Ăn bột yến mạch có thể giúp giảm cân nhưng bạn đừng mắc phải 3 sai lầm này
Những chế độ ăn kiêng nổi tiếng khiến không ít người ưa chuộng hiện nay như keto, paleo được xây dựng dựa trên các thực phẩm lành mạnh, trong đó có bột yến mạch.
Bột yến mạch không được đưa vào một số chế độ dinh dưỡng giảm cân do sở hữu lượng carb khá cao. Tuy nhiên, trên thực tế, loại thực phẩm này lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và là nguồn cung cấp carb phức tạp tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là lý do tại sao bột yến mạch nên có mặt trong chế độ ăn kiêng của bạn và những lưu ý của các chuyên gia khi tiêu thụ loại thực phẩm này:
Bột yến mạch đem lại nhiều lợi ích
Cháo bột yến mạch là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho bữa sáng.
Theo thống kê của MyFoodData, một bát yến mạch đã nấu chín chỉ chứa 165 calo cùng với 28 gram carb, 4 gram chất xơ, 6 gram protein, một số chất dinh dưỡng như sắt, magie, kẽm, photpho, mangan và selenium. Nói cách khác, loại thực phẩm này cung cấp lượng protein bằng với một quả trứng và hơn 15% nhu cầu hấp thụ chất xơ của cơ thể trong ngày.
Theo bài viết đăng trên Tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity, bột yến mạch rất nổi tiếng do chứa chất chống oxy hóa đặc biệt mang tên avenanthramide có khả năng chống viêm mạnh mẽ.
Nhìn chung, những người tiêu thụ bột yến mạch có xu hướng sở hữu chế độ ăn uống lành mạnh hơn so với người không ăn. Alissa Rumsey chuyên gia dinh dưỡng kiêm người đứng đầu hiệp hội Alissa Rumsey Nutrition and Wellness ở thành phố New York cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do loại thực phẩm này cung cấp một loạt dưỡng chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin A, thiamin, canxi, photpho, magie, sắt, đồng, selen và kali.
Bột yến mạch giúp giảm cân
Video đang HOT
Yến mạch có thể giúp bạn giảm cân do khả năng duy trì cảm giác no lâu và tránh thèm ăn.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 trên Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã so sánh tác dụng của bột yến mạch ăn liền với ngũ cốc. Các chuyên gia nhận thấy, do sở hữu chất xơ beta-glucan, bột yến mạch giúp tạo cảm giác no lâu và ngăn ngừa thói quen ăn vặt đáng kể. Hơn nữa, loại thực phẩm này còn có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Sai lầm về bột yến mạch
Dù bột yến mạch đem lại rất nhiều lợi ích, nhiều người lại không biết cách tiêu thụ loại thực phẩm này phù hợp. Dưới đây là những sai lầm mọi người nên tránh:
Sai lầm không ít người mắc phải là thêm đường khi tiêu thụ bột yến mạch.
Việc làm này có thể ảnh hưởng lớn tới quá trình giảm cân của bạn. Trên thực tế, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhiều người Mỹ hiện đang tiêu thụ 77 gram đường mỗi ngày, tương đương gấp ba lần lượng các chuyên gia khuyến nghị.
Một số gói bột yến mạch ăn liền chứa tới 14 gram đường và các thành phần khác như dầu thực vật, chất tạo màu. Do đó, mọi người tốt hơn hết nên mua yến mạch nguyên chất, không thêm phụ gia hay chất làm tăng hương vị.
Theo Sarah Koszyk, thạc sĩ kiêm chuyên viên dinh dưỡng đồng thời là tác giả của cuốn 25 Anti-Aging Smoothies for Revitalizing, nếu muốn tăng hương vị cho món ăn này, mọi người có thể lựa chọn cách khác như dùng trái cây tươi, bơ, các loại hạt băm nhỏ, trái cây khô hoặc quế thay cho đường.
Không kiểm soát khẩu phần ăn yến mạch
Tiêu thụ một loại thực phẩm nào đó quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe, bột yến mạch cũng không ngoại lệ. Xác định khẩu phần ăn phù hợp nhất khá khó do hiện nay có nhiều công thức chế biến yến mạch khác nhau.
Nếu bạn muốn làm cháo từ loại thực phẩm này, hãy dùng một lượng bột bằng cốc, trong khi nấu chín cần tới một cốc.
