Ăn bí đỏ kiểu này cực kỳ ‘độc’ vì rước thêm vô số bệnh vào người
Bí đỏ rất bổ dưỡng, nhưng có rất nhiều lưu ý khi ăn bí đỏ cần phải biết để tránh làm mất nguồn dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Với vi ngọt tự nhiên của bí đỏ, nhiều người nhầm tưởng bí đỏ chứa nhiều đường và tinh bột. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai về thực phẩm này
Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể. Bí đỏ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin… trong 100g bí đỏ có 0,9g protein, 5 – 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6, đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta – caroten.
Theo các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, bí đỏ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt trong việc điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi…
Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng…
Mặc dù nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để phát huy được hết giá trị dinh dưỡng đó, khi ăn cần chú ý những điều sau đây:
Nguy cơ ăn bí đỏ liên tục sẽ gây vàng bàn tay, bàn chân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Trước thông tin trên, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội chia sẻ, bí đỏ là thực phẩm vẫn có thể ăn được thường xuyên. Bạn chỉ không nên ăn hạt bí đỏ nhiều bởi hạt bí đỏ có khả năng tẩy giun.
Video đang HOT
Người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh. Ảnh minh họa: Internet
Ăn bí đỏ để lâu dễ lên men
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa
Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.
Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Ăn bí đỏ già để lâu chứa đường cao
Không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra còn một số lưu ý khác khi ăn bí đỏ như:
Không nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.
Không nấu với đường vì bí đỏ được coi là thực phẩm thay thế đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí đỏ.
Sau khi gọt vỏ, cắt bí đỏ, rửa sạch thì chúng ta cần nấu ngay, tránh để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ làm thất thoát thành phần dinh dưỡng. Khi nấu chín, các bạn nên ăn ngay khi còn ấm để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Đối với trẻ em, không nên cho trẻ ăn bí đỏ quá thường xuyên vì dễ làm dư thừa caroten. Còn với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các bạn cũng không nên cho trẻ ăn bí đỏ vì có thể làm trẻ bị hóc với hạt bí đỏ.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Bí đỏ - siêu thực phẩm rất tốt cho sức khỏe
Bí đỏ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ. Bổ sung bí đỏ trong thực đơn hàng tuần giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tật.
Tác dụng của bí đỏ - Ảnh minh họa
Bí đỏ giàu chất xơ
Tất cả các loại bí đỏ đều có phần thịt nhiều chất xơ, là thành phần dễ bị làm mềm khi nấu chín nhưng lại không bị nát và có rất nhiều lợi ích sức khỏe như: chất xơ giúp cơ thể hấp thụ; chậm tiêu hóa trong dạ dày khiến cho bạn cảm thấy no lâu hơn và kiềm chế cảm giác thèm ăn, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Chính nhờ những lý do trên, người ta có xu hướng chọn bí đỏ trong thực đơn khi muốn ăn một chế độ nhiều chất xơ (cho cảm giác no nhanh hơn) để giảm cân mà vẫn rất tốt cho sức khỏe đại tràng.
Vitamin A
Bí đỏ rất giàu beta-carotene, được chuyển đổi thành vitamin A khi nó được chia nhỏ và hấp thu trong dạ dày. Bất kể là gì thì cả hai đều là nguồn tuyệt vời của chất dinh dưỡng. Chúng là những chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn các loại rau quả có chứa beta-carotene ít bị bệnh tim mạch (như đột quỵ, đau tim, vv) và có tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng và phổi (là các mặt bệnh rất phổ biến hiện nay) thấp hơn. Vitamin A giúp cải thiện làn da của bạn và nó đã được chứng minh trong vấn đề cải thiện chức năng và sản xuất tinh trùng. Do có cả hai hàm lượng beta-carotene và vitamin A cao trong thành phần nên bí rất được ưa chuộng.
Vitamin C
Trong bí đỏ có nhiều vitamin C. Bên cạnh những lợi ích quen thuộc của vitamin C, các nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn và là một trong các vitamin đầu tiên bị hao hụt khi chúng ta bị căng thẳng.
Chế độ ăn có chứa hàm lượng lớn vitamin C có thể giúp cơ thể có được hệ thống miễn dịch tốt chống lại những virus cảm lạnh thông thường. Những phụ nữ có chế độ ăn giàu vitamin C cũng đã được khẳng định có làn da ít nếp nhăn hơn và ít vấn đề với da khô.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi, lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Ăn bí đỏ đã già và để lâu: Khi để lâu bí đỏ chứa hàm lượng đường cao. Thêm nữa, do lưu trữ thời gian dài, sẽ khiến cho bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men và biến chất. Chính vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của chúng ta.
Theo infonet
Mỡ heo bốc mùi vẫn bị mang đi bán kiếm lời Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cũng phát hiện và buộc tiêu hủy 03 bao tải chứa đựng mỡ heo đã chảy nước, bốc mùi hôi thối có tổng trọng lượng 140kg. Mới đây Cục quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh thành phố liên tiếp bắt giữ các trường hợp vận chuyển nội tạng không rõ nguồn gốc chất lượng. Tiêu biểu như...