Ăn uống khi bị sỏi mật
Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Triệu chứng phổ biến là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sốt, vàng da…
Ảnh: Shutterstock
Ở người gặp tình trạng sỏi mật, chế độ ăn uống được coi là có thể làm tình trạng này nhẹ đi hay trở nên trầm trọng. Dưới đây là thực phẩm phù hợp cho người bị sỏi mật:
Bánh mì, ngũ cốc. Chứa lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, lại ít chất béo nên bánh mì và ngũ cốc giúp kiểm soát tình trạng sỏi mật rất tốt. Các thực phẩm mà người bị sỏi mật có thể ăn gồm bánh quy mặn, bánh quy ít béo, bánh gạo… Ngoài ra, lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, gạo, lúa mạch, yến mạch cũng giúp phòng ngừa các cơn đau do sỏi mật
Rau củ, trái cây. Các loại rau củ, trái cây thông thường đều không chứa chất béo, vì vậy đây là lựa chọn tuyệt vời cho người sỏi mật. Khi chế biến rau củ, cần ưu tiên hấp, luộc hoặc nướng thay vì xào để hạn chế lượng dầu ăn trong các món ăn.
Thịt nạc. Để giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hằng ngày, nên hạn chế phần thịt nhiều mỡ, da, tập trung vào các loại thịt nạc như thịt thăn, sườn; các loại cá… Khi chế biến, cũng ưu tiên phương pháp nướng hoặc hấp.
Sữa, sữa chua. Người bệnh sỏi mật nên hạn chế ăn các loại đồ ngọt giàu calo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiêu thụ vừa phải các món sinh tố, nước ép trái cây từ các loại hoa quả, sữa tách kem, sữa chua ít béo. Ngoài ra, cũng có thể ăn (với lượng vừa phải) một số loại bánh quy giòn, kẹo dẻo… ít béo nhằm kiểm soát tình trạng sỏi mật tốt hơn.
Video đang HOT
Chất béo lành mạnh. Chế độ ăn ít béo không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn hằng ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia đăng tải trên trang Livestrong, người bệnh sỏi mật có thể tiêu thụ vừa phải lượng chất béo từ quả bơ, dầu ô liu, đậu phộng, quả óc chó.
Thỉnh thoảng, ăn một dải thịt xông khói cũng không thành vấn đề.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Tại sao cơ thể chúng ta cần chất béo?
Chất béo luôn luôn được coi là một thuật ngữ xấu. Nó gần như luôn luôn nằm trong những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, chất béo thực sự không làm cho chúng ta "béo" nếu tiêu thụ trong mức cho phép, và nếu tiêu thụ quá nhiều calo mới làm cho ta "béo".
Chất béo không phải xấu và cơ thể thực sự cần nó. Điều quan trọng là có sự cân bằng và tiêu thụ chất béo lành mạnh.
Cần lưu ý rằng cơ thể cần cung cấp đủ lượng vitamin tan trong chất béo và các chất kích hoạt chất béo, và chúng chỉ được tìm thấy trong mỡ động vật. Trong thực tế, tất cả các loại rau mà chúng ta nghĩ là rất khỏe mạnh thì để hấp thụ đủ dinh dưỡng từ rau, chúng ta cần tiêu thụ chúng cùng với chất béo.
Một số thực phẩm như bơ, dầu dừa và dầu ôliu là những chất béo thực sự tốt để ăn. Dưới đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh, theo boldsky.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Ăn các chất béo lành mạnh có thể cứu được hơn một triệu người bị bệnh tim mỗi năm. Các carbohydrate tinh chế và chất béo chuyển vị cần được thay thế bằng chất béo có lợi cho tim. Thực tế, sự thay đổi đơn giản trong cách ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột qụy đến 80%.
Duy trì mức đường huyết
Một chế độ ăn uống lành mạnh được coi là yếu tố quan trọng trong việc quản lý lượng đường trong máu và cũng phòng ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường. Khi bạn tiêu thụ carb hoặc đường từ các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, trái cây hoặc ngũ cốc, chất đạm, chất xơ và các chất béo lành mạnh mà bạn tiêu thụ có thể giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
Tăng cường cholesterol tốt
Một số chất béo như bơ, dầu dừa là chất béo tự nhiên, có khả năng cung cấp cho cơ thể lượng chất béo mong muốn và đồng thời chuyển đổi bất kỳ cholesterol xấu nào có sẵn trong cơ thể thành chất béo tốt. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng chất béo lành mạnh là nguyên chất và không có sự pha trộn các chất khác.
Kiểm soát đói
Sau khi ăn những thực phẩm chứa chất béo, chúng ta sẽ no lâu hơn. Chất béo tốt, như những chất có trong cá béo như cá hồi và cá ngừ, và trong một số loại hạt và rau, có thể giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn trong thời gian dài. Các chất béo xấu được tìm thấy đặc biệt trong các thực phẩm đóng gói như khoai tây chiên, bánh quy chỉ có thể đáp ứng được cơn đói trong thời gian ngắn, trong khi những chất béo tốt giúp kiểm soát đói giữa các bữa ăn trong khoảng thời gian dài.
Tăng cường chuyển hóa
Một chế độ ăn uống cân bằng rất cần thiết để thúc đẩy quá trình trao đổi chất lành mạnh và hiệu quả. Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất đạm và carbohydrate, cơ thể cần chất béo để duy trì quá trình trao đổi chất ổn định.
Bảo vệ các cơ quan quan trọng
Chất béo lành mạnh đóng vai trò đệm và giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng khỏi mọi tổn thương.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
4 căn bệnh hạn chế ăn trứng Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp cụ thể, phải thận trọng với loại thực phẩm này. Ăn 2 - 3 quả trứng mỗi tuần là tốt ở người khỏe mạnh. ẢNH: Đ.N.THẠCH Bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Western (Canada), ăn nhiều hơn...