Ăn dưa chuột cần lưu ý gì?
Dưa chuột chứa nhiều dinh dưỡng có lợi như các hợp chất thực vật chứa chất chống oxy hóa, ít calo, giàu chất xơ.
Tuy nhiên ăn dưa chuột cần lưu ý gì?
1. Dinh dưỡng từ dưa chuột
Dưa chuột có lượng calo thấp, chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Một quả dưa chuột chưa gọt vỏ 300 g chứa khoảng:
Lượng calo: 45
Tổng chất béo: 0,3 g
Carb: 11 g
Chất đạm: 2 g
Chất xơ: 1,5 g
Vitamin C: 8 g
Vitamin K: 49 microgam
Magie: 39 microgam
Kali: 442 miligam
Mangan: 0,2 miligam
Dưa chuột có hàm lượng nước cao, chiếm khoảng 96% là nước. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị để tối đa hóa hàm lượng chất dinh dưỡng, nên ăn dưa chuột chưa gọt vỏ. Gọt vỏ làm giảm lượng chất xơ cũng như một số vitamin, khoáng chất.
Dưa chuột chứa chất chống oxy hóa: Trái cây, rau quả, bao gồm cả dưa chuột, đặc biệt giàu chất chống oxy hóa có lợi có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do sự tích tụ của các gốc tự do có hại trong cơ thể.
Video đang HOT
Một nghiên cứu năm 2015 đo khả năng chống oxy hóa của dưa chuột bằng cách bổ sung bột dưa chuột cho 30 người lớn tuổi. Vào cuối cuộc nghiên cứu kéo dài 30 ngày, bột dưa chuột đã làm tăng đáng kể một số dấu hiệu hoạt động chống oxy hóa và cải thiện tình trạng chống oxy hóa.
Dưa chuột là loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng.
Dưa chuột thúc đẩy quá trình hydrat hóa: Vì dưa chuột chứa khoảng 96% là nước nên chúng đặc biệt hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình hydrat hóa bổ sung nước cho các cơ quan trong cơ thể, giúp bạn đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày.
Dưa chuột hỗ trợ giảm cân : Dưa chuột có lượng calo thấp. Điều này có nghĩa là nếu bạn ăn nhiều dưa chuột cũng không nạp thêm calo dẫn đến tăng cân. Hàm lượng nước cao của dưa chuột cũng có thể hỗ trợ giảm cân.
Một phân tích năm 2016 xem xét 13 nghiên cứu với tổng thể 3.628 người đã nhận thấy rằng ăn thực phẩm có nhiều nước và hàm lượng calo thấp có liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể đáng kể.
Giúp giảm lượng đường trong máu:Một số nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm đã phát hiện ra rằng dưa chuột có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Dưa chuột hỗ trợ nhu động ruột: Mất nước là một yếu tố nguy cơ chính gây táo bón, vì nó có thể làm thay đổi cân bằng nước của cơ thể, khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn.Dưa chuột có nhiều nước thúc đẩy quá trình hydrat hóa. Giữ nước ngăn ngừa táo bón, giúp duy trì sự đều đặn.Dưa chuột còn chứa chất xơ, giúp điều hòa nhu động ruột, đặc biệt là pectin, chất xơ hòa tan có trong dưa chuột giúp tăng tần suất đi tiêu.
2. Ai không nên ăn nhiều dưa chuột?
Mặc dù dưa chuột có nhiều lợi ích nhưng một số người nên thận trọng hoặc tránh ăn dưa chuột. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên ăn ít một để cảm nhận có phản ứng gì không, nhất là những người bị hội chứng ruột kích thích, một số người bị đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn dưa chuột.
Những người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu như Jantoven (warfarin) không nên ăn quá nhiều dưa chuột. Đó là vì thực phẩm giàu vitamin K như dưa chuột có thể cản trở quá trình làm loãng máu.
Ngoài ra, một số người bị hội chứng dị ứng miệng khi ăn trái cây hoặc rau quả tươi có protein tương tự như phấn hoa. Điều này làm rối loạn hệ thống miễn dịch, gây ra phản ứng dị ứng được gọi là phản ứng chéo.
