Ăn chay giúp cơ thể chống lại bệnh tật
Các nhà khoa học thuộc Đại học Glasgow (Scotland) vừa công bố tại hội thảo của Hiệp hội Nghiên cứu về bệnh tiểu đường châu Âu (EASO) nghiên cứu mới nhất về việc người ăn chay có dấu ấn sinh học – chỉ dấu về mức độ nghiêm trọng hay sự hiện diện của một số trạng thái bệnh tật hoặc trạng thái sinh lý của cơ thể – tốt hơn người ăn thịt.
Một phần salad thuần chay lành mạnh với bông cải xanh, nấm, rau bina và diêm mạch – SHUTTERSTOCK
Theo trang USNews, sau khi thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy nhóm người ăn chay có 13 loại dấu ấn sinh học ở mức thấp hơn người ăn thịt, bao gồm: cholesterol toàn phần, cholesterol xấu, apolipoprotein A, B (liên quan đến bệnh tim mạch), gamma-glutamyl transferase (GGT) và alanine aminotransferase (AST) (chỉ dấu chức năng gan phát hiện các tế bào bị viêm hoặc hư hại), IGF-l (hormone khuyến khích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư), protein toàn phần, urate và creatinine (chỉ dấu suy giảm chức năng thận).
“Ngoài việc không ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, người ăn chay thường có xu hướng ăn nhiều rau, thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và các loại hợp chất có lợi khác. Điều này giải thích vì sao người ăn chay có các loại dấu ấn sinh học xấu ở mức thấp”, học giả đứng đầu nghiên cứu, tiến sĩ Carlos Celis-Morales thuộc Đại học Glasgow, cho biết.
Ông cũng đề cập những người ăn chay ngược lại cũng bị thiếu đi một số loại dấu ấn sinh học có lợi như cholesterol tốt, vitamin D, canxi…
Christine Santori, người chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống tại Trung tâm quản lý cân nặng thuộc Bệnh viện Northwell Health (New York, Mỹ) cho hay không phải tất cả người ăn chay mặc nhiên đều có sức khỏe tốt.
Bà lưu ý, chế độ ăn chay nếu chỉ tập trung chủ yếu vào carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn thì sẽ kém lành mạnh, do đó nên tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch, hạt, những thực phẩm cung cấp chất xơ và ít chất béo bão hòa.
Mức cholesterol nên là bao nhiêu với mỗi độ tuổi?
Mức cholesterol thay đổi theo tuổi, cân nặng và giới tính. Theo thời gian, cơ thể chúng ta có xu hướng sản sinh nhiều cholesterol hơn, nghĩa là tất cả người lớn nên định kỳ kiểm tra mức cholesterol.
Cholesterol được đo theo ba mục:
- Cholesterol toàn phần
- LDL, hay "cholesterol xấu"
- HDL, hay "cholesterol tốt"
Phần lớn mọi người gặp khó khăn trong việc là cân bằng những mức này. Mặc dù cholesterol toàn phần và LDL nên được giữ ở mức thấp, việc có nhiều cholesterol HDL hơn có thể mang lại tác dụng bảo vệ nhất định chống lại một số bệnh liên quan đến tim bao gồm đau tim và đột quỵ.
Mức cholesterol và tuổi
Video đang HOT
Cân bằng cholesterol trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng vì cholesterol không được kiểm soát ở giai đoạn sau rất khó điều trị.
Mức cholesterol có xu hướng tăng lên theo tuổi. Các bác sĩ khuyên nên sớm thực hiện các bước để ngăn chặn cholesterol cao nguy hiểm khi có tuổi. Cholesterol không được kiểm soát trong nhiều năm có thể khó điều trị hơn nhiều.
Trẻ em ít có khả năng bị cholesterol cao và chỉ cần kiểm tra một hoặc hai lần trước khi được 18 tuổi.
Tuy nhiên, nếu có các yếu tố nguy cơ tăng cholesterol, trẻ nên được theo dõi thường xuyên hơn.
