Ăn chay thế nào là tốt?
Ăn chay có chữa được bệnh tật? Có đảm bảo đủ dinh dưỡng và cách ăn chay như thế nào là phù hợp nhất?
Không biết cách ăn sẽ “ốm” do thiếu dinh dưỡng
Theo GS.TS Bùi Minh Đức (nguyên trưởng khoa Hóa sinh ATTP Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam), ăn chay từ lâu là một khuynh hướng mà các nước phát triển đang hướng tới với mục tiêu phòng và chữa một số bệnh.
Ở nước ta hiện nay, xu hướng ăn chay phát triển mạnh mẽ. Có người ăn chay vì một lời khấn nguyện nào đó, người ăn chay theo ngày, tháng quy định trên lịch, nhưng cũng có người ăn chay vì thích hoặc không muốn (không thể) ăn thịt động vật… và rất nhiều người thực hiện ăn chay thường xuyên – ăn chay trường.
Thành phần thức ăn chay thường nhiều chất xơ, ít cholesterol, giàu trái cây và vitamin các loại nên rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và hỗ trợ các bệnh lý mạn tính liên quan đến ăn uống như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, viêm khớp… Tuy nhiên, nếu ăn chay trường mà không biết cách ăn hợp lý, ăn không đa dạng rất dễ bị thiếu dinh dưỡng, gây ra gầy ốm và suy giảm sức đề kháng.
Thành phần thức ăn chay thường giàu chất xơ ít cholesterol.
Thực phẩm ăn chay có năng lượng thấp nên mau đói và thực đơn các kiểu ăn chay đều có sự mất cân bằng dinh dưỡng. Do đó, nếu ăn chay đơn giản như kiểu ăn cơm với rau luộc chấm tương, chao hoặc bún với nước tương có nguy cơ thiếu chất rất cao, cụ thể là các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B12. Việc ăn thiếu chất đạm cũng có thể gây ra biếng ăn, nhão cơ, dễ nhiễm trùng.
Đặc biệt, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu chất sắt tạo máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin B12, canxi… với biểu hiện là thiếu máu cũng xảy ra bởi các chất này có ít trong thực vật, có nhiều ở động vật như thịt, cá, trứng, gan, huyết, hải sản.
Video đang HOT
Ngược lại, nếu thực đơn ăn chay quá nhiều bột, đường và dầu béo thì năng lượng cao có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Hơn nữa, ăn chay dẫn tới thiếu chất lysine là thành phần của nhiều loại protein, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển chiều cao… nên nếu trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai… đối tượng cần dinh dưỡng đầy đủ mà ăn chay sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển không chỉ thể lực mà cả bộ não cũng hoạt động kém.
Do đó, nếu muốn ăn chay thì phải biết ăn, ăn đủ 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng. Các món ăn trong bữa chính phải đủ 4 nhóm chất: Bột đường, đạm (đậu hũ, tàu hũ, sữa đậu nành, đậu phộng, muối mè, nấm, đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan, đậu xanh…), dầu và rau trái. Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên. Bữa ăn luôn có rau trái để có nguồn vitamin C giúp hấp thu chất sắt trong thức ăn. Tốt nhất, nên ăn chay kết hợp với uống sữa và ăn trứng.
Nên ăn thực phẩm tươi tự làm
DS Phan Đức Bình (phó chủ tịch Hội Người tiêu dùng TPHCM) cho biết ăn chay chỉ tốt khi biết cách khi biết chọn lựa thực phẩm, tạo nên khẩu phần chay đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.
Ăn nhiều rau quả, đậu đỗ
Tốt nhất là ăn các loại thực vật tươi mới như nhiều rau quả, các loại đậu, các loại hạt, lương thực ngũ cốc, đặc biệt là đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (tương, chao) là nguồn cung cấp chất đạm rất cần thiết.
Tuy nhiên, các loại thực phẩm này nên tự chế biến, hàng nhập khẩu, hàng bán tràn lan thường bị làm giả, không đủ chất lượng hoặc lên men không đúng gây nấm mốc nguy hiểm cho sức khỏe…
Hơn nữa, ăn chay cần chú ý đảm bảo đủ chất đạm (9 loại axit amin thiết yếu cơ thể không tổng hợp được), chất sắt, vitamin A, D, B, axit béo omega 3… Các thực phẩm ăn chay thường thiếu sắt, vitamin B12, canxi, vitamin D… nên cần bổ sung các loại này bằng sữa, trứng. Nếu không uống sữa, ăn trứng thì 6 tháng phải tiêm một mũi B12 để bổ sung và tắm nắng hằng ngày. Việc thiếu sắt dẫn đến thiếu máu gây lão hóa sớm và kém trí nhớ.
