Ăn đêm ảnh hưởng đến tim như thế nào?
Ăn tối trễ sau 6 giờ chiều và nạp nhiều calo không chỉ tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.
Thói quen ăn khuya là một trong những nguyên nhân gây hại cho sức khỏe. Ăn khuya xong, cơ thể ít vận động dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát, gây hại cho hệ tiêu hóa. Theo Medical News Today, ăn khuya sẽ gây bệnh tiểu đường, làm chậm quá trình trao đổi chất và các bệnh về tim mạch.
Nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học người Mỹ được trình bày tại khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) 2019 diễn ra tại Philadelphia cho rằng ăn tối trước 6 giờ tối là khoảng thời gian tốt nhất cho sức khỏe. Nhóm nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu của 112 phụ nữ có độ tuổi trung bình 33 để thực hiện nghiên cứu của mình.
Ăn tối trễ khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát và dễ mắc các bệnh về tiêu hóa. Ảnh: Internet
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sức khỏe tim mạch của người tham gia vào lúc ban đầu và một năm sau đó. Những người tham gia nghiên cứu được đo huyết áp, cholesterol, đường huyết, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, cân nặng và tình trạng hút thuốc. Dựa trên những yếu tố này, các nhà nghiên cứu đã tính điểm sức khỏe tim mạch cho mỗi người tham gia.
Video đang HOT
Những người phụ nữ tham gia quá trình nghiên cứu lưu lại nhật ký chế độ ăn uống, thời gian ăn uống của mình trên điện thoại di động của họ để theo dõi và báo cáo. Nghiên cứu tiết lộ rằng những người tiêu thụ nhiều calo hơn sau 6 giờ tối có xu hướng có sức khỏe tim mạch kém hơn.
Tiêu thụ nhiều calo sau 6 giờ tối gây nhiều bệnh về tim mạch. Ảnh: Internet
Kết quả nghiên cứu cho biết cứ tăng 1% lượng calo sau 6 giờ tối, điểm số sức khỏe tim mạch giảm. Huyết áp và chỉ số khối cơ thể có xu hướng tăng lên và kiểm soát lượng đường trong máu có xu hướng kém hơn. Tương tự, những người nạp nhiều calo sau 8 giờ tối thì điểm số tim mạch lại sụt giảm hơn.
TS Nour Makarem, nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật Vagelos, ở New York, là tác giả chính của nghiên cứu. Ông cho rằng những kết quả sơ bộ này chỉ ra việc ăn nên chú ý đến thời gian, và tỉ lệ calo trong bữa ăn tối là cách đơn giản để điều chỉnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hiện nay, các phương pháp để tiếp cận lối sống lành mạnh ngăn chặn bệnh tim thường tập trung vào những gì chúng ta đã ăn và ăn bao nhiêu.
TÚ MINH
Theo PLO
Biểu hiện của sức khỏe qua tốc độ đi bộ
Đi bộ là hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tốc độ đi bộ cũng là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn như thế nào.
Đi bộ thường xuyên có thể giúp chúng ta duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nguồn: internet
Đi bộ thường xuyên có thể giúp chúng ta duy trì cân nặng khỏe mạnh; ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp và bệnh tiểu đường type 2; làm khỏe xương và các cơ; cải thiện và cân bằng tâm trạng.
Theo bác sĩ chuyên khoa về nắn xương, Naresh Rao, tại New York (Mỹ), đi bộ với tốc độ nhanh còn cho thấy cơ thể bạn đang hoạt động tốt. Nếu đi bộ nhanh hơn, tức bạn có hệ thống cơ, sự cân bằng và sức chịu đựng của cơ thể tốt hơn. Điều này có thể cho thấy sức khỏe tim mạch tốt. Ở những người đi bộ nhanh hơn, cơ thể thường ít mỡ, chỉ số BMI thấp, có cơ bắp hơn và cân bằng tốt hơn.
Tốc độ đi bộ nói lên sức khỏe
Các nghiên cứu cho thấy tốc độ đi bộ có thể dự báo tuổi thọ, khả năng phục hồi sau phẫu thuật và hơn thế nữa.