Thông thường, nam giới thường có mức cholesterol trong suốt cuộc đời cao hơn phụ nữ. Mức cholesterol của nam giới thường tăng lên khi họ già đi. Tuy nhiên, phụ nữ không miễn dịch với cholesterol cao. Cholesterol của phụ nữ thường tăng khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
Mức khuyến nghị
Mức cholesterol lành mạnh không khác nhau nhiều ở người lớn. Các mức khuyến nghị có xu hướng thay đổi do các tình trạng sức khỏe và các cân nhắc khác.
Mức cholesterol đối với người lớn
- Mức cholesterol toàn phần dưới 200 miligam trên decilit (mg/dL) được coi là mong muốn đối với người lớn. Chỉ số từ 200 đến 239 mg/dL được coi là cao sát ngưỡng và chỉ số từ 240 mg/dL trở lên được coi là cao.
- Mức cholesterol LDL phải dưới 100 mg/dL. Mức 100 đến 129 mg/dL có thể chấp nhận được đối với những người không có vấn đề gì về sức khỏe nhưng có thể đáng quan tâm hơn đối với những người mắc bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tim. Chỉ số 130 đến 159 mg/dL là cao sát ngưỡng và 160 đến 189 mg/dL là cao. Chỉ số 190 mg/dL hoặc cao hơn được coi là rất cao.
- Mức HDL cần được giữ cao hơn. Chỉ số dưới 40 mg/dL được coi là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim. Chỉ số từ 41 mg/dL đến 59 mg/dL được coi là mức thấp sát ngưỡng. Chỉ số tối ưu cho mức HDL là 60 mg/dL hoặc cao hơn.
Mức cholesterol đối với trẻ em
Để so sánh, mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL có thể chấp nhận được ở trẻ em là khác nhau.
- Mức cholesterol toàn phần có thể chấp nhận được đối với trẻ em là dưới 170 mg/dL. Mức cholesterol toàn phần cao sát ngưỡng ở trẻ em nằm trong khoảng từ 170 đến 199 mg/dL. Chỉ số cholesterol toàn phần> 200 ở một đứa trẻ là quá cao.
- Mức cholesterol LDL của trẻ em cũng phải thấp hơn mức của người lớn. Khoảng cholesterol LDL tối ưu cho một đứa trẻ là dưới 110 mg/dL. Mức cao sát ngưỡng là từ 110 đến 129 mg/dL trong khi mức cao là trên 130 mg/dL.
Lời khuyên
Đối với trẻ em và người lớn, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát cholesterol.
Khuyến nghị tốt nhất cho trẻ em và vị thành niên để kiểm soát cholesterol là sống lành mạnh, chăm vận động. Điều này bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều.
Trẻ em ít vận động, thừa cân ăn chế độ nhiều thực phẩm chế biến sẵn dễ bị cholesterol cao. Trẻ em có tiền sử gia đình bị cholesterol cao cũng có thể có nguy cơ.
Nói chung, một người trưởng thành bắt đầu lối sống lành mạnh càng sớm thì mức cholesterol càng tốt. Mức cholesterol tích tụ theo thời gian. Cuối cùng, một sự thay đổi đột ngột trong lối sống sẽ giúp ích, nhưng càng lớn tuổi thì mức cholesterol càng ít bị tác động.
Tất cả người lớn nên vận động và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và người lớn có cholesterol cao có thể cân nhắc dùng thuốc giúp giảm cholesterol nhanh hơn so với chỉ ăn kiêng.
Cholesterol cao ở mọi lứa tuổi sẽ gây nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ. Những nguy cơ này chỉ tăng lên theo thời gian, đặc biệt là đối với những người trưởng thành không hành động để giảm sự tích tụ cholesterol.
Đi khám bác sĩ
Trẻ em nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra cholesterol một hoặc hai lần trước 18 tuổi nhưng không phải trong tuổi dậy thì. Nếu trẻ đến từ một gia đình có tiền sử bệnh tim hoặc thừa cân hoặc có các tình trạng sức khỏe khác, khuyến cáo có thể thay đổi.
