Ăn uống ra sao trong mùa nóng?
Mùa nắng nóng, nhiệt độ lên cao có thể tới 38-39 độ C, khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nhiều nước và các chất điện giải.
Trong những ngày nắng nóng, chế độ ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cân bằng, hợp lý, thực phẩm đa dạng, cung cấp chất béo có chừng mực, uống đầy đủ nước và ăn nhiều hoa quả tươi nguyên.
Về dinh dưỡng của các loại thực phẩm
Thịt: Chứa nhiều axit amin quý (thiết yếu và không thiết yếu) với tỷ lệ khá cân đối. Đặc biệt,thịt bò, dê có chứa nhiều chất sắt cần thiết cho cấu tạo hồng cầu và các mô khác trong cơ thể. Nên ăn thịt ở mức vừa phải, trung bình khoảng 1,5kg/người/tháng.
Các chuyên gia của Hội Tim Mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt chó. Một nghiên cứu năm 2017 của Hội Thận học Mỹ cho thấy ăn thịt đỏ sẽ làm gia tăng bệnh thận giai đoạn cuối và suy thận lên rất nhiều lần.
Nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt mà không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt chó.
Cá: Có nguồn đạm (protid) rất quý với đầy đủ các axít amin cần thiết (isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, valine, histidine) trong đó hàm lượng tyrosine, lysine, cysteine, tryptophan, methionin cao hơn cả thịt. Chất đạm của cá tươi dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt. Nguồn chất béo trong cá bao gồm lipid và lipoid. Thành phần lipid của cá chủ yếu là các axít béo không no (hay còn gọi là không bão hòa).
Bên cạnh các axít béo không no, các lipoid của cá còn có nhiều chất sinh học quan trọng như serebrorid, sterid, phosphatid… Phosphatid có ở khắp các tế bào trong cơ thể, tập trung chủ yếu ở bề mặt nguyên sinh chất của tế bào, tham gia vào quá trình chuyển hóa của tế bào.
Phosphatid còn tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa mỡ, điều hòa chuyển hóa cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy quá trình bài xuất cholesterol ra khỏi cơ thể. Trong các loại cá, đặc biệt ở đầu cá, có chứa nhiều axít béo chưa no omega-3 có hoạt tính sinh học cao. Axít béo omega-3 hạ thấp cholesterol, triglyceride máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và huyết áp cao, giảm nguy cơ lão hóa não, tăng cường hoạt động của trí nhớ. Các loại cá có chứa axít béo omega-3, nhiều nhất là cá hồi, cá thu, cá trích.
Cá còn là nguồn cung cấp vitamin rất quan trọng. Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá, có nhiều vitamin A, vitamin D. Lượng vitamin nhóm B, B1, B2, B12 ở cá tương tự như ở thịt. Cá có nguồn chất khoáng quý hơn thịt, cá sống ở biển chứa nhiều khoáng chất hơn cá nước ngọt. Ví dụ trong 100 g cá diếc có 70 mg calcium, trong 100 g cá dầu có 527 mg calcium, trong 100 g cá trạch có 109 mg calcium và ở cá quả là 90 mg calcium. Tỷ số calcium/phosphate ở cá cân đối hơn thịt.
Ở cá, các nguồn chất khoáng vi lượng như kẽm, cobalt, đồng, iốt… rất phong phú. Đặc biệt, lượng iốt ở một số loài các biển rất cao, rất cần cho sự tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp T3,T4. Ngoài ra, trong cá còn có chất DHA đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các tế bào não và hệ thần kinh.
Video đang HOT
Theo Tạp chí Nutrition 2017, ăn cá thường xuyên sẽ giảm viêm khớp và cải thiện chứng trầm cảm.
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn cá ít nhất 3-4 bữa mỗi tuần để đem lại sức khỏe tốt, thỉnh thoảng ăn cá nhỏ nhai nguyên xương…
Theo Tạp chí Nutrition 2017, ăn cá thường xuyên sẽ giảm viêm khớp, và cải thiện chứng trầm cảm.
Gạo: Nhóm thức ăn cơ bản cung cấp chất bột đường. Nên cung cấp từ 200-400 g/ngày/ người lớn.
Dầu mỡ: Cần cân đối lượng dầu – mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên chọn dầu phụng, dầu ô liu, dầu vừng, dầu mè, dầu hướng dương vì có chứa nhiều axít béo không no như axít omega-3, omega-6 giúp phòng chống xơ vữa động mạch, giảm bệnh tim mạch, cải thiện chức năng trí não, hỗ trợ điều trị viêm đa khớp dạng thấp, hỗ trợ điều trị ung thư vú cho các phụ nữ sau mãn kinh (theo báo cáo tại Hội nghị Phòng chống Ung thư vú châu Âu 2016). Không nên dùng dầu cọ, dầu dừa vì chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe. Vào mùa nắng nóng nên cung cấp khoảng 600 g dầu mỡ/ người/tháng.
Sữa các loại: Sữa mẹ là thức ăn quý nhất cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Trong sữa có chứa nhiều calcium rất cần thiết cho người có tuổi để đề phòng chứng loãng xương. Đặc biệt, trong sữa đậu nành có chứa isoflavon (estrogen thực vật) giúp giảm các triệu chứng của phụ nữ tiền mãn kinh (40-50 tuổi), mãn kinh như bốc hỏa, chóng mặt, bứt rứt khó chịu, nóng nảy, khô teo âm đạo, giao hợp đau…
Rau quả các loại: Mùa hè nóng nên tăng lượng rau xanh trong bữa ăn. Nhu cầu: 300-400 g rau xanh/ngày.