- Dự đoán tuổi thọ: Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Mayo Clinic Proceedings năm 2019 nhận định, tốc độ đi bộ ở mức độ chậm, ổn định/trung bình hoặc nhanh, là yếu tố dự báo mạnh mẽ về thời gian sống của một người. Một phụ nữ đi bộ chậm có thể sống từ 72-85 tuổi, trong khi một phụ nữ đi bộ nhanh sống đến 87-88 tuổi. Ở đàn ông, những người đi bộ chậm, thời gian sống dao động từ 65-81 tuổi, trong khi người đi bộ nhanh sống từ 85-87 tuổi.
- Dấu hiệu của bệnh tim: Theo nhận định của Tổ chức Tim mạch châu Âu, đi bộ chậm có nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch. Những người đi bộ chậm, có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp đôi so với người đi bộ nhanh hơn. Qua khảo sát mối liên quan giữa tốc độ đi bộ và tỷ lệ tử vong cho thấy, những người đi bộ mức trung bình (dưới 20 phút trong 1,6km) có nguy cơ tử vong thấp hơn 20% so với người đi bộ chậm. Những người đi bộ nhanh hơn (18 phút trong 1,6km) có tỷ lệ tử vong thấp hơn 4%. Phát hiện này dường như liên quan đến giảm trường hợp tử vong do tim ở người đi bộ nhanh và tốc độ đi bộ dường như không ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
- Có thể ít đến bệnh viện hơn: Qua đánh giá 450 bệnh nhân ung thư máu cho thấy, tốc độ đi bộ có thể dự đoán tỷ lệ sống của bệnh nhân. Mỗi lần tốc độ đi bộ giảm 0,1m/giây, tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn. Tốc độ chậm hơn cũng tăng khả năng tái khám và cấp cứu ngoài dự kiến của bệnh nhân.
- Liên quan đến sức khỏe của não và cơ thể: Tốc độ đi bộ ở những người 45 tuổi, đặc biệt tốc độ nhanh mà không cần chạy, có thể là dấu hiệu của sự lão hóa não và cơ thể. Những người đi bộ nhanh hơn có hệ miễn dịch, răng và phổi khỏe hơn người đi bộ chậm hơn. Hơn nữa, người đi bộ chậm hơn có dấu hiệu lão hóa nhanh hơn.
Cách xác định tốc độ đi bộ
Để tính tốc độ đi bộ, hãy đi bộ một cách tự nhiên xuống hành lang hoặc vỉa hè, và đếm số bước đi được trong 10 giây. Nhân số đó với 6, để biết mỗi phút đi được bao nhiêu bước. Ở người trên 60 tuổi, tốc độ đi bộ nên trên 100 bước mỗi phút, hoặc 4km mỗi giờ đồng hồ. Tốc độ này không khó thực hiện, mà là mục tiêu có thể đạt được ở những người trưởng thành khỏe mạnh. Ở người lớn tuổi, tốc độ đi bộ cần chậm hơn, nhưng chưa có nghiên cứu nào cho biết tốc độ chính xác là bao nhiêu.
Nói chung, tốc độ đi bộ chậm không có nghĩa là không khỏe, nhưng qua tốc độ có thể cho thấy bạn cần tăng cường thói quen tập thể dục. Đi bộ nhanh không phải là sức khỏe hoàn hảo, vì vẫn có thể bị tăng huyết áp và không phải là không cần tập thể dục. Tốc độ đi bộ là một chỉ số của sức khỏe, nhưng không phải duy nhất, chỉ là một phần của dữ liệu sức khỏe.
Theo Trường Thi/doanhnhansaigon.vn
Bất ngờ với những lợi ích tuyệt vời của "chuyện ấy" vào buổi sáng Chuyện gối chăn hòa hợp giúp vợ chồng thêm tự tin và gắn bó. Đặc biệt, nếu làm "chuyện ấy" vào sáng sớm còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bạn. "Chuyện ấy" vào sáng sớm có lợi gì? Có thể thay thế những bài vận động ngoài trời Hoạt động thể chất vào buổi sáng luôn được khuyến khích vì...