An Giang khó khăn trong tinh giản 10% biên chế giáo dục theo lộ trình
Sáng 6/8, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyển với 63 tỉnh thành về Tổng kết năm học 2018 – 2019 triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020.
Tại hội nghị, liên quan Đề án sắp xếp tinh giản biên chế, quy hoạch lại bộ máy ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho hay: Vừa qua, Tỉnh ủy An Giang đã giao cho Sở Nội vụ xây dựng đề án tinh giản biên chế với các sở ngành trên toàn tỉnh. Đặc biệt chú ý đến ngành giáo dục vì đây là ngành đặc thù, có những đặc điểm riêng nên phải chú ý để vừa tinh giản nhưng đảm bảo chất lượng giao dục vẫn được duy trì.
Trước đây, về chất lượng giáo dục và đào tạo thì tỉnh An Giang nằm trong nhóm trung bình của cả nước, trong quá trình điều hành chúng tôi thấy: Cơ sở vật chất cho giáo dục của An Giang còn gặp nhiều khó khăn, sĩ số trước đây thường vượt quá quy định của Bộ GD&ĐT(45 học sinh/lớp) thực tế 45-55 học sinh. Phong trào đổi mới dạy và học lấy học sinh làm trung tâm hết sức khó khăn.
Hội nghị trực tuyến tại đầu cầu An Giang
Nhiều nước trên thế giới kể cả nước có chất lượng giáo dục trung bình cũng không lên đến sĩ số 45-55 học sinh/lớp. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học rõ ràng sự chăm sóc học sinh sẽ chưa thực sự tốt.
Video đang HOT
Thời gian qua, An Giang tập trung đổi mới cơ sở vật chất, giảm dấn lượng học sinh trong lớp theo số năm (năm đầu giảm xuống 50 học sinh/lớp, năm tiếp theo giảm xuống 45 học sinh/lớp).
Còn nơi nào cơ sở vật chất đảm bảo có thể giảm xuống 35- 35 học sinh/lớp để đảm bảo học sinh được quan tâm hơn, điều kiện tốt hơn, giáo dục chất lượng hàng năm nhiều tiến triển.
Hiện nay ngành sư phạm đang đào tạo thừa giáo viên. Khi chưa giải quyết được vấn đề này thì chưa sắp xếp tinh giản 10% theo lộ trình như hướng dẫn của Bộ GD&ĐT vì nếu không sẽ gây hoang mang cho đội ngũ giáo viên.
Do vậy, có thể năm đầu giảm 2-3% rồi mới tính đến giảm biên chế tiếp theo để tiệm cận đến sĩ số.
Trong các giải pháp mà Bộ xây dựng có nêu ra vấn đề giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vươn lên và xem xét cơ chế để đơn vị này được đầu tư giống như vùng nhiều khó khăn để tập trung đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Bình nêu ra đề xuất: Phát triển giáo dục phải nâng cao trình độ giáo viên, cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT nên tính toán thực hiện xây dựng nghiên cứu hệ thống hóa trường lớp và hệ thống công vụ. Đó cũng là một trong những bước đi giúp các trường công lập đẩy nhanh lộ trình tự chủ.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, đúng là hiện nay một số địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theo định biên quy định; một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số (hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%), do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
Số lượng, chất lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp; năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn của một số giảng viên còn hạn chế.
Chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa tương xứng với loại hình lao động mang tính đặc thù cao trong xã hội. Việc nhà giáo được điều động về các cơ quan quản lý giáo dục không được tiếp tục hưởng phụ cấp ưu đãi khiến việc điều động gặp khó khăn. Chính sách tiền lương đối với đội ngũ, đặc biệt đối với giáo viên mầm non hiện tại không còn phù hợp.
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát quy hoạch; khảo sát, đánh giá thực trạng về dồn dịch điểm trường lẻ, sáp nhập các điểm trường mầm non và phổ thông có quy mô nhỏ, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tại một số địa phương; tổ chức Hội nghị sắp xếp, dồn dịch các điểm trường ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo infonet
Học sinh không chọn, giáo viên địa lý, lịch sử có thất nghiệp?
Chương trình giáo dục phổ thông mới được chính thức áp dụng từ năm 2020-2021 có những môn học tích hợp. Đồng thời với việc học sinh được chọn môn học, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn, vậy nếu học sinh không chọn môn của mình, thì giáo viên môn đó có bị thất nghiệp?
Tại hội nghị trực tuyển triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đây, nhiều ý kiến từ các địa phương đã tỏ ra băn khoăn với "số phận" các giáo viên dạy bộ môn, nhất là những môn có tích hợp, liên môn? Trong khi ngành GD-ĐT đang thực hiện tinh giản biên chế, thì việc sắp xếp đội ngũ nhà giáo được thực hiện thế nào để không thừa, không thiếu? Giáo viên có bị thất nghiệp, đặc biệt là giáo viên các môn lịch sử, địa lý...?
Xuất hiện môn học tích hợp liên môn khiến nhiều giáo viên lo lắng thất nghiệp
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, việc dạy tích hợp chủ yếu sẽ ở các môn mới trong chương trình. Có 2 môn được mọi người quan tâm nhiều là môn lịch sử và địa lý và môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS. Vì mỗi môn có mạch kiến thức riêng, trong khi ở mỗi lớp sẽ có một chuyên đề tích hợp, gồm kiến thức liên môn khoảng từ 6-10 tiết. Như vậy, môn lịch sử và địa lý có số tiết học tương đương với môn lịch sử và môn địa lý hiện nay. Do đó, cơ cấu giáo viên sẽ không có gì thay đổi. Việc phân công cũng tương đối dễ dàng bởi giáo viên môn nào sẽ phụ trách môn đấy trong một thời lượng liên tục, có thể trong một kỳ hoặc nửa kỳ. Việc phân công, bố trí giảng dạy cho chương trình mới sẽ không có gì khó khăn.
Ông Thành cũng lấy ví dụ: Tính toán số lượng tiết học hiện nay, môn vật lý 5 tiết/ tuần, môn hóa học 4 tiết/ tuần, môn sinh học có 8 tiết/ tuần cho cả 4 khối lớp THCS. Tỉ lệ ấy tương đương với tỉ lệ các mạch kiến thức của môn vật lý, hóa học, sinh học được thiết kế trong môn khoa học tự nhiên tới đây. Lượng kiến thức tương đồng chương trình hiện tại nên với mỗi nhà trường, mỗi tổ bộ môn, lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được, không có sự xáo trộn về cơ cấu.
Đặng Trinh
Theo nld.com.vn
11 năm liên tiếp Cầu Giấy dẫn đầu TP về kết quả thi vào lớp 10 Năm học 2018-2019 Cầu Giấy tiếp tục dẫn đầu thành phố kết quả thi vào lớp 10, thi học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi đạt nhiều thành tích cao. Ông Trần Việt Hà - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy thông tin tại buổi giao ban báo chí. Tại giao ban báo chí thành ủy ngày 30/7, phó Chủ tịch...