Ăn kết hợp 2 thứ này, giảm đến 33% nguy cơ ung thư phổi
Nghiên cứu quy mô lớn dựa trên hơn 1,44 triệu người đã phát hiện tác dụng hiệp đồng kỳ diệu của sữa chua và chất xơ trong việc chống lại bệnh ung thư phổi.
Các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) phát hiện ra rằng chỉ với 1 hũ sữa chua mỗi ngày, nguy cơ ung thư phổi của một người có thể được cắt giảm tới 19%. Nếu vừa ăn sữa chua vừa hay ăn một chế độ giàu chất xơ (nhiều rau, trái cây, ngũ cốc…), nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm tới 33%.
Nếu chỉ ăn riêng chế độ giàu chất xơ, nguy cơ ung thư phổi giảm 15%.
Sự kêt hợp giữa sữa chua và chế độ ăn giàu trái cây, rau, ngũ cốc có thể giúp phòng ngừa ung thư phổi – ảnh minh họa từ internet
Để đi đến kết quả này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 1,44 triệu người Mỹ được thu thập từ 10 nghiên cứu đoàn hệ từ Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Theo các tác giả, tác dụng kỳ diệu này đến từ probiotic có trong các món giàu chất xơ và men vi sinh có trong sữa chua.
Probiotic là một dạng chất xơ khó tiêu hóa bởi cơ thể con người nhưng là thức ăn cho men vi sinh và nấm men. Cả 2 thứ này đều thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong khi đó, một số chủng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa của con người đã được chứng minh có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư phổi, mang đặc tính kháng khối u và kháng viêm.
Video đang HOT
Các tác giả vẫn đang mở rộng nghiên cứu nhằm chứng minh rõ ràng hơn cơ chế tác động nói trên.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học JAMA Oncology.
Cách đây không lâu, món sữa chua cũng được các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard (Mỹ) khuyên quý ông dùng đều đặn. Với 2 hũ sữa chua trở lên mỗi tuần, quý ông sữ giảm được tới 26% nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.
A. Thư
Theo The New York Times, Daily Mail/nguoilaodong
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam: Ung thư phổi có thể ngừa được!
Khoảng 90% ung thư phổi liên quan đến thuốc lá. Phụ nữ Việt Nam ít hút thuốc nhưng tỉ lệ mắc ung thư phổi bằng suýt soát 1/3 nam giới là do hút thụ động.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi. Điển hình là bệnh ung thư phổi và 90% trong số hơn 600.000 người mắc bệnh ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Ung thư phổi đứng hàng thứ hai tại Việt Nam với tỷ lệ 18,4% trường hợp mắc mới.
Tâm sự trên giường bệnh
Bệnh nhân L.V.T (62 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) phát hiện bệnh ung thư phổi và đang điều trị tại BV Ung bướu TP HCM được hơn tháng nay. Giọng thều thào, mệt mỏi ông T. cho biết, cách đây hai tháng ông luôn mệt mỏi, ho, nhiều cơn đau nhói ở ngực, chán ăn, giảm cân trầm trọng... Nhưng ông cứ nghĩ bệnh thông thường nên ra nhà thuốc gần nhà mua uống. Tuy nhiên, càng uống ông cảm thấy càng mệt mỏi, cơn ho kéo đến nhiều hơn kèm theo khó thở, tức ngực. Sau đó ông được người nhà đưa đến BV Ung bướu, tại đây sau thăm khám bác sĩ (BS) cho biết ông mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn nặng.
TS- BS Vũ Văn Vũ đang thăm khám cho bệnh nhân ung thư phổi. Ảnh: Trịnh Thiệp
Nằm trên giường bệnh ông T. bộc bạch: "Khi mắc bệnh rồi mới thấy quý sức khỏe còn quý hơn cả vàng. Trước đây, tôi có thể ra vườn làm cả ngày không biết mệt mỏi, giờ nằm một chỗ đã thấy mệt, thở không nổi, từng cơn đau len lỏi khắp cơ thể".
Khi hỏi, ông bắt đầu hút thuốc từ lúc nào, ông lại không nhớ nhưng ông có thể kể vanh vách "diễn biến" khiến ông nghiện thuốc. Là do mỗi lúc ra đồng, ông thường xuyên quấn thuốc rê cho các anh trai hút rồi ông nghiện thuốc lá lúc nào không hay. Những lúc không có thuốc lá để hút, ông cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Theo ông T., một ngày ông hút 1-2 gói thuốc là chuyện bình thường.