Dù đây là loại thực phẩm lành mạnh, đem lại rất nhiều lợi ích, bột yến mạch không thể thay thế cho các bữa ăn chính trong ngày. Bạn vẫn cần tiêu thụ những món ăn khác để tránh thiếu chất. Ashley Barrient, chuyên gia dinh dưỡng kiêm bác sĩ y khoa tại Bệnh viện Northwestern Memorial cho biết, yến mạch là một nguồn cung cấp carb phức tạp dồi dào nên mọi người cần ăn kèm với các loại thực phẩm khác chứa protein và chất béo để cân bằng chất dinh dưỡng.
Hãy cố gắng kết hợp yến mạch với hạt chia hoặc thậm chí một quả trứng. Bạn cũng có thể sử dụng sữa, các phẩm làm từ thực vật và sữa có chứa protein như hạt lanh, đậu nành hoặc protein đậu, để chế biến yến mạch thay vì dùng nước thông thường.
Vì sao nhiều người 'ngại' thực phẩm chứa gluten?
Tại sao một số người lại "cạch" thực phẩm chứa lúa mì, bột, ngũ cốc... dù không dị ứng gluten hay mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten)?
ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Gluten là hỗn hợp của hai loại protein có trong bánh mì và bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào có chứa lúa mì, bột, ngũ cốc... Những protein này có thể gây khó khăn cho tiêu hóa, làm nặng thêm hoặc thậm chí gây ra một số vấn đề sức khỏe, theo Cnet.
Người ta ước tính rằng 30% người Mỹ tránh gluten, nhưng chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số những người đó được chẩn đoán mắc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) hoặc dị ứng gluten. Vậy tại sao nhiều người lại "cạch" gluten?
1. Sự gia tăng phổ biến của chế độ ăn Keto, Paleo và low-carb
Xu hướng theo chế độ ăn low-carb (chế độ ăn giảm cân low-card giảm lượng tinh bột khi nạp vào cơ thể) đang bùng nổ. Trong khi các chuyên gia khoa học và sức khỏe vẫn tranh luận về việc liệu bạn có thực sự khỏe mạnh khi cắt giảm carbs hay không, thì nhiều người đã ăn chế độ low-carb với mục đích giảm cân hoặc kiềm chế một số bệnh, triệu chứng.
Một số chế độ ăn phổ biến như chế độ ăn Keto và Paleo yêu cầu bạn cắt bỏ bánh mì và gluten, mục đích để hạn chế lượng carbs và tiêu thụ nhiều chất béo, khiến cơ thể chuyển sang trạng thái ketogen hay giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến và gắn bó với thực phẩm dạng nguyên chất, theo Cnet.
2. Những lo ngại sức khỏe về gluten
Vấn đề chính của gluten là chứa protein có khả năng chống tiêu hóa ở một số người. Một số cho rằng đây không phải là vấn đề lớn, ngoài phiền nhiễu là gây ra đầy hơi hoặc khó chịu, nhưng một bộ phận chuyên gia nói nó có thể gây ra "rò rỉ ruột" hoặc viêm làm giảm tính thấm, gây ra tự miễn dịch phản ứng. Điều này xảy ra với những người mắc bệnh celiac.
Ngoài ra, gluten trong lúa mì cũng chứa chất ức chế Amylase-trypsin, được chứng minh là gây viêm trong hệ thống tiêu hóa. Agglutinin trong mầm lúa mì cũng liên quan đến các vấn đề tự miễn và viêm, theo Cnet.
3. Bệnh celiac và nhạy cảm với gluten
Bệnh celiac là một rối loạn tự miễn, trong đó, việc tiêu thụ gluten gây tổn thương cho ruột non, dẫn đến đau và khó chịu. Ruột non có nhiệm vụ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Khi nó bị hỏng, bạn không nhận được những gì bạn cần từ thực phẩm bạn ăn, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Khi bệnh celiac không được chẩn đoán hoặc điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng hoặc ung thư.
Ngay cả khi bạn không bị dị ứng lúa mì hoặc gluten hoặc bệnh celiac, bạn vẫn có thể bị nhạy cảm với gluten - gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, "sương mù não", đầy hơi.
Nếu nghi ngờ bản thân bị nhạy cảm với gluten, bạn có thể thử loại nó khỏi chế độ ăn uống trong một khoảng thời gian. Sau đó, ăn lại như bình thường và xem xét các triệu chứng để xác nhận đó có phải là thủ phạm đằng sau cơn đau đầu hoặc đau dạ dày mà bạn gặp phải hay không, theo Cnet.
3 món lành mạnh giúp giảm cân nhờ kiểm soát hoóc môn gây đói Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến nhiều người khó giảm cân là không thể kiềm chế cơn thèm ăn, nhất là với các món có nhiều đường bột. Yến mạch không những là món ăn lành mạnh mà còn giúp kiểm soát cơn đói rất tốt - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Trong những trường hợp này, một số loại thực phẩm...