Ăn hải sản kị uống rượu nhân sâm, vang đỏ?
Hải sản và nhân sâm rất tốt cho sức khỏe đàn ông. Vang đỏ phụ nữ thích uống vì nồng độ cồn nhẹ và làm đẹp làn da. Nhưng 3 món ngon, bổ dưỡng này lại không nên kết hợp với nhau.
Hải sản đánh nhau với nhân sâm
Hải sản và nhân sâm rất tốt cho sức khỏe của nam giới, đặc biệt là trong vấn đề cải thiện sinh lý, tăng cường sinh lực phái mạnh. Nếu dùng riêng thì đúng là chúng phát huy hiệu quả tốt, nhưng kết hợp với nhau thì không hề tốt cho sức khỏe con người.
Rượu nhân sâm không nên ăn cùng lúc với hải sản. Ảnh minh họa.
Đông y xếp nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí (tính ấm), các loại hải sản là thực phẩm đại hạ khí (tính hàn). Hai món này không trung hòa được với nhau vì hai loại mang hai đặc tính trái cực quá mạnh, sẽ triệt tiêu nhau để chiếm vị thế và người dùng lãnh hết hậu quả về sức khỏe. Vì vậy khi đã ăn hải sản thì không nên dùng rượu nhân sâm.
Còn nếu ăn hải sản mà muốn uống ly rượu nhân sâm đều đặn hàng ngày thì thời gian cần giãn cách 3 giờ để hải sản kịp tiêu hóa rồi hãy uống.
Theo Ths. BS Trần Thuần (BV Sanh Pôn), rượu ngâm nhân sâm rất tốt, nhưng nó có thể làm tăng hấp thu nên cũng dễ say hơn. Ăn hải sản không nên uống rượu nhân sâm là kiêng kị trong dân gian từ xa xưa, chứ không có cơ sở khoa học nào nói rượu nhân sâm kị với hải sản. Thường những người uống rượu được thì họ cũng quen với những mồi nhậu, nên chỉ kiêng rượu khi đang dùng thuốc chữa bệnh (mỗi loại thuốc bác sĩ sẽ hướng dẫn kiêng kị cụ thể).
Nhân sâm là dược liệu quý với sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, nhưng vị thuốc đại bổ nguyên khí này chỉ có tác dụng tốt với những người có chứng bệnh khí huyết hư suy, suy nhược cơ thể.
Rượu vang đỏ kết hợp với hải sản làm món ăn mất vị và rất tanh. Ảnh minh họa.
Hải sản kị rượu vang đỏ vì sẽ chua và tanh
Video đang HOT
Rượu vang nhiều axit (vị chua) và tannin (vị chát) có tác dụng phá vỡ các phân tử chất béo, làm giảm độ ngậy, cân bằng đặc tính lạnh của hải sản. Nhưng có thông tin cho rằng hải sản kị rượu vang đỏ, bởi khi vào miệng rượu sẽ có vị chua loét và hải sản thì tanh ói. Thông tin này bắt nguồn từ Tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, khi hãng Mercian Corp (Nhật Bản) nổi tiếng về sản xuất các loại rượu đã mời các chuyên gia nếm rượu kiểm nghiệm 4 lần bằng cảm quan với 38 loại vang đỏ và 27 loại vang trắng ăn cùng hải sản.
Các chuyên gia đã thấy sự biến chất của rượu vang và làm món hải sản ngon lành trở thành chua loét và có mùi tanh rất khó chịu. Thủ phạm là hàm lượng sắt dù nhỏ (chỉ cần hơn 2mg/l) thì mùi vị hải sản đã rất khó chịu – lượng sắt lại có nhiều trong rượu vang đỏ.
Nhưng rượu vang trắng dùng với hải sản lại không bị tanh bởi hàm lượng sắt ít, mà còn làm dậy mùi đặc trưng của hải sản, còn có đặc tính khử mùi tanh hiệu quả, kích thích vị giác giúp thưởng thức hương vị hải sản ngon hơn. Các dòng vang trắng không chát, hương vị nhẹ nhàng, thoải mái nên hay được dùng ăn với hải sản tươi sống để dậy mùi món ăn.
Rượu vang trắng có nhiều nồng độ cồn khác nhau từ nhẹ cho tới nặng. Nếu dùng hải sản bữa tối thì vang trắng ướp lạnh khá ngon miệng, nhưng không nên ướp quá lạnh, mà nhiệt độ thích hợp để ướp rượu chỉ 6-8 độ C trong vòng 20 phút trước khi ăn. Rượu vang đỏ chỉ hợp với các món thịt. Có lời khuyên dễ nhớ là: “Vang đỏ uống khi ăn với thịt đỏ, vang trắng uống khi ăn với thịt trắng”.
