
Dịp Tết Đoan Ngọ này, các chị em có thể lên chợ Hàng Bè, chợ Nguyễn Công Trứ, vào ngõ Hàng Chai hoặc qua đối diện Nhà hát Tuổi Trẻ vào buổi sáng sớm để tìm mua những phần cơm rượu nếp ngon và chất lượng lại đúng với phong vị của người Hà Nội.
Ngoài ra vào khoảng 2 ngày trước Tết Đoan Ngọ, ở các chợ dân sinh các quận cũng có bán cơm rượu nếp.
Các địa điểm bán cơm rượu nếp nổi tiếng ở Hà Nội:
- Chợ Hàng Bè
- Chợ Hôm
- Chợ Nguyễn Công Trứ
- Ngõ Hàng Chai
- Các chợ dân sinh
- Một số cửa hàng thực phẩm online...
Trước Tết đoan ngọ, mận hậu, vải thiều vọt giá, mận lên hơn 100.000 đồng/kg Sáng nay (24/6), nhiều bà nội trợ giật mình khi người bán nói giá mận hậu tăng vọt lên mức 110.000 đồng/kg, gấp đôi so với những ngày trước đó. Lý do là ngày mai Tết Đoan ngọ- Tết diệt sâu bọ, giá mận còn đắt nữa. "Sáng nay lấy hàng đầu mối báo giá 100.000 đồng/kg mận, trong khi ngày hôm qua...