Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?
Khi ăn trứng, điều quan trọng là phải chú ý đến các loại thực phẩm sử dụng cùng có tốt cho tim mạch hay không.
Ở Việt Nam, trứng là thực phẩm dễ kiếm, rẻ tiề.n và giàu dinh dưỡng. Chúng cung cấp protein chất lượng cao cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho chế độ ăn uống lành mạnh.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ góc nhìn khoa học, trứng không có tác động trực tiếp đến huyết áp. Ăn một vài quả trứng sẽ không làm huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột. Tuy nhiên, trứng có thể tác động gián tiếp nhờ chứa kali và canxi – hai chất giúp giảm huyết áp.
Trứng có thể đóng vai trò hỗ trợ trong chế độ ăn lành mạnh cho tim. Ảnh: Mayo.
Trước đây, nhiều người lo ngại cholesterol trong trứng gây hại cho tim mạch. Tuy nhiên, bác sĩ Phương cho biết trứng có thể hỗ trợ cải thiện chức năng tim mạch khi được kết hợp đúng cách trong chế độ ăn uống lành mạnh. Quan trọng là cần chú ý đến các thực phẩm ăn kèm để đảm bảo tốt cho sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong má.u, vốn bị chi phối bởi yếu tố di truyền và các yếu tố dinh dưỡng khác.
Video đang HOT
Rất nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của việc tiêu thụ trứng đối với sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu của Giáo sư Frank B. Hu tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan trên 38.000 nam giới và 80.000 phụ nữ cho thấy, ăn một quả trứng mỗi ngày (hoặc 7 quả/tuần) không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu khác theo dõi 21.327 nam giới trong 20 năm cũng không tìm thấy mối liên quan giữa tiêu thụ trứng với nhồi má.u cơ tim hoặc đột quỵ.
Ngoài ra, phân tích từ tiến sĩ Mahshid Dehghan, Đại học McMaster, Canada, trên 177.000 người tại 50 quốc gia cũng cho thấy không có mối liên hệ đáng kể giữa lượng trứng tiêu thụ với lipid má.u, bệnh tim mạch hay tỷ lệ t.ử von.g.
Một thứ của bắp ngô thường bị vứt đi, ai ngờ 'bổ ngang nhân sâm'
Râu ngô hay còn gọi là ngọc mễ tu có rất nhiều công dụng, thường được sử dụng trong các bài thuố.c điều trị bệnh liên quan tới gan mật.
Râu ngô, vốn là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô, lại được xem như dược liệu quý hiếm, thậm chí còn được so sánh ngang hàng với nhân sâm về giá trị bổ dưỡng. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuố.c cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
Trong râu ngô chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Có thể nói râu ngô chính là loại thuố.c hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hóa tốt hơn bất cứ loại thuố.c bổ nào.
Râu ngô được ví bổ ngang nhân sâm. (Ảnh: Boldsky)
BS.CKI Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 cho hay, râu ngô tác dụng lợi thủy, tiết nhiệt bình can, thường dùng làm thuố.c thông mật, trị vàng da, phù nề, tiêu phù, trừ thấp độc, làm thuố.c lợi tiểu thông lâm, thanh huyết nhiệt, hạ áp.
Trong dân gian, người ta thường sử dụng nước râu ngô như phương pháp hiệu quả để hạ nhiệt cơ thể, cân bằng chức năng gan. Để tăng cường hiệu quả, người ta thường phối hợp nước râu ngô với các loại thảo dược khác như mã đề, hoa cúc, rễ cỏ tranh, mía lau, pha chế thành thức uống giải khát, thanh nhiệt, có lợi cho sức khỏe.
Bác sĩ Nhi cho hay, trong nước râu ngô có các chất như saponin, flavonoid, giúp giãn mạch má.u, giảm lượng dịch ngoại bào, tăng bài tiết natri. Uống nước râu ngô có thể làm giảm huyết áp, ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị lipid má.u cao.
Lưu ý khi dùng nước râu ngô
Râu ngô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không nên dùng thay nước lọc.
"Việc lạm dụng dùng nước râu ngô có thể gây tình trạng lợi tiểu quá mức, dùng lâu dài làm mất cân bằng nước và điện giải. Không nên uống vào buổi tối vì có thể gây tiểu đêm nhiều lần", bác sĩ Nhi lưu ý.
Khi dùng râu ngô nên dùng ở dạng tươi vì chứa nhiều dưỡng chất hơn khô. Râu ngô phơi khô chỉ nên sử dụng thời gian ngắn, tránh để nơi ẩm thấp dễ phát sinh nấm mốc, gây nguy hại cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Nhi một số đối tượng cần phải lưu ý khi dùng râu ngô như:
- Uống nước râu ngô có thể gây ra huyết áp thấp, gây chóng mặt, mệt mỏi và các triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa, thậm chí khiến tình trạng huyết áp thấp nặng thêm.
- Đối với người bệnh đang hạ đường huyết, uống nước râu ngô có thể gây nặng thêm các triệu chứng hạ đường huyết như hồi hộp, run tay, đổ mồ hôi.
- Trong râu ngô chứa một lượng phấn hoa nhất định có thể gây khó chịu cho những người bị dị ứng phấn hoa.
- Người bệnh đang dùng thuố.c chống đông, không nên dùng nước râu ngô.
Bác sĩ Yến nhi lưu ý thể chất và thể trạng của mỗi người đều khác nhau, vì vậy trước khi sử dụng nước râu ngô, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hơn nữa trong trường hợp bạn đang dùng các loại thuố.c khác để trị bệnh có thể tương tác với nước râu ngô, nên việc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn lại càng cần thiết.
Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho tr.ẻ e.m Cha mẹ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh nhưng nhiều người chưa biết cần những chất dinh dưỡng nào. Theo Hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất của Bộ Y tế, chế độ dinh dưỡng cần ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và...