Ăn hải sản nên kết hợp với rượu vang trắng. Ảnh minh họa.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), rượu vang uống liều lượng vừa phải tốt cho sức khỏe, điều hòa nhịp tim, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay đột quị, làm đẹp da… Ăn hải sản uống rượu vang mới ngon miệng, nhưng không phải rượu vang nào cũng kết hợp với hải sản là ngon.
- Món hấp, luộc dùng rượu vang nhẹ.
- Món xào, chiên, rang muối… kết hợp với rượu vang nồng độ trung bình trở lên.
Cũng theo TS Nguyễn Duy Thịnh, ăn hải sản uống rượu vang không có nguyên tắc, nếu món ăn nấu với nhiều gia vị mà nguyên liệu chính là hải sản vẫn có thể uống với rượu vang đỏ nhẹ, hoặc rượu vang hồng. Nhưng không máy móc, miễn sao cho hợp vị, ngon miệng là được.
Hải sản khác động vật trên cạn vì có nhiều chất gây dị ứng mà người ở vùng biển quen ăn thì không sao, nhưng người ở vùng khác tới ăn dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất là các món tôm, mực, sứa, cá ngừ đại dương… Rượu là dung môi dẫn đi tới các cơ quan trong cơ thể rất nhanh, và độc tố theo rượu cũng chạy nhanh vào cơ thể, khiến nhanh bị ngộ độc, dị ứng hơn. Vì vậy người dân nên cân nhắc khi dùng rượu vang với các món ăn hải sản.
Ngọc Hà
11 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nhân sâm
Nhân sâm là một trong những loại thảo dược được sử dụng rộng rãi và lâu đời nhất trong y học. Bạn đã biết hết công dụng tuyệt vời của nhân sâm chưa?
Cải thiện trí nhớ: Nghiên cứu cho thấy, nhân sâm có thể hỗ trợ cải thiện trí nhớ của bệnh nhân Alzheimer và những người mắc các chứng suy giảm chức năng thần kinh. Nhân sâm cũng giúp tăng khả năng tập trung nhờ thúc đẩy hoạt động của các tế bào não.
Bổ sung năng lượng: Những người bị suy nhược cơ thể nên sử dụng nhân sâm, vì nhân sâm giúp tăng cường chức năng não bằng cách đẩy lùi các triệu chứng "sương mù não" gây mệt mỏi.
Sản sinh insulin: Nhân sâm giúp kiểm soát nồng độ insulin ở người mắc bệnh tiểu đường. Viên bổ nhân sâm giúp giảm hàm lượng glucose trong máu, cho phép người bệnh ăn các món có đường mà không lo tăng đường huyết đột biến.
Làm giảm đau đầu: Nhân sâm là một bài thuốc chữa đau đầu hiệu quả, bởi nhân sâm chứa các thành phần kháng viêm giúp làm dịu cơn đau ban đầu, đồng thời giảm sưng và căng thẳng.
Giảm stress: Sự giảm khả năng tập trung và tiếp nhận thông tin là một triệu chứng thường gặp của stress. Nhân sâm giúp giảm stress bằng cách cải thiện trí nhớ và giúp ta tập trung tốt hơn vào công việc và học tập.
Giảm các triệu chứng mãn kinh: Nhân sâm giúp giảm các cơn đau do viêm và làm dịu các triệu chứng trầm uất trong thời kì mãn kinh. Tuy nhiên, không nên sử dụng đồng thời nhân sâm và thuốc ức chế trầm cảm, vì chúng có thể tương tác với nhau.
Kháng viêm: Nhân sâm giúp giảm viêm và sưng, do đó là một bài thuốc hiệu quả đối với các bệnh như viêm khớp hay dị ứng. Nếu bạn đang chật vật với căn bệnh thấp khớp, hãy uống một tách trà nhân sâm trước khi đi ngủ.
Tăng cường sức đề kháng: Nhân sâm giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc mắc các bệnh lý do virus khác, bạn nên sử dụng viên bổ nhân sâm.
Cải thiện tâm trạng: Nhân sâm làm giảm căng thẳng và lo âu, giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn, hào hứng hơn bớt lo lắng hơn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng viên bổ nhân sâm.
Giảm cân: Một trong những công dụng phổ biến nhất của nhân sâm là hỗ trợ giảm cân. Nhân sâm đẩy mạnh trao đổi chất và giúp cơ thể đốt cháy mỡ nhanh hơn. Uống trà nhân sâm vào buổi sáng giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả ăn kiêng và tập luyện./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 11: Nhân sâm và hải sản - "Mối duyên" cấm kỵ truyền kiếp Sau khi uống nhân sâm nên kiêng ăn tất cả các loại hải sản bởi hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Theo y học hiện đại, nhân sâm là dược liệu quý hiếm có vị đắng, không độc, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp...