Ăn sá sùng biển, nam thanh niên bị sốc phản vệ
Bệnh nhân Đ.A.D. (nam, 26 tuổi, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng – một loại hải sản biển chỉ khoảng 30 phút.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhân D. cho biết có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.
Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Lúc đó, bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.
Xét nghiệm phân tích máu cho thấy các chỉ số bạch cầu lympho, men gan, và dị ứng đều tăng. Vì vậy, bác sĩ cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp chân cao, tiến hành tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch tinh thể và thở oxy mask.
Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.
Trước sự nguy kịch đó, bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, duy trì bơm tiêm điện Adrenaline tĩnh mạch và các thuốc cấp cứu khác, thở oxy qua mask, theo dõi huyết áp trên màn hình monitor. Sau 3 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nhưng có đặc điểm chung là xuất hiện nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Thường do nguyên nhân phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu phản vệ thường xuất hiện rất nhanh, đột ngột từ vài phút đến vài giờ sau tiếp tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, bị côn trùng đốt, hay sau khi ăn thức ăn lạ.
Video đang HOT
BSCKI Nguyễn Minh Thắng – Phó Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: “Tỉ lệ dị ứng ở trong cộng đồng rất cao. Phản ứng dị ứng là một phản ứng nặng và có thể chuyển độ rất nhanh từ nặng lên nguy kịch hoặc ngưng hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra nhiều trường hợp còn xuất hiện phản vệ pha 2, tức là lại rơi vào tình trạng phản vệ sau đó dù đã được xử lý cấp cứu ổn định. Như trường hợp bệnh nhân D., này, từ phản vệ mức độ nặng (độ II) chuyển rất nhanh thành sốc phản vệ (độ III) và tiếp tục xảy ra phản vệ pha 2 ngay trong tối hôm đó”.
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân dị ứng phải theo dõi tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được trang bị thuốc cấp cứu phản vệ trong vòng ít nhất 24 giờ. Với người bệnh có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc chống dị ứng trong người.
Phòng ngừa dị ứng và sốc phản vệ bằng cách nào?
Để phòng ngừa và giảm thiểu xảy ra dị ứng, tai biến sốc phản vệ, bạn hãy lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi khám bệnh và kê đơn thuốc. Ngoài ra, hãy luôn mang theo các loại thuốc giải dị ứng trong người.
- Khi đang dùng thuốc, nếu xuất hiện cảm giác bất thường như bồn chồn, hốt hoảng, tê lưỡi, khó thở,… hãy nói ngay với bác sĩ để dừng lại và xử lý kịp thời.
- Tất cả các bệnh nhân nếu sử dụng thuốc tiêm – truyền nên được nhập viện nội trú hoặc theo dõi sau tiêm truyền thuốc tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo dõi và xử lý phản vệ.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc, tiêm truyền thuốc tại nhà.
- Không ăn các thức ăn đã từng gây dị ứng, phản vệ.
Theo infonet
Trời mưa nắng thất thường, sĩ tử nếu thấy có dấu hiệu cảm thì hãy làm ngay những việc này
Sáng mai đã là ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia 2019, tuy nhiên, với tình trạng mưa nắng thất thường những ngày này thì sĩ tử sẽ rất dễ bị cảm. Vậy cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trước khi bước vào kỳ thi quan trọng ngày mai?
Vào 14h chiều nay (24/06), các sĩ tử sẽ có mặt tại các hội đồng thi THPT Quốc gia 2019 để nghe phổ biến về quy chế, làm thủ tục dự thi và đính chính sai sót thông tin (nếu có). Ngay từ sáng mai, các sĩ tử sẽ bước vào ngày thi đầu tiên với 2 môn Văn (sáng) và Toán (chiều). Tuy nhiên, sau những ngày nắng nóng kéo dài thì sáng nay, trời bắt đầu thay đổi thời tiết và chuyển mưa đột ngột. Do đó, các sĩ tử cần chú ý bảo vệ sức khỏe của mình, đề phòng nguy cơ nhiễm lạnh, cảm cúm khi đi làm thủ tục dự thi vào chiều nay.
Đặc biết, nếu có những dấu hiệu cảm lạnh như cơ thể vật vã, mệt mỏi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho và hắt xì nhiều, sốt nhẹ... thì cần nhanh chóng làm ngay các việc sau để bảo vệ sức khỏe.
Uống trà gừng
Trà gừng từ xưa đã là một bài thuốc trị cảm rất hiệu quả. Bởi gừng sẽ giúp làm ấm người, có tính sát khuẩn, trị cảm mạo, phong hàn rất tốt. Vì vậy, ngay khi các sĩ tử thấy có dấu hiệu cảm thì nên pha ngay một tách trà nóng rồi thêm vài lát gừng tươi vào. Uống khoảng 2 - 3 tách trong ngày sẽ giúp chặn lại cơn cảm và điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt hơn.
Uống chanh mật ong
Ngoài trà gừng thì các sĩ tử có thể pha thêm chanh mật ong để uống, sẽ giúp bổ sung vitamin C cùng các khoáng chất đa dạng để phục hồi sức khỏe nhanh. Cách pha loại nước uống này cũng rất đơn giản, chỉ cần một ly nước chanh nóng, thêm một thìa mật ong vào. Uống ngày 2 lần sẽ giúp ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả trong thời tiết này.
Súc miệng bằng nước muối
Muối có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng nên khi bị cảm cúm, bạn chỉ cần pha chút nước ấm hòa với muối và súc miệng vài lần trong ngày. Với cách làm này, bạn sẽ loại bỏ được vi khuẩn, tiêu diệt virus bệnh hiệu quả và hạn chế nguy cơ cảm lạnh lan sang viêm họng.
Ăn súp gà
Tranh thủ nhờ mẹ của bạn nấu ngay một nồi súp gà để tẩm bổ trước ngày thi quan trọng nào. Khi bị cảm lạnh, một bát súp gà sẽ giúp cung cấp protein và lấy lại sức khỏe cho kỳ thi ngày mai. Bởi thịt gà vốn là món ăn giàu dinh dưỡng và giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng là một món ăn giúp chữa cảm lạnh, cảm cúm rất hiệu quả.
Bổ sung thêm tỏi vào các món ăn
Mặc dù tỏi không phải một loại gia vị hấp dẫn, nhưng nó lại rất công hiệu trong việc điều trị bệnh cảm cúm. Do trong tỏi có chứa allicin, một hoạt chất giúp kích thích hô hấp, thông thoáng đường thở và tăng cường quá trình trao đổi khí ở phổi. Bên cạnh đó, tỏi còn có khả năng diệt virus, hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh. Vậy nên, ngay khi thấy có triệu chứng cảm thì bạn nên tăng cường tỏi trong các món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt tỏi ra thành lát và ngửi để giúp hạn chế bệnh phát triển nặng thêm nhé!
Source (Nguồn): Boldsky
Theo Helino
Những "mũi tiêm vàng" cứu sống trẻ sốc phản vệ khi tiêm vắc xin Làn sóng anti- vắc xin xuất hiện bên cạnh những phản ứng sau khi tiêm vắc xin, một số ca sốc phản vệ, trẻ tử vong đã khiến cho người dân hoang mang, lo sợ. Nhiều bà mẹ từ chối vắc xin cho con, dẫn đến việc trẻ "dính" bệnh. Cán bộ y tế xã Thượng Sơn- Vị Xuyên- Hà Giang kiểm tra...