3. Ăn dưa chuột cần lưu ý gì?
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, mới đây hơn 150 người trên 25 tiểu bang và DC đã bị bệnh nghi nhiễm khuẩn Salmonella nghi liên quan đến dưa chuột bị ô nhiễm. Các nhà điều tra xác định một mẫu dưa chuột do công ty Fresh Start Produce Sales, Inc. trụ sở tại Florida cung cấp có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella.
FDA không cho biết nguyên nhân dưa chuột bị nhiễm vi khuẩn Salmonella trong vụ việc trên. Tuy nhiên, thực tế vi khuẩn có thể xâm nhập vào rau qua nước tưới, cùng với nhiều điểm khác trong chuỗi trồng và chế biến thực phẩm. Theo PGS.TS Darin Detwiler giảng dạy về chính sách lương thực tại Đại học Đông Bắc, nghiên cứu cho thấy nước tưới bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính khiến vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào sản phẩm tươi sống như dưa chuột và nhiều loại rau củ.
Tuy nhiễm trùng Salmonella tương đối nhẹ đối với hầu hết mọi người nhưng ở một số nhóm nhất định, nhiễm vi khuẩn này có thể dẫn đến bệnh nặng.
Salmonella có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như thịt gia cầm sống, thịt, trứng, đó là lý do tại sao việc nấu những thực phẩm này đúng cách và tiêu diệt mọi vi khuẩn tiềm ẩn trước khi ăn là rất quan trọng.
Mặc dù, gọt vỏ dưa chuột là một cách hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn nhưng ăn dưa chuột cả vỏ lại nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Do đó, trước khi ăn dưa chuột nên thực hiện các thao tác sau:
Rửa tay sạch trước và sau khi chuẩn bị sản phẩm tươi.
Nếu quả bị giập ít hãy cắt bỏ hoặc tốt nhất là không ăn nếu nghi ngờ vết giập không an toàn.
Kể cả muốn gọt vỏ dưa chuột vẫn cần rửa sạch để bụi bẩn và vi khuẩn không bám từ dao vào quả dưa.
Nhẹ nhàng chà xát quả dưa dưới vòi nước sạch, quả sần sùi nên dùng bàn chải rau sạch để chà dưới vòi nước chảy.
Làm khô quả dưa chuột bằng vải sạch hoặc khăn giấy để tiếp tục giảm vi khuẩn có thể hiện diện.
Một tạng người dễ gặp nguy hiểm khi bị ngộ độc
Với người có địa béo phì có thể diễn tiến nặng hơn trẻ có cân nặng bình thường, vì thành tim bị bao phủ một lớp mỡ dày, hệ tim mạch phải chịu áp lực lớn.
Trẻ thừa cân, béo phì bị rối loạn đường tiêu hóa sẽ khó điều trị hơn trẻ có cân nặng bình thường. Ảnh: Freepik.
Trong gần 600 người phải liên quan vụ ngộ độc bánh mì ở TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, hồi tháng 5, có một bệnh nhi 6 tuổi bị ngộ độc nặng phải thở máy và lọc máu.
Tuy nhiên, sau hơn một tháng được điều trị tích cực tại phòng ICU, bé trai đã không qua khỏi do sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa trên nền thể trạng béo phì.
Cơ địa béo phì vốn là thể trạng được các y bác sĩ nhiều lần đưa ra cảnh báo. Không chỉ riêng ngộ độc thực phẩm, các bệnh lý như sốt xuất huyết, Covid-19... cũng dễ dàng gây tình trạng nặng hơn với người có thể trạng thừa cân.
"Chiếc áo khoác dày siết chặt vào ngực"
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), với những trẻ bị thừa cân béo phì, bình thường hệ tim mạch phải chịu áp lực rất lớn để vận động đưa oxy, các dưỡng chất đến các cơ quan, tim co bóp khó hơn bình thường. Mạch máu không hoạt động tốt vì thành mạch bị ảnh hưởng bởi những loại cholesterol xấu như LDL, VLDL.