Qua khảo sát 100 người dân lứa tuổi từ 25 – 70 thì thấy, chỉ có khoảng 5 người ăn chay, trong đó chỉ có 1 người ăn chay trường, còn lại 2 người ăn chay theo ngày và 1 người thích ăn chay nhưng không cố định. 100% số người được hỏi, ăn chay tốt cho sức khỏe, chữa được bệnh tật nhưng ăn thường xuyên sẽ thiếu dưỡng chất, cần bổ sung thêm thuốc hoặc sữa.
Theo Bee
Những lợi ích của việc đi bộ
Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, ít vận động, việc dành thời gian để tập luyện một môn thể thao nào đó để rèn luyện sức khỏe đôi khi rất khó thực hiện.
Nhưng không phải ai cũng biết đi bộ là hằng ngày là hình thức tập luyện đơn giản nhất nhưng cũng mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe mỗi người.
Đi bộ đem lại lợi ích gì?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đi bộ có những lợi ích sau:
- Giúp kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, giảm khối lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, giúp có một thân hình cân đối, khỏe mạnh. Trung bình khi đi bộ 1,6km, cơ thể sẽ đốt cháy khoảng 100 calo. Đi bộ 3,6km/ngày và 3 lần/tuần có thể giúp giảm 0,5kg trong 3 tuần luyện tập đều đặn.
- Bảo vệ xương, làm cho xương chắc khỏe, giúp ngăn chặn loãng xương nhờ vận động nhẹ nhàng đều đặn, hệ xương được nuôi dưỡng tốt, khả năng hấp thụ canxi và photpho được tăng cường, đẩy lùi quá trình loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
- Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, giúp có giấc ngủ tốt, tránh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi: Đi bộ vào buổi tối có thể đem lại cho bạn một giấc ngủ ngon, ngủ sâu do đi bộ vào thời gian này làm sản sinh chất nội tiết tố serotonin, gây ra cảm giác dễ chịu như được thư giãn sau một ngày lao động khi đi bộ thân nhiệt tăng lên, lúc nghỉ ngơi thân nhiệt giảm xuống, làm cho dễ ngủ và ngủ ngon. Đi bộ trên 30 phút/ngày làm giảm quá trình mất trí nhớ ở người cao tuổi, vừa đi vừa nói chuyện với bạn bè làm cho não được tưới máu nhiều hơn, não hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn.
- Đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp,... Ngoài ra còn làm giảm cholesterol ở những người có nồng độ cholesterol cao trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, nguy cơ mắc ung thư đại tràng,...
Đi bộ như thế nào?
Trước khi đi bộ nên chú ý chuẩn bị quần áo, giày dép phù hợp: Quần áo tùy theo điều kiện thời tiết, rộng rãi, thoáng mát bằng các loại vải thấm mồ hôi như cốt tông (vào mùa hè), đủ ấm (vào mùa đông) Mang giày vừa vặn, thích hợp. Trước khi bắt đầu luyện tập, nên giành 5-10 phút tập những động tác khởi động để làm "ấm cơ thể", tránh căng cơ, mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập.
Khi đi bộ đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng, vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên. Lúc bắt đầu nên đi chậm, sau đó tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Thời gian mỗi buổi tập tùy theo từng người, đối với người mới bắt đầu nên tập ít, sau đó tăng dần. Điều quan trọng là cần phải luyện tập thật đều đặn và thường xuyên.
Lưu ý: Đối với người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh tim mạch, tăng huyết áp,... nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ trước khi luyện tập.
Theo SK&ĐS
Vừa làm việc vừa thể dục nào! Bạn là người bận rộn và không có thời gian cho việc tập thể dục? Nguyên tắc "làm việc kết hợp với thể dục" sẽ là những gợi ý rất đơn giản để giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian vừa có được một sức khỏe tốt. Hãy để xe ở nơi xa nhất có thể. 10 phút mỗi ngày dành cho việc...