Người lớn trên 20 tuổi nên đi khám bác sĩ 4 đến 6 năm một lần. Đối với người lớn không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, điều này nói chung là đủ. Tuy nhiên, mọi người nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ về điều trị và các bước cần thực hiện để giảm mức cholesterol nếu:
- kết quả xét nghiệm cholesterol trở lại với mức cholesterol toàn phần và LDL cao hoặc ở ngưỡng cao
- thừa cân
- tiền sử gia đình mắc bệnh tim
Những lựa chọn điều trị
Có những phương pháp mọi người có thể sử dụng để giảm mức cholesterol và ngăn chúng tăng lên. Một phương pháp tiềm năng là sử dụng liệu pháp thay đổi lối sống (TLC), bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục và quản lý cân nặng. Một lựa chọn khác là điều trị bằng thuốc làm giảm cholesterol hoặc giảm sự hấp thụ cholesterol.
Ở mọi lứa tuổi, chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo trans cũng như nhiều chất xơ hòa tan và protein rất tốt để giảm sự tích tụ cholesterol.
Chế độ ăn TLC là một kế hoạch ăn uống ít chất béo bão hòa, ít cholesterol. Những người theo chế độ ăn này nên có lượng calo hàng ngày ít hơn 7% calo từ chất béo bão hòa và ít hơn 200 mg cholesterol trong chế độ ăn. Chế độ ăn kiêng TLC khuyến khích mọi người ăn các loại thực phẩm sau: trái cây, rau, các loại ngũ cốc, các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo, cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc.
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng TLC gợi ý chỉ nên nạp đủ calo để duy trì cân nặng mong muốn và tránh tăng cân. Tăng cường ăn các chất xơ hòa tan và thực phẩm có chứa các chất tự nhiên, chẳng hạn như một số loại bơ thực vật, cũng có thể tăng cường khả năng giảm LDL của chế độ ăn.
Quản lý cân nặng hợp lý là một phần thiết yếu khác của việc giảm cholesterol và ngăn ngừa nó tích tụ. Những người thừa cân giảm cân có thể giúp giảm LDL trong quá trình này.
Giảm cân đặc biệt quan trọng đối với những người có một nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Triglyceride cao
- HDL thấp
- Nam giới thừa cân với số đo vòng bụng hơn 100cm
- Phụ nữ thừa cân với số đo vòng bụng hơn 90cm
Hoạt động thể chất thường xuyên 30 phút vào hầu hết các ngày được khuyến khích cho tất cả mọi người. Điều này cũng sẽ giúp kiểm soát cân nặng, do đó giúp giảm cholesterol.
Khi các bước này không đủ, cũng có thể cần điều trị bằng thuốc. Có một số loại thuốc giảm cholesterol có sẵn, bao gồm:
- Statin: ngăn cản gan sản xuất cholesterol.
- Chất cô lập axit mật: làm giảm lượng chất béo hấp thu từ thức ăn.
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: làm giảm triglyceride trong máu và giảm lượng cholesterol hấp thu từ thức ăn.
- Một số vitamin và chế phẩm bổ sung, như niacin, ngăn cản gan loại bỏ HDL và làm giảm triglyceride.
- Axit béo omega-3: làm tăng mức HDL và làm giảm triglyceride.
Điều trị tốt nhất để giảm cholesterol bao gồm một loạt các phương pháp khác nhau, bao gồm cả lối sống và chế độ ăn. Bác sĩ là người tốt nhất để tìm ra cách tốt nhất cho một người giảm mức cholesterol xấu.
Những thói quen ăn uống làm tăng cholesterol "xấu" bạn cần tránh Cholesterol máu cao là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim mạch. Dưới đây là những thói quen ăn uống làm tăng lượng cholesterol 'xấu' và cách lựa chọn các thực phẩm có lượng cholesterol thấp. Nồng độ cholesterol "xấu" cao trong máu là yếu tố nguy cơ chính dẫn tới các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết...