Anh em sinh đôi cùng vào đại học
Cặp anh em sinh đôi Nguyễn Phước Tuấn và Nguyễn Phước Tài (cựu học sinh lớp 12A7, Trường THPT Cẩm Mỹ, H.Cẩm Mỹ) là niềm tự hào của gia đình, thầy cô.
Nguyễn Phước Tuấn (trái) và Nguyễn Phước Tài
Cùng đậu Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) với số điểm cao, hai anh em đang háo hức chuẩn bị cho những năm học sắp tới trên giảng đường đại học.
* Niềm vui nhân đôi
Mặc dù 2 con đã có kết quả trúng tuyển đại học được nhiều ngày nhưng chị Trương Thị Thủy (ngụ xã Xuân Mỹ, H. Cẩm Mỹ) vẫn còn giữ nguyên cảm giác mừng vui của người làm mẹ. Phước Tuấn và Phước Tài chính là niềm tự hào lớn của chị.
Dấu ấn của mẹ
Để có được “trái ngọt” như hôm nay, chị Trương Thị Thủy đã phải nỗ lực rất nhiều. Ngoài công việc chính là nấu ăn cho một cơ quan trên địa bàn huyện, chị Thủy còn tranh thủ đi chẻ hạt điều. Những khi không có điều hoặc vào cuối tuần, chị đi làm nhân viên phục vụ nhà hàng, tiệc cưới. Bận rộn suốt ngày nhưng đến tối, chị Thủy vẫn đưa đón 2 con đi học thêm, ôn thi ở trường.
Mặc dù tất bật quanh năm suốt tháng nhưng kinh tế gia đình chị vẫn còn eo hẹp. Về chặng đường những năm tới đây, chị Thủy cho biết con trai cả (đang đi xuất khẩu lao động) sẽ hỗ trợ thêm với cha mẹ để nuôi 2 em ăn học.
Chị Thủy kể, chị sinh được 3 người con trai, Tuấn và Tài là anh em sinh đôi. Ngay từ nhỏ, 2 cậu bé đã có ý thức tự giác học tập và luôn thực hiện mục tiêu học tập của mình. Cả 2 vợ chồng chị Thủy đều là lao động phổ thông, phải đi làm suốt ngày nên không có thời gian, điều kiện để chỉ bảo cho con trong học tập. Mặc dù vậy, Tuấn và Tài chưa bao giờ làm cha mẹ phải bận lòng.
Video đang HOT
Cả 2 anh em đã luôn đồng hành, hỗ trợ nhau trong học tập và cùng đạt được những thành tích đáng nể. Tuấn đã 3 lần đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa (năm lớp 9, 11 và 12). Cũng trong 3 năm đó, Tài đạt thành tích học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học.
Với thế mạnh ở các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Hóa học và Sinh học, ngay từ khi bước chân vào lớp 10, cả 2 anh em đã xác định mục tiêu sẽ thi vào khối ngành y dược. Quyết tâm nỗ lực theo đuổi mục tiêu, cuối cùng cả Tuấn và Tài đều đạt được ước mơ của mình. Phước Tuấn đậu ngành dược với 26,95 điểm (đã cộng 0,75 điểm vùng); Phước Tài đậu ngành kỹ thuật xét nghiệm y học với 28,5 điểm (đã cộng 0,75 điểm vùng).
Trong thời gian ôn thi tốt nghiệp, Tuấn và Tài đi học thêm môn Toán, Hóa học còn môn Sinh học thì tự ôn thi. Tài học tốt hơn anh nên đã hỗ trợ cho anh ôn thi môn học này. Kết quả, Tuấn thi được 8,25, còn Tài được 9,5 điểm môn Sinh học.
* Nỗ lực để hoàn thành ước mơ
Cả Tuấn và Tài đều cho biết, 2 em đã chọn và đậu vào đúng ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Tài có thế mạnh về môn Sinh học và thích công việc làm xét nghiệm; Tuấn có thế mạnh về môn Hóa học và thích công việc nghiên cứu, bào chế dược. Hiện cả 2 đang chuẩn bị hồ sơ nhập học.
Những năm đại học sắp tới của 2 anh em sẽ là một gánh nặng kinh tế không nhỏ cho gia đình. Để hoàn thành thủ tục nhập học, cả 2 anh em sẽ phải đóng số tiền gần 60 triệu đồng, chưa kể đến việc trang bị các thiết bị, đồ dùng học tập cần thiết. Hiện cả 2 anh em vẫn chưa có máy tính để dùng cho việc học.
