Ăn quá no: Nguyên nhân của nhiều loại bệnh
Ăn quá no không chỉ khiến cho cơ thể phát phì mà nó còn là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh khác.
1. Dạ dày
Dạ dày cũng cần phải được nghỉ ngơi. Vì thế, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Cứ sau 2-3 ngày, các tế bào biểu mô dạ dày cần phải được làm mới một lần. Nghĩa là, thực phẩm của bữa ăn trước đó cần phải được tiêu thụ hết mới có thể tiêu hóa được thức ăn của bữa kế tiếp.
Khi bạn bắt dạ dày hoạt động quá tải, niêm mạc dạ dày không thể tiết dịch vị và sẽ phá hủy các hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất hiện triệu chứng khó tiêu. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra lở loét và các bệnh dạ dày khác.
2. Béo phì
Ăn quá nhiều và những thức ăn có hàm lượng protein cao khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Sự tích tụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong cơ thể sẽ dẫn đến hậu quả là bệnh béo phì. Điều này không chỉ khiến bạn mất tự tin về cơ thể mình, mà nó còn rất dễ dẫn đến một loạt các chứng bệnh bao gồm cả bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch, viêm túi mật…
3. Bệnh tim
Nếu thường xuyên ăn quá no, ăn nhiều mỡ, đạm thì bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch rất cao, nguy hiểm nhất là bệnh động mạch vành tim. Bệnh này liên quan mật thiết với việc ăn uống.
Khi bạn ăn quá nhiều thì thức ăn trong quá trình tiêu hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho tạng tim, khiến sự co bóp của tim bị hạn chế. Quá nhiều chất béo trong thức ăn sẽ khiến cholesterol tích lắng ở thành động mạch, làm cho động mạch xơ cứng nhanh, gây ảnh hưởng tới động mạch vành của người bệnh.
Video đang HOT
4. Alzheimer
Không chỉ tác động lên thành ruột hay dạ dày, những độc tố do quá trình phân hủy thức ăn không được tiêu hóa khi hấp thụ còn làm tổn hại hệ thần kinh trung ương. Thường xuyên ăn no trong thời gian dài còn khiến não bộ sinh ra một loại tế bào có hại cho não, lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch. Nếu để thời gian dài, tế bào não bị thiếu ôxy khiến năng não suy giảm, trí nhớ kém, tư duy chậm…
5. Ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra rằng, một bữa ăn quá tải có thể gây ra các hoạt động làm giảm khả năng ức chế ung thư biểu mô tế bào, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhiều dinh dưỡng vào buổi tối, chúng sẽ chịu tác dụng của vi khuẩn yếm khí trong đại tràng và sinh ra chất có hại cho cơ thể, những chất này lưu lại trọng đường ruột thời gian dài sẽ gây ra ung thư đại tràng.
6. Mệt mỏi
Ăn quá nhiều sẽ làm cho não không đáp ứng kịp, đẩy nhanh sự lão hóa của não. Sau khi ăn xong, hệ thống tiêu hóa vẫn liên tục “làm việc”, dạ dày phải co bóp nhiều lần để tiêu hóa lượng lớn thức ăn mà bạn nạp vào, vì thế bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, tức bụng và buồn ngủ…
7. Bệnh loãng xương
Việc bạn nạp thực phẩm vào cơ thể một cách không chọn lọc và sự thỏa mãn sở thích ăn uống trong một thời gian dễ dàng làm cho xương bạn bị mất muối calci, tăng xác suất mắc bệnh loãng xương.
Theo Sức khỏe và Đời sống
5 bệnh đe dọa đến sức khỏe của bạn
Người ta thường nghĩ rằng bệnh tật sẽ gõ cửa khi bạn ngoài 60 tuổi. Tuy nhiên, trạng thái căng thẳng, chế độ ăn uống nghèo nàn và lối sống ít vận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và khiến bạn sớm phải gắn bó với những bệnh được cho chỉ có người cao niên mới bị mắc chúng.
Bệnh u hắc tố
Tuổi mắc trung bình của bệnh này là 50 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện khi bạn 20 tuổi và số ca ung thư da ở phụ nữ dưới 40 tuổi tăng cao gấp 8 lần. Năm 2009, trung tâm quốc tế nghiên cứuvề ung thư (IARC), dựa trên phân tích của hai mươi nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với bức xạ mặt trời nhân tạo trước tuổi 30 tăng 75% nguy cơ bị mắc bệnh u melamin hay bệnh u hắc tố.