Đồng cảnh ngộ nhưng có phần may mắn hơn khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là bệnh nhân N.V.C (55 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) sau 9 năm điều trị, hóa trị sức khỏe ông đã dần ổn định. Ông C. bồi hồi nhớ lại, lúc phát hiện mắc bệnh ung thư phổi là tháng 2-2011 nhưng mãi đến tháng 4-2011 ông mới lên BV Ung bướu (TP HCM) để điều trị.
Ông kể lý do chần chừ không đi điều trị vì nghĩ rằng mắc bệnh ung thư là như mang trong mình "án tử", nên ông quyết nằm nhà chờ... chết. Tuy nhiên, được sự động viên của gia đình, ông cùng vợ khăn gói lên BV Ung bướu để điều trị.
Và may mắn đã mỉm cười sau 9 năm tích cực điều trị, hóa trị, hiện sức khỏe ông đã có phần cải thiện. Tuy nhiên, ông C. phải tái khám thường xuyên, BV giờ như là căn nhà thứ hai của ông.
Tránh xa khói thuốc lá
TS-BS Vũ Văn Vũ, Trưởng Khoa Nội 1 BV Ung bướu TP HCM, BS điều trị trực tiếp cho bệnh nhân C. cho rằng đây là trường hợp khá may mắn khi phát hiện bệnh sớm, sau 9 năm điều trị, với hai lần hóa trị đến nay sức khỏe của bệnh nhân tương đối ổn định và vẫn tiếp tục theo dõi, điều trị.
Theo TS-BS Vũ Văn Vũ, tác hại của hút thuốc lá có liên quan đến vấn đề bệnh lý như tim mạch, ung thư, rối loạn về tâm thần ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như vô sinh, giảm sinh... Trong khói thuốc lá có nhiều chất độc đi vào cơ thể gây tác động trực tiếp lên đường hô hấp gây viêm niêm mạc; từ viêm các tế bào tăng trưởng quá mức sẽ gây nên ung thư hoặc khói thuốc lá đi khắp bộ phận cơ thể theo đường máu làm suy giảm hệ miễn dịch; sơ cứng mạch máu làm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim gây những tai biến chết người... Có thể nói, ung thư do hút thuốc lá chiếm đến 2/3 trong số các bệnh lý về ung thư. Do vậy, nếu có tác động hiệu quả trong phòng chống tác hại hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm gánh nặng bệnh ung thư. Đặc biệt, những bệnh liên quan đến hút thuốc lá là những căn bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng.
Theo GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, ung thư phổi có thể điều trị hiệu quả nếu phòng ngừa và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Ngoài ra, phòng ngừa ung thư phổi một cách hiệu quả bằng cách tránh xa khói thuốc lá. Vì hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi. Khoảng 90% ung thư phổi liên quan đến thuốc lá. Trong đó, có đến 70 chất sinh ung thư (carcinogen) mạnh trong khói thuốc, từ từ gây đột biến gen trong các tế bào lót cuống phổi. Ngoài ra, những người hút thụ động (hút ké), nguy cơ ung thư phổi tăng 20%. Phụ nữ Việt Nam ít hút thuốc nhưng tỉ lệ mắc ung thư phổi bằng suýt soát 1/3 nam giới là do hút thụ động.
Hưởng ứng ngày thế giới không khói thuốc lá 31-5, GS-BS Nguyễn Chấn Hùng Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết nếu được phát hiện sớm lúc ung thư còn khu trú, tỉ lệ sống còn 5 năm là khoảng 50%. Đáng tiếc chỉ có 15% được chẩn đoán sớm. Do vậy kết quả điều trị thấp khi ung thư đã lan tràn. Do vậy, phòng ngừa ung thư phổi một cách hiệu quả bằng cách mọi người nên tránh xa khói thuốc lá.
Bài và ảnh: Trịnh Thiệp
Theo nguoilaodong
Tế bào ung thư 'bốc hơi' nhờ kỹ thuật xạ trị chuẩn Phương pháp xạ trị định vị thân (SBRT) đã trở thành lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ ung thư, ngay cả khi điều trị các khối u di căn bởi khả năng làm "bốc hơi" u triệt để, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh - Trưởng Khoa Xạ trị Vinmec Central Park tư vấn cho...