Ăn như cua hoàng đế, cả cân chưa được 1 lạng thịt chị em vẫn tranh mua
Cù kỳ là loại hải sản ở vùng biển Quảng Ninh, Khánh Hòa,… Đặc biệt, loại hải sản này cũng có cách ăn giống cua hoàng đế.
Ăn như cua hoàng đế, cả cân chưa được 1 lạng thịt chị em vẫn tranh mua
Vẻ bề ngoài nhìn giống cua, nhưng mình nhỏ và có đôi càng to hơn, cù kỳ đang là món ăn được nhiều người tìm mua. Đang vào mùa, nên giá cù kỳ lại càng rẻ khiến lượng tiêu thụ loại hải sản này bỗng dưng tăng mạnh.
Theo anh Dũng, một dân buôn hải sản tại Quảng Ninh, ngày nào anh cũng bán được 2 tạ cù kỳ. Đang vào mùa nên hàng lúc nào cũng có sẵn, giá bán buôn chỉ khoảng 95 nghìn đồng/kg. Mua trên 30kg thì giá chỉ còn 90 nghìn đồng/kg.
Cù kỳ là loại hải sản ở vùng biển Quảng Ninh
Một cân cù kỳ loại to có từ 5 – 6 con
“Đó là giá bán cù kỳ nhỏ (9 con/kg), còn với loại to từ 5 – 6 con/kg thì giá bán lẻ dao động từ 120 – 150 nghìn đồng/kg”, anh Dũng nói.
Đang kinh doanh các loại hải sản tại Hà Nội, nhưng chị My luôn trong tình trạng “cháy hàng” với cù kỳ. Bởi loại hải sản này có giá rẻ, lại có thể ăn cải thiện bữa ăn gia đình nên được nhiều chị em đặt mua.
Đang vào mùa nên cù kỳ có nhiều trứng, gạch
“Song, hàng chỉ về 3 ngày cuối tuần là hết. Khách muốn nhập thêm tôi lại phải đợi hàng về”, chị My cho hay.
Mùa này đang là lúc cù kỳ có nhiều gạch, nên chị em thường mua về sốt me tẩm bổ cho gia đình. Tuy nhiên, theo chị Khánh Linh (Trần Duy Hưng, Hà Nội), cù kỳ phần thân ít thịt. Thịt cù kỳ tập trung ở phần càng nên phải chọn con càng to, chắc.
Món ăn cải thiện
“Muốn ăn nhiều thì phải mua thêm, vì dù sao giá cù kỳ cũng rẻ. Cả nhà tôi thường đùa rằng, ăn cù kỳ cảm giác như đang ăn cua hoàng đế vì chỉ ăn được càng và chân”, chị Linh nói và chia sẻ thêm, do có người quen ở Quảng Yên (Quảng Ninh), nên lúc nào thèm ăn lại nhờ gửi xe lên Hà Nội cho tươi ngon.
Cù kỳ chỉ có thịt nhiều ở 2 càng, còn phần thân thì hơi xốp và có ít thịt. Và người mua nên chọn những con có gạch để ăn với sốt me chua ngọt.
Càng cù kỳ có nhiều thịt
Tuy nhiên, khi chế biến cù kỳ nên chú ý không để bị kèm tay. Bởi chúng kẹp rất đau và lì lợm.
Càng cù kỳ to nên có thể chế biến được nhiều món như nướng, hấp,… Nếu dùng để sốt me, rang muối thì phải tách hẳn hoặc đập dập càng để gia vị ngấm vào trong thịt.
Cù kỳ chỉ ăn được càng, chân là chính nên nhiều người liên tưởng tới món cua hoàng đế
Cù kỳ đỏ hiện không bán lẻ ngoài chợ như các hải sản khác. Nhưng người mua có thể tìm trên các chợ chuyên về hải sản trên mạng xã hội, hoặc nhờ người quen đặt mua hộ tại các vùng biển ở Quảng Ninh.
Bó rau đến quả trứng tăng giá, dân nhẵn túi tiền giới buôn nặng ví
Từ miếng đậu phụ tới lạng thịt, ổ bánh mì,... đều đua nhau tăng giá vin đủ các lý do khác nhau. Kết quả, dân buôn lãi đậm còn mâm cơm của người dân ngày càng teo tóp dù đã vét sạch túi tiền.
Đi chợ chỉ thấy giá tăng
Vài tháng nay, mỗi lần đi chợ chị Đinh Thị Tuyết Lan ở Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) thường chỉ mua rau, đậu phụ, trứng, cá,... thi thoảng mới dám mua 2-3 lạng thịt ăn đỡ thèm.
Chị tâm sự, từ đầu năm đến giờ thu nhập của vợ chồng chị bị giảm mạnh vì dịch Covid-19. Nhưng điều đáng buồn hơn là đi chợ thấy hàng hoá lại đua nhau tăng giá.
Sau Tết Nguyên đán, đậu phụ thay vì 2.000 đồng/miếng thì chủ hàng tính 2.500 đồng/miếng với lý do giá nhân công ngày Tết đắt đỏ. Nhưng sau lần tăng ấy, chủ hàng giữ giá đậu phụ từ đó đến giờ, nhất quyết không giảm.
Chị Lan ngán ngẩm nhất là thịt gà công nghiệp ở chợ lúc nào cũng 70.000-80.000 đồng/kg, gà ta thả vườn 140.000 đồng/kg (gà lông), thịt vịt 110.000 đồng/con, trứng gà, vịt giá luôn 25.000-35.000 đồng/chục quả... bất chấp suốt mấy tháng qua, giá bán tại chuồng trại rẻ như rau.