Đừng bao giờ đi ra ngoài đường trong mùa hè mà không bôi kem chống nắng ban ngày. Trong trường hợp thiếu vitamin D, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn, họ sẽ hướng dẫn bạn cách bổ sung vitamin này mà không cần sử dụng tia UV như một nguồn cung cấp vitamin D.
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương có thể được chuẩn đoán với những người ở độ tuổi 65 nhưng từ ngoài 50 tuổi, bạn cũng đã có nguy cơ bị mắc chứng bệnh này. Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.
Tập thể dục thường xuyên để giúp xương vững chắc và giúp thiết lập hệ thống cơ. Tránh hút thuốc và uống rượu vì đó là yếu tố gây hại cho xương và từ chối vĩnh viễn các loại nước giải khát (bao gồm sản phẩm tốt nhất của thức uống này) vì hàm lượng axit phosphoric cao có trong thức uống này làm thay đổi sự cân bằng canxi/photpho, gây ra tình trạng xương dễ vỡ.
Ngược lại, hãy chọn cho mình một menu giàu canxi và vitamin C (chất giúp hấp thụ canxi tốt hơn).
Chứng nhồi máu cơ tim
Tuổi trung bình được chuẩn đoán thường hay mắc bệnh này là 64 nhưng đừng chủ quan, khi bạn 20 tuổi hoặc 30 tuổi, bạn vẫn có thể bệnh nhồi máu như thường. Ở Pháp, có gần 40 người độ tuổi này bị đột tử do tim mạch mỗi năm.
Nếu bạn hút thuốc, đây là thời điểm tốt nhất để bạn nói lời từ biệt với thói quen có hại này vì thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ bị đau tim của bạn. Bạn có thể tránh được cơn đau tim bằng cách làm rất đơn giản liên quan đến chế độ ăn uống và hoạt động thể chất : 10 phút đi bộ mỗi ngày, năm ngày một tuần, tăng cường các loại trái cây và rau quả tươi trong thực đơn hàng ngày, và giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày giúp giảm nguy cơ máu cơ tim.
Bệnh Alzheimer
Các bác sĩ chuẩn đoán căn bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở tuổi 65 nhưng sau 40 tuổi, bạn có thể mắc chứng quên lãng này.
Các bác sĩ chưa có nghiên cứu đầy đủ về bệnh Alzheimer và những nguyên nhân gây ra căn bệnh này nhằm đưa ra lời khuyên hữu ích nhất giúp phòng ngừa nó. Nhưng cũng giống như tất cả các bệnh thoái hóa não, bạn có thể chống lại nguy cơ giảm sút nhận thức bằng cách đánh thức các bộ phận của não đang ngủ quên, ví dụ như học một ngôn ngữ mới, hay chơi một loại nhạc cụ.
Ngoài ra, những gì tốt cho tim cũng tốt cho não: hãy có chế độ ăn uống hạn chế cholesterol, chống tăng huyết áp và tập thể dục cũng giúp ích cho não của bạn.
Bệnh tiểu đường
Bệnh này thường gặp từ độ tuổi từ 40 đến 50 nhưng hiện nay nó vẫn gặp ở nhiều trẻ em dưới 15 tuổi. Ở Pháp, ước tính có khoảng 10.000 trẻ em dưới 15 tuổi (có nghĩa là 1 trên 1.000 trẻ em) được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Chúng chủ yếu bị mắc tiểu đường típ 1nhưng ngày càng nhiều thanh thiếu niên được chuẩn đoán bị tiểu đường típ 2 do bị béo phì.
Để điều trị bệnh tiểu đường típ 2, thực phẩm là phương thuốc tốt nhất dành cho bạn. Thanh thiếu niên được chuẩn đoán bị bệnh này là nạn nhân của chế độ ăn uống của họ quá giàu và quá nhiều đường và của lối sống lười vận động. Hãy tránh xa những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, lựa chọn các loại thực phẩm nhiều chất xơ và loại bỏ các menu của bạn những loại thực phẩm đã được chế biến sẵn.
Theo VnMedia
12 giấc mơ cảnh báo cơ thể bạn mang bạo bệnh Các bệnh khác nhau sẽ cho những giấc mơ khác nhau, còn những giấc mơ về cùng một loại bệnh thì thường là khá giống nhau. Xét từ góc độ bệnh lí, rất nhiều bệnh thể trạng và bệnh tâm thần không hề biểu hiện rõ trong thời kì ủ bệnh. Nhất là ban ngày não người phải hoạt động rất bận rộn,...