Rau xanh cung cấp nhiều vitamin C (tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, trợ tiêu hóa…), chất xơ (đặc biệt là pectin, một polysaccharid, có tính hòa tan, tăng độ nhớt và khối lượng phân có tác dụng phòng táo bón, giảm hấp thu cholesterol và glucosse từ ruột do đó phòng ngừa bệnh tim mạch béo phì gan nhiễm mỡ và đái tháo đường).
Rau muống và rau dền đỏ cung cấp nhiều chất sắt, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu. Trước khi ăn sống cần rửa sạch rau trong nước muối pha loãng, hay nước tím KMnO4 pha loãng để diệt các mầm bệnh.
Thời tiết nóng nên ăn các loại quả như dưa hấu hay cà chua (cung cấp nước, carotenoid như lycopen… giúp chống lão hóa), thanh long ruột đỏ hay ruột trắng (giúp giải khát rất tốt). Một ly nước mía sạch cung cấp nhiều năng lượng. Cam, chanh, quýt cung cấp nhiều chất xơ , vitamin C, các axít hữu cơ, khoáng tố cần thiết cho cơ thể.
Rau gia vị: Để kích thích ăn ngon miệng, nên dùng các loại rau gia vị như tía tô, kinh giới, thìa là, rau ngổ, hành hoa, giấp cá…
Cung cấp đủ nước và các chất điện giải
Nhu cầu: 1,8-2 lít nước/người trưởng thành/ngày. Hè nắng nóng hoặc hoạt động nhiều, chơi thể thao thì càng uống thêm nhiều nước.
Nên uống các loại nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước suối, nước hoa quả tươi. Các loại nước trái cây: cam, chanh, dưa hấu, táo, lê…, các loại nước từ rau: rau má, diếp cá xay… giúp giải nhiệt rất tốt. Nước chè xanh, nước vối giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cung cấp các chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh mạn tính như ung thư… Ăn chè đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván… vừa bổ dưỡng và giải nhiệt độc rất tốt.
Nên ăn như thế nào?
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, đủ 4 nhóm: đạm, đường bột, béo, vitamin và muối khoáng. Nên thay đổi kiểu bữa ăn và cách chế biến mỗi ngày để dễ ăn và dễ hấp thu, đặc biệt là ở người già và trẻ em (do biếng ăn và kém hấp thu trong trời nắng nóng).
Mỗi bữa nên có canh như canh mồng tơi, canh cải nấu tôm, canh cà chua nấu thịt bò, canh bầu nấu tôm, canh chua…để dễ ăn và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất.
Theo BS Ngô Văn Tuấn/Sức Khỏe Và Đời Sống
Những thực phẩm không nên dùng chung với sữa
Theo nền y học cổ truyền Ấn Độ - Ayurveda, sự kết hợp của những thực phẩm dưới đây có thể gây ra rối loạn hệ thống trong cơ thể.
Cam và sữa không nên kết hợp với nhau. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Kết hợp một số loại thực phẩm không tương thích với nhau sẽ dẫn đến các biến chứng về sức khỏe như liệt dương, mù lòa, vô sinh và các bệnh đường ruột.
Sữa là một trong những loại thực phẩm gây ra hiệu ứng Virudha trên cơ thể người. Và không nên kết hợp với nhiều loại nguyên liệu dưới đây, theo boldsky.
Chuối, dâu tây, cam
Các loại trái cây như chuối, dâu tây, và cam sản sinh nhiệt ở hệ tiêu hóa, nhưng sữa có tác dụng làm mát. Khi những thức ăn này bị phá vỡ trong dạ dày, chúng sẽ có vị chua. Khi sữa và trái cây này được kết hợp với nhau, sự tương phản trong tính chất nhiệt và mát của hai loại thực phẩm này có thể làm giảm quá trình tiêu hóa. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng của hệ ruột và có thể tạo ra chất độc trong dạ dày, có thể gây ra cảm lạnh, ho, đờm và dị ứng.
Do đó, đây là một trong những loại thực phẩm không nên kết hợp với sữa.
Thịt
Sữa là thực phẩm đậm đặc dinh dưỡng và nó cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Kết hợp nó với các dạng protein khác từ thịt chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều áp lực lên hệ tiêu hóa. Hơn nữa, sữa không giống như các loại thực phẩm khác không bị phá vỡ ở ruột non.
Do đó, dạ dày không tiết ra dịch tiêu hóa khi có sữa. Vì vậy, đây là một trong những sự kết hợp thực phẩm không tương thích.
Cá
Kết hợp cá và sữa sẽ làm phát sinh chất độc trong cơ thể, theo Ayurveda. Độc tố là nguyên nhân gốc rễ của tất cả các bệnh. Sự kết hợp này có thể dẫn đến hiệu ứng độc tố trên da và có thể gây ra một số tình trạng bệnh về da. Nó cũng có thể gây tắc nghẽn ở các kênh khác nhau của cơ thể gây ra các vấn đề tuần hoàn và bệnh tim.
Do đó, đây là một trong những loại thực phẩm không bao giờ nên kết hợp với sữa.
Muối
Muối và sữa được biết có đặc tính đối nghịch, còn được gọi là phẩm chất đối nghịch. Khi sữa được sử dụng làm cơ sở cho các món ăn khác nhau, chúng ta đang gây ra thiệt hại lớn cho cơ thể. Do đó, chúng ta đừng bao giờ kết hợp nó với sữa.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Những chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ Dưới đây là những chất dinh dưỡng quan trọng cần được đưa vào chế độ ăn uống hằng ngày của phụ nữ, theo boldsky. Các loại đậu, trứng, thịt, cá và sữa cung cấp protein cho cơ thể mỗi ngày. ẢNH: SHUTTERSTOCK Vitamin D Vitamin D cần cho xương chắc khỏe. Nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Khi cơ thể thiếu vitamin...