Hiểu được vất vả của cha mẹ, Tuấn và Tài khá lo lắng. Tuy nhiên, 2 em cho biết sẽ không vì khó khăn trước mắt mà nản lòng. Cả 2 sẽ cùng cố gắng để hoàn thành ước mơ của mình.
“Có thể em sẽ đi làm thêm và cố gắng để đạt được học bổng để giảm bớt gánh nặng cho mẹ” – Tuấn tâm sự. Trong khi đó, Tài chia sẻ: “Học khối ngành liên quan đến sức khỏe con người sẽ áp lực và cần đầu tư rất nhiều thời gian. Vì vậy, em không chắc liệu mình có thể đi làm thêm được hay không”.
Nhận xét về 2 học trò cũ của mình, cô Bùi Thị Thanh Vân, giáo viên Trường THPT Cẩm Mỹ cho biết, 2 anh em Tuấn, Tài không chỉ học giỏi mà còn có ý thức tự học cao. Sau những giờ học chính khóa, 2 anh em thường xuống căng tin hoặc chọn 1 góc nào đó ở trong trường để cùng nhau học bài, làm bài. Các em luôn hoàn thành chỉn chu nội dung học tập mà thầy cô giao.
“Tôi không bất ngờ lắm với kết quả đậu đại học bởi các em đã thể hiện rõ năng lực của mình trong suốt quá trình học. Là giáo viên chủ nhiệm của hai em, tôi cảm thấy rất vui mừng và tự hào” – cô Vân nói.
Mê đọc chuyện tranh
Sở thích chung của 2 anh em Phước Tuấn, Phước Tài là đọc truyện tranh. Cả 2 thường dùng những khoản tiền thưởng cho các danh hiệu học sinh giỏi để mua truyện đọc. “Có lần đi thi học sinh giỏi ở TP.Biên Hòa, được nhà trường cho tiền động viên, 2 anh em dùng tiền này để mua truyện. Vậy là sau khi thi xong, cả 2 ôm một mớ truyện về nhà” – chị Thủy kể lại.
Đỗ Đại học Y Hà Nội sau 9 năm rời trường phổ thông
Mơ ước là bác sĩ đa khoa, anh Nguyễn Thành Luân quyết định ôn thi lại và đỗ Đại học Y Hà Nội, sau khi đã học cao đẳng, đi làm và lập gia đình.
Anh Luân 27 tuổi, ở xã Trù Hữu, huyện Lục Ngạn, đăng ký ngành Y đa khoa ở ba trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Với số điểm 28,85, anh đoán mình đỗ nguyện vọng một nhưng không dám nói với ai vì sợ mừng hụt. Ngày 16/9, Đại học Y Hà Nội báo danh sách trúng tuyển, anh thở phào hạnh phúc.
Cách đây 9 năm, Luân thi đại học lần đầu tiên vào Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, nhưng chỉ được 18 điểm nên nộp nguyện vọng vào hệ cao đẳng của Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Ra trường năm 2015, anh làm kỹ thuật viên xét nghiệm tại một phòng khám tư ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, vài năm sau thì kết hôn.
Vợ anh học cùng ngành, cùng trường, nhưng hệ đại học và hiện công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội. Hai vợ chồng đón con đầu lòng vào năm ngoái.
Vợ chồng anh Luân chụp ảnh năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tốt nghiệp và đi làm nhiều năm, nhưng ông bố một con vẫn nuôi ước mơ trở thành bác sĩ đa khoa. Anh thích lâm sàng, muốn tìm hiểu kiến thức sâu và giao tiếp với bệnh nhân. Được vợ và sếp ở cơ quan động viên, anh tính thi thử.
Anh xác định chỉ thi Y đa khoa và chọn trường có học phí phù hợp bởi còn phải lo cho gia đình. Vừa đi làm, vừa tranh thủ ôn thi và chăm vợ bầu, anh cố gắng cân đối thời gian phù hợp. Ở lần thử sức năm ngoái, anh tiếp tục thất bại khi thiếu 0,25 điểm. "Tôi sợ không đủ thời gian nên làm vội nhiều câu dễ và bị nhầm. Sau lần ấy, tôi quyết tâm thi tiếp và đặt mục tiêu cao hơn", anh Luân nói.
Tháng 12/2020, anh bắt đầu ôn luyện, tiếp tục đăng ký các khóa học online và sử dụng nhiều tài liệu từ năm trước. Bận rộn với công việc ở phòng khám, anh tranh thủ những lúc vắng bệnh nhân để xem video bài giảng. Buổi tối, anh học từ 22h đến 0h, có ngày tới 2h, hôm nào bận cũng cố gắng ôn ít nhất hai tiếng.