Người tiêu dùng ngán ngẩm khi hàng hoá tại chợ đua nhau tăng giá
"Dịp này đi chợ đến ổ bánh mì cũng tăng thêm 500 đồng, chiếc bánh giò nóng tăng thêm 2.000 đồng, còn gói xôi sáng giá không tăng nhưng xôi lại bị bớt đi một phần", chị than thở.
Với túi tiền chợ 5 triệu đồng/tháng lo ăn ngày 3 bữa cho gia đình 4 người, cách mà chị Lan chọn lựa là bớt khẩu phần các món thịt, tăng cường món chay.
Chị Lê Hạnh Ngân ở Lãng Yên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thừa nhận, dù đã vét sạch tiền để đi chợ, song mâm cơm nhà chị ngày càng teo tóp. Thu nhập không tăng, thậm chí đang giảm mà giá cả hàng hoá tại chợ nhất loạt tăng mạnh.
"Ngày trước đi chợ cầm 50.000 đồng có thể mua được thực phẩm, rau củ về nấu mâm cơm 3 món chính, phụ đủ cả. Giờ vẫn từng đó tiền đi chợ thiếu trước hụt sau", chị Ngân than thở. Nửa năm lại đây, mỗi tháng chị phải tăng thêm 1 triệu đồng để đi chợ nhưng vẫn cứ thiếu trước hụt sau, món nào cũng phải cắt bớt khẩu phần.
Chị thấy nói giá rau củ ở vườn, thịt gà, trứng cá,... ở chuồng trại giảm mạnh nhưng ra chợ thì lại không thấy giảm, thậm chí tiểu thương còn tăng giá.
"Thịt lợn tăng giá đã đành. Đây nhiều mặt hàng không liên quan gì đến thịt lợn cũng đua tăng". Chị Ngân dẫn chứng, món chả gà khoái khẩu mà chị hay mua mấy tháng nay đã được điều chỉ tăng thêm 20.000 đồng/kg mặc cho giá gà công nghiệp đang rất rẻ. Hay như miếng đậu phụ ngoài chợ giá cũng tăng thêm 500 đồng. Mấy củ khoai lang luộc sẵn giá nay còn tăng lên 80.000 đồng/kg...
Giá nhiều mặt hàng giá từ chuồng đến chợ tăng gấp 4-5 lần
Đầu vào giảm, giá vẫn cứ tăng
Ghi nhận tại các khu chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, nhiều tiểu thương thừa nhận dù hàng hoá có ế ẩm hơn trước, song họ vẫn phải điều chỉnh giá tăng lên.
Bán đậu phụ đã được 10 năm nay tại chợ Mai Động (Hoàng Mai, Hà Nội), anh Mai Văn Đức cho biết, sau Tết Nguyên đán giá đậu phụ đã được điều chỉnh tăng thêm 500 đồng/miếng. Nước đậu, tào phớ giá cũng tăng lên 7.000-12.000 đồng/túi.
"Thực ra mặt hàng tôi bán không liên quan gì đến thịt lợn nhưng vẫn phải tăng vì chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Nếu không tăng giá thì không đảm bảo thu nhập", anh chia sẻ.
Đây cũng là lời giải thích của nhiều tiểu thương tại các chợ khi quyết định tăng giá đồng loạt các mặt hàng dịp này.
Giá thịt lợn hơi đã giảm mạnh, song tại chợ vẫn không giảm, thậm chí siêu thị còn tăng giá
Đáng chú ý nhất là mặt hàng thịt lợn. Dù giá lợn hơi đã rời khỏi mốc cao nhất lịch sử (105.000 đồng/kg hồi cuối tháng 5), tuy nhiên giá mặt hàng này tại chợ vẫn không giảm.
Thậm chí mới đây, giữa lúc giá lợn hơi tại chuồng giảm khoảng 20.000-25.000 đồng/kg thì Sở Tài chính TP.HCM công bố điều chỉnh giá bán các mặt hàng thịt gia súc của những doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM năm 2020 và Tết Tân Sửu 2021.
Theo đó, từ ngày 16/6, bốn hệ thống siêu thị tham gia bình ổn thịt lợn sẽ được điều chỉnh giá bán lẻ tăng 0,9% đến gần 29% so với trước.
Lý do cho lần điều chỉnh này là dựa trên các kiến nghị của các đơn vị tham gia bình ổn và xem xét thực tế biến động giá lợn. Mức giá trên vẫn thấp hơn so với thị trường.
Trước đó, dù đã cam kết với Chính phủ, với Bộ NN-PTNT đưa giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg để chia sẻ khó khăn cùng người tiêu dùng, song sau một thời gian các doanh nghiệp chăn nuôi nhất loạt điều chỉnh giá lợn hơi tăng mạnh. DN viện cớ rằng giá ngoài thị trường quá cao nên phải tăng theo, bất chấp việc giữ giá ở mức 70.000 đồng/kg thì mỗi tạ lợn hơi vẫn lãi tới 2 triệu đồng, quên luôn lời hứa.
Thứ cực bổ cho vua chúa, ra ao hồ bắt về bán nửa triệu/kg nhưng hiếm có Thứ cực bổ cho vua chúa, ra ao hồ bắt về bán nửa triệu/kg nhưng hiếm có Thời xa xưa, đây là món ăn ngon cho các Hoàng đế Aztec và sau đó là món ăn của tầng lớp quý tộc Mexico. Ahuatle được làm từ trứng của một số loài côn trùng họ Notonectidae sống ở bên bờ hồ, đầm, vũng nước...