Ăn gì để có ngày thứ 2 làm việc tràn đầy năng lượng?
Ăn đúng cách và đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn có tâm trạng rất tốt cho một tuần làm việc mới.
Hầu hết mọi người đều có tâm trạng mệt mỏi khi bước vào ngày làm việc đầu tuần. Thay vì chủ nhật là ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa thì nhiều người tràn đầy lo âu lo lắng cho công việc của tuần sắp đến.
Một thống kê của trang việc làm Monster (Mỹ) cho thấy 76% người trưởng thành ở Mỹ dành nguyên ngày chủ nhật để lo lắng cho công việc tuần đến. Hệ quả là mọi người có xu hướng sợ ngày thứ 2 trước khi điều chỉnh thích ứng. Điều này lặp đi lặp lại sẽ gây tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, và mất động lực làm việc.
Tuy nhiên, vẫn có cách để mọi thứ tốt hơn trong ngày làm việc thứ 2 bằng việc thông qua thực phẩm.
Từ lâu, giới khoa học đều biết, hợp chất serotonin là hormone quan trọng giúp ổn định tâm trạng, chi phối cảm giác hạnh phúc của con người. Trong khi đó, dạ dày sản xuất ra 90% serotonin nên thực phẩm chúng ta ăn vào sẽ tác động rất nhiều đến tâm trạng con người.
Điều này cũng có nghĩa mức độ serotonin thấp dễ dẫn đến chứng trầm cảm và làm rối loạn giấc ngủ.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, một cách để tăng mức serotonin trong cơ thể là tiêu thụ axit amin tryptophan. Tryptophan góp phần sản xuất serotonin và thường được tìm thấy trong thực phẩm giàu protein.
Thịt có xu hướng giàu protein và cũng là một lựa chọn tốt cho tryptophan. Trứng rất giàu tryptophan và cũng chứa một lượng đáng kể vitamin A, B12 và selen. Cá hồi là một nguồn tryptophan, cũng như chứa đựng sự tuyệt vời của axit béo, omega 3 và vitamin D.
Các loại hạt là một nguồn tryptophan đặc biệt thích hợp cho những người ăn chay. Những người không ăn chay cũng sẽ thấy các loại hạt cũng sẽ giúp tăng mức serotonin vì chúng chứa tryptophan. Chúng cũng là một nguồn quan trọng của chất béo không bão hòa đơn, protein, và một số khoáng chất và vitamin quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Đậu phụ, sữa đậu nành hoặc nước tương đều là những nguồn cung cấp tryptophan. Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng có thể cung cấp tryptophan, cũng như canxi và vitamin A, D và E.
Tâm thần - căn bệnh phổ biến của xã hội hiện đại
Cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, lo âu khiến nhiều người gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng của các rối loạn tâm thần rất đa dạng, việc được khám và điều trị sớm các rối loạn tâm thần rất quan trọng. Đối với người bình thường, khi có những dấu hiệu như rối loạn giấc ngủ, ngủ ít, ngủ nhiều, buồn chán, dễ mệt mỏi, ăn kém, giảm ham muốn tình dục, hay giận dỗi, cáu gắt vô cớ, giảm hiệu suất làm việc, kém tập trung, hay quên, lo lắng nhiều vấn đề, đau mỏi cơ thể kéo dài... thì nên đi khám chuyên khoa tâm thần để được khám, tư vấn và điều trị.
Hiện nay các rối loạn tâm thần đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau
Nhận biết
Tỷ lệ người Việt Nam có khả năng bị bệnh tâm thần một lần trong đời là 15 - 20% dân số dựa theo thống kê gần đây của Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương. a số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não. Từ đó sinh ra các bệnh tâm thần như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh trầm cảm, bệnh hoang tưởng, bệnh rối loạn cảm xúc...
Hiện nay các rối loạn tâm thần đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên theo thống kê có khoảng 70-80% số bệnh nhân không nhận ra nhận ra mình bị rối loạn này, dẫn đến không được điều trị. Nhiều người ngộ nhận tâm thần phải là những người mất hết ý thức, hành động điên khùng, trên thực tế, bệnh có thể bắt đầu từ biểu hiện rất đơn giản và thường gặp. Tập trung nhiều nhất vào nhóm những người lao động trí óc.