Vốn dĩ hệ tim mạch đã yếu, trẻ còn bị sốc, rối loạn tiêu hóa khiến hệ tuần hoàn không kham nổi một thể trạng cơ thể quá yếu. Giai đoạn này, bệnh nhân cũng dễ bị suy hô hấp.
"Những trẻ bị béo phì, thành ngực sẽ có lớp mỡ dày, giống như 'một chiếc áo khoác quá dày siết chặt vào ngực', phổi nở không tốt làm cho bệnh nhi thở một cách khó khăn. Điều này làm cho việc thở bị chèn ép, thông khí và các vận động hô hấp bị ảnh hưởng, từ đó trẻ có khả năng tử vong cao", bác sĩ Tiến mô tả.
Bệnh nhi 6 tuổi lúc điều trị ở Bệnh viện Nhi 1 (TP.HCM) trong tình trạng nặng. Ảnh: CDC Đồng Nai.
Chính vì vậy, trẻ em béo phì khi ăn trúng thực phẩm nhiễm khuẩn dễ bị ngộ độc và rơi vào sốc, suy hô hấp hơn so với trẻ có cân nặng bình thường.
Chưa kể, dư cân khiến trẻ dễ gặp các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn như tăng đường huyết, đái tháo đường, rối loạn chức năng miễn dịch... Đây cũng là tác nhân khiến tình trạng nặng hơn.
Ngoài ra, các tế bào miễn dịch bị ảnh hưởng do tình trạng béo phì, làm cho khả năng chống chọi lại vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh của trẻ cũng gặp khó khăn.
Tỷ lệ tử vong lên đến 50%
Theo kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh), nơi xảy ra vụ việc, cho thấy 16/29 mẫu dương tính đồng thời với 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli. 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli.
Qua phân tích các kết quả xét nghiệm, có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Bác sĩ Tiến cho hay vi khuẩn Salmonella là tác nhân thường gặp ở các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, khi xâm nhập vào cơ thể của trẻ sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, ói, mất nước và điện giải.
Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng khiến cho nhung mao của niêm mạc đường tiêu hóa bị mất chức năng, không hấp thu được Lacto. Nếu trẻ vô tình sử dụng các loại thực phẩm có chứa Lactose, tình trạng tiêu chảy sẽ nặng nề hơn và dẫn đến sốc.
Vi khuẩn Salmonella là tác nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc tập thể. Ảnh: Shutterstock.
Đối với trẻ có cơ địa béo phì, khi vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, tổn thương các cơ quan, cùng với hệ miễm dịch kém vi khuẩn lại càng phát triển mạnh, làm bệnh diễn tiến nặng hơn.
Theo các thống kê, tỷ lệ trẻ tử vong do sốc nhiễm khuẩn Salmonella dao động khoảng 20-50%, đối với trẻ béo phì tỷ lệ này lên đến 50%. Nếu trẻ nhiễm Salmonella không vào sốc, tỷ lệ điều trị thành công sẽ cao.
Bên cạnh tỷ lệ tử vong cao, việc điều trị ngộ độc thực phẩm cho trẻ béo phì cũng khó khăn hơn bình thường. Khi bù dịch, nhân viên y tế phải tính toán loại trừ phần mỡ thừa, nếu tính theo công thức bình thường thì lượng dịch đưa vào cơ thể rất cao, có thể gây phù phổi, suy hô hấp.
Song song với việc sử dụng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn Salmonella, bác sĩ còn theo dõi điều chỉnh những rối loạn có thể xảy ra như tăng hạ đường huyết, toan máu, rối loạn điện giải.
"Một trong những khó khăn khi điều trị cho trẻ béo phì ở độ tuổi lớn là các em ít than đau, cố chịu đựng. Đến khi người lớn, bác sĩ phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng", bác sĩ Tiến chia sẻ.
Tiêu thụ 10 loại thực phẩm này có thể giúp giảm đầy hơi Việc kết hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và bớt đầy hơi hơn, đặc biệt là trong những tháng hè. Đầy hơi là tình trạng đặc trưng bởi cảm giác khó chịu ở bụng và thường kèm theo cảm giác đau đớn. Nó có thể được gây ra bởi nhiều...