Ăn uống như thế nào khi dậy thì
Dậy thì là lúc trẻ phát triển mạnh, nhanh về thể lực, sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết mà nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục tăng lên gây ra những biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ.
Lúc này, ngoài sự phát triển và hoàn thiện cơ thể cũng là lúc trẻ hoạt động nhiều nhất, nên cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ ở giai đoạn này.
Ở tuổi dậy thì người thiếu nữ “lớn như thổi”, chỉ trong ít tháng đã cao và lên cân rất nhanh. Cả thời kỳ dậy thì thể trọng tăng khoảng 20kg, chiều cao tăng khoảng 25cm, nhu cầu nhiệt lượng nhiều hơn thời kỳ thành niên 25-40%.
Các vitamin
Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết chocơ thể. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp vàđường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổnghợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.
Chất bột
Là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm60 – 70% năng lượng có trong gạo, bột mì, và sản phẩm chế biến, khoai, củ… Nên chọn lựa những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.
Canxi rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương sau này. Mỗi ngày trẻ cần 1.000 – 1.200mg can xi. Can xi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá (nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400 -500ml sữa/ ngày.
Video đang HOT
Trẻ dậy thì cơ bắp giai đoạn này phát triển nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14-15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa… Trong đó đạm động vật là tốt nhất vì thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt – chất sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu.
Chất sắt
Bé gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên bé trai chỉ cần 12 – 18 mg sắt/ngày trong đó bé gái cần tới 20 mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt, phủ tạng động vật:gan, tim, bầu dục…, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn… Nếu thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…
Dầu, mỡ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Ở giai đoạn này cần cả chất béo no có trong thức ăn chứa nhiều đạm động vật và chất béo không no trong dầu ăn và cá, nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40 – 50gr mỗi ngày.
Những lưu ý với các bạn gái trong tuổi dậy thì
Thân hình thướt tha, dáng người dong dỏng cao, đó là niềm mơ ước của nhiều cô gái. Vì mơ ước có được một thân hình đẹp mà nhiều cô gái kiêng khem đủ thứ, thậm chí nhịn ăn, không ngủ cốt làm cho mình gầy đi. Họ không hiểu rằng làm như thế không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cho họ xấu đi.
Nói chung, các cô gái thường không vừa ý với cơ thể đang trong giai đoạn thay đổi của mình. Trong nhiều trường hợp, các cô gái cảm thấy khổ sở vì cơ thể mình chỗ này quá béo còn chỗ khác lại quá gầy, và dường như không thể tránh khỏi chuyện ăn ít đi dần dần. Các cô gái thường không có ý thức được rằng sự nhịn ăn không khoa học sẽ đem đến những bệnh tật rất nghiêm trọng sau khi họ đã trưởng thành.
Với một số thiếu nữ ở tuổi dậy thì có thể hay bị rối loạn tiêu hóa, ăn xong thường đau bụng, buồn nôn. Trong trường hợp này không nên ăn no một lúc mà nên ăn làm nhiều bữa, sau bữa ăn không nên uống nước ngay mà chỉ nên xúc miệng và nằm nghỉ 15-20 phút.
Điều nguy hại gì xảy ra khi bạn nạp quá nhiều chất sắt?
Việc hấp thu quá nhiều chất sắt có thể gây nguy hiểm cho cơ thể mà nhiều người có thể chưa biết.
Hấp thu quá nhiều chất sắt có thể gây nguy hiểm cho cơ thể - Ảnh minh họa: Shutterstock
Mức chất sắt gia tăng trong cơ thể có thể xuất phát từ những rối loạn về di truyền, hấp thu nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt, bổ sung sắt số lượng lớn...
Sau đây là một số rủi ro liên quan đến việc hấp thu quá nhiều chất sắt, theo Bold Sky.
Ngộ độc sắt
Tình trạng này xảy ra chủ yếu do quá liều bổ sung sắt. Trong những trường hợp như vậy, sắt được tích lũy trong các cơ quan quan trọng như gan, não và gây tổn hại nguy hiểm. Các triệu chứng ngộ độc sắt bao gồm buồn nôn, ói mửa và đau dạ dày.
Ung thư ruột kết
Quá nhiều chất sắt có thể dẫn đến ung thư ruột kết. Đó là do phản ứng Fenton không được kiểm soát với sự hiện diện của sắt dư thừa trong cơ thể. Điều này thúc đẩy sự mất ổn định và đột biến gien, dẫn đến ung thư, theo Bold Sky.
Bệnh thừa sắt
Bệnh thừa sắt (hemochromatosis) là một rối loạn di truyền xảy ra do sự lắng đọng quá mức chất sắt trong cơ thể dẫn đến chết tế bào và gây rối loạn chức năng đa cơ quan. Các triệu chứng là sự biến màu của da và các bệnh liên quan đến tuyến tụy.
Tiểu đường
Hàm lượng sắt từ chế độ ăn uống cao trong cơ thể có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sắt cũng là một chất dinh dưỡng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất.
Khi lượng chất sắt tăng lên trong cơ thể, các tình trạng như kháng insulin và suy tế bào beta xảy ra, và đây là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường, theo Bold Sky.
Đau tim
Quá nhiều chất sắt trong cơ thể có thể gây ra các rối loạn liên quan đến tim như bệnh ứ đọng sắc tố sắt tim. Ở bệnh này, lượng sắt dư thừa được tích lũy trong tim gây độc tính và rối loạn chức năng nội tạng. Điều này dẫn đến suy tim sung huyết và nhịp tim không đều, theo Bold Sky.
Ung thư gan
Theo một giả thuyết, quá nhiều chất sắt là yếu tố rủi ro gây ung thư biểu mô tế bào gan, thường được gọi là ung thư gan. Tình trạng này phát triển do sự gia tăng lượng sắt hấp thu vào.
Bệnh Alzheimer
Sự lắng đọng chất sắt quá mức trong não dẫn đến sự hình thành một loại protein bất thường được tích lũy bên trong các vùng đặc biệt của não liên quan đến trí nhớ và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, theo Bold Sky.
Theo Thanh niên
Kẽm quan trọng với trẻ nhỏ thế nào? Ở nước ta hiện nay, bên cạnh tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, iod... thì thiếu kẽm cũng đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Ở nước ta hiện nay, bên cạnh tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, iod... thì thiếu kẽm cũng đang là...