Nguyên nhân là do áp lực công việc, áp lực xã hội ngày một tăng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trong công việc ngày càng cao và đáng lo ngại là hiện nay, tỷ lệ thanh thiếu niên mắc các chứng liên quan đến tâm thần ngày càng gia tăng, do nghiện internet, facebook, nghiện game online, ma túy đá... Biểu hiện của bệnh thường là mất ngủ, kém ăn, giảm hứng thú, giảm giao tiếp, cảm giác mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng suy nghĩ, giảm trí nhớ, tâm lý bất an, có những hành vi không phù hợp...
Phòng ngừa bệnh tâm thần
Có kế hoạch làm việc và thư giãn. Một ngày làm việc liên tục với áp lực, căng thẳng sẽ khiến tinh thần của bạn xấu đi rất nhanh có thể dẫn đến trạng thái lo âu và trầm cảm. Do đó bạn đừng quên nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc bằng những sở thích cá nhân của mình.
Lối sống lành mạnh. Vì não cần sự kết hợp của các chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và hoạt động tốt giống như mọi bộ phận khác trong cơ thể. Do đó duy trì chế độ ăn lành mạnh rất có lợi cho sức khỏe tâm thần. Hoạt động thể chất rất quan trọng đối với mọi khía cạnh sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe tâm thần.
Ngủ tốt hơn, kiểm soát stress. Những vấn đề về giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Theo nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần. Rất nhiều người trong chúng ta dễ bị stress, nguyên nhân có thể do hậu quả của công việc, các mối quan hệ hoặc vấn đề tiền bạc, stress kéo dài.
Tránh lạm dụng rượu bia, các chất kích thích. Vì nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài nó sẽ khiến thần kinh bị lệ thuộc, gây nên các chứng ảo giác, mất kiểm soát trong suy nghĩ, hành động. Hạn chế sử dụng các thiết bị thông minh, game online. Bởi chứng nghiện game online được các nhà khoa học xem xét đưa vào một trong những loại bệnh lý tâm thần. Nguyên nhân là do chơi game online quá lâu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác hại cả về thể chất lẫn tinh thần, gây rối loạn tâm sinh lý.
Chăm sóc sức khỏe thể chất. Sức khỏe tâm thần có vấn đề thì cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Khi cả hai vấn đề về tinh thần và thể chất cùng xuất hiện, các bác sĩ thường chỉ tập trung về thể chất. Tuy nhiên, nếu vấn đề sức khỏe tâm thần được giải quyết, sức khỏe thể chất của người bệnh sẽ cải thiện rất rõ rệt. Nghiên cứu đã cho thấy việc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân viêm khớp đã giúp người bệnh giảm đau nhanh hơn và sức khoẻ tổng thể tốt hơn.
Ổn định tài chính. Do tình trạng nghỉ việc, mất khả năng kiếm sống và chi phí điều trị sức khỏe tâm thần cao, những người bệnh tâm thần không được điều trị có thể phải đối mặt với những khó khăn tài chính nặng nề. Bệnh tâm thần ảnh hưởng đến cả gia đình và cá nhân người bệnh. Con cái của người bệnh tâm thần có nhiều nguy cơ bị lạm dụng, bỏ rơi, và một loạt các vấn đề cảm xúc và hành vi, thường tự cô lập với bạn bè.
Theo một nghiên cứu năm 2012 trong Tạp chí y học Anh, những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần nhẹ có thể có tuổi thọ thấp hơn. Những người mắc trầm cảm hoặc lo âu nặng có nguy cơ tử vong tăng 9%, phần lớn liên quan đến bệnh tim.
Cô đơn dai dẳng tăng nguy cơ sa sút trí tuệ Những người trưởng thành trải qua cảm giác cô đơn dai dẳng ở tuổi trung niên sẽ có nguy cơ mắc các chứng sa sút trí tuệ hay bệnh Alzheimer khi về già cao hơn người bình thường, Hãng tin UPI dẫn một nghiên cứu mới cho hay. Tình trạng cô đơn lâu ngày dễ dẫn đến bệnh Alzheimer - ẢNH: SHUTTERSTOCK Nghiên...