Học online gặp nhiều khó khăn khi không tương tác được với thầy giáo. Anh Luân chỉ có thể học đêm, trong khi thời gian đó lại không có lớp online hay Zoom. Nếu có thắc mắc, anh cũng không được giải đáp ngay. Tuy nhiên, chưa hiểu phần nào, học viên có thể để lại bình luận, sẽ có trợ giảng giải thích hoặc thầy giáo gọi điện hỗ trợ.
Từ khi xác định thi lại đại học, anh Luân tập trung vào ôn luyện, chấp nhận cảnh sống xa vợ con. Khi dịch bệnh chưa căng thẳng, mỗi tuần anh xuống Hà Nội thăm vợ con hai ngày. Chiều hết giờ làm, anh bắt xe đi Hà Nội rồi 4h sáng thứ hai lại ngược về Bắc Giang sớm.
Hai vợ chồng xác định cùng nhau cố gắng cho tương lai đoàn tụ ở Hà Nội. Ngoài vợ là hậu phương vững chắc, anh Luân được gia đình hai bên động viên, thay nhau lên chăm sóc cháu. "Nhà vợ luôn ủng hộ, còn bố mẹ tôi nói sẽ hỗ trợ tiền ăn, học để vợ chồng không quá vất vả. Nhưng chúng tôi cũng có sự chuẩn bị về kinh tế, nếu không tôi không dám nghĩ tới đi học", bác sĩ tương lai chia sẻ.
So với năm ngoái, anh Luân đánh giá đề thi Toán năm nay dễ hơn, môn Hóa và Sinh mang tính phân loại học sinh. Ở bài thi Hóa, anh dự định lấy điểm cao nhưng bối rối ở một câu cân bằng phương trình, khiến không đủ thời gian cho hai câu còn lại. Cuối cùng, anh đạt tổng điểm 28,1, với 9,6 Toán, 9,25 Hóa học và 9,25 Sinh học. Cùng với 0,75 điểm cộng, anh Luân vừa đủ điểm đỗ ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội.
Con trai Luân, bé Nguyễn Tùng Dương, hiện hơn 1 tuổi và ở Hà Nội cùng mẹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Biết anh Luân đỗ đại học, người thân và đồng nghiệp nhắn tin chúc mừng. Nhiều bạn bè bất ngờ khi anh có công việc ổn định lại tính chuyện thi lại. Trong lúc ôn thi mệt mỏi, anh Luân đôi lần thoáng nản chí. Mỗi lúc như vậy, anh tự hỏi mình lý do và mục đích thi lại để làm gì. "Tôi đã xác định thi là phải đánh đổi và đã làm là phải làm bằng được", anh Luân tâm sự.
Nhắc đến kết quả đạt được, anh Luân dành lời cảm ơn tới vợ. Nhờ sự hy sinh và đồng hành của vợ, anh có thêm động lực để đạt được ước mơ. Anh mường tượng cảnh 6 năm sau trong lễ tốt nghiệp sẽ cùng con trai lên nhận bằng.
Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên môn Hóa tại Hệ thống Giáo dục Hocmai, ấn tượng với học viên quê Bắc Giang ở ý chí, quyết tâm ôn thi lại. "Tôi từng khuyên bạn ấy cần cân nhắc kỹ việc thi lại để tập trung cho công việc hiện tại và chăm lo cho gia đình, vợ con. Nhưng Luân có khát khao cháy bỏng trở thành bác sĩ và được vợ cùng gia đình rất ủng hộ thi lại", thầy Ngọc kể.
Với thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Sinh học, anh Luân là học trò đặc biệt. Thầy Công nhớ lần học trò vừa canh vợ đẻ vừa ôn đại học. Biết điểm thi của anh Luân, thầy Công đã đoán cơ hội của anh rất cao. Nhưng khi những công bố về học phí của các trường phía Nam cao hơn, nhiều học sinh trong đó nhờ tư vấn để nộp nguyện vọng một vào Đại học Y Hà Nội, thầy Công lại lo lắng.
"Quả ngọt cuối cùng đã đến với Luân và gia đình sau bao nhiêu năm nỗ lực. Đó là món quà vô giá", thầy Công nói.
Nữ sinh Tiền Giang đạt điểm 10 môn Ngữ văn Nguyễn Lê Thiên Nghi (Tiền Giang) là một trong ba thí sinh đạt điểm tuyệt đối môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Thiên Nghi đạt điểm số cao ở các môn còn lại như: Toán: 8,2; Tiếng Anh: 9,8; Giáo dục Công dân: 9 điểm. Nữ sinh Tiền Giang nhận định bản thân có lối hành văn sử...