Ăn bao nhiêu protein để duy trì vóc dáng và sức khỏe?
Protein là một thành phần quan trọng trong mọi tế bào của cơ thể con người. Nếu không hấp thụ đủ nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu tạo cơ thể.
Theo Healthline , cùng với carbs và chất béo, protein là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng trong chế độ ăn uống của bạn. Nó phục vụ nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể, bao gồm các hoạt động như xây dựng cơ bắp, hỗ trợ các phản ứng sinh hóa và củng cố hệ thống miễn dịch.
Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH
Phụ cấp chế độ ăn uống được đề xuất (RDA) cho biết, lượng được khuyến nghị để đáp ứng lượng dinh dưỡng hàng ngày đối với protein là 0,8 gram mỗi kg trọng lượng cơ thể. (Ví dụ, một nam giới trưởng thành, 72kg sẽ cần 58 gram protein mỗi ngày.)
Đối với trẻ em là 1,5 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Từ 1,2 đến 2,0 gram protein đối với các vận động viên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 70 tuổi, có thể hưởng lợi từ việc tiêu thụ nhiều protein hơn RDA đã thiết lập. Điều này là do lượng protein hấp thụ cao hơn có thể giúp chống lại chứng suy nhược cơ thể, do tình trạng mất cơ xảy ra tự nhiên theo tuổi tác, đồng thời giữ cho xương của bạn chắc và khỏe mạnh, do đó giảm nguy cơ gãy xương.
Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng người lớn tuổi có thể có lợi khi tiêu thụ từ 1 – 1.5 gram protein mỗi kg trọng lượng cơ thể, vì làm như vậy có thể giúp họ duy trì khối lượng cơ bắp và sức khỏe tốt hơn.
Hơn nữa, lượng protein cao hơn có thể giúp ích cho những người mắc bệnh tiểu đường, bằng cách giúp ổn định lượng đường trong máu và giữ cho cơ thể cảm thấy no lâu hơn.
Nếu bạn đang tìm cách để tăng lượng protein của mình, hãy thử kết hợp nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh hơn, chẳng hạn như thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu phụ và các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Nhóm thực phẩm người đang có dấu hiệu cảm cúm cần tránh xa
Việc tránh sai lầm trong chế độ dinh dưỡng khi bị cảm cúm là rất quan trọng vì nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, khiến bệnh kéo dài hơn.
Cảm cúm là bệnh lý lây nhiễm do virus cúm gây ra. Bệnh thường lành tính và sẽ khỏi sau 5 - 7 ngày. Triệu chứng của bệnh hay gặp như: sốt, ho, đau nhức, mỏi người, bắp thịt, hắt hơi, chảy nước mũi.
Theo các chuyên gia y tế, nếu ho nhẹ thì không cần sử dụng thuốc do đây là phản ứng có lợi. Còn nếu ho nhiều và nhiều đờm thì cần làm loãng đờm bằng cách rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Bên cạnh đó, cần tăng cường uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và các món ăn dạng lỏng để giúp đờm loãng hơn, cũng như tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế tối đa những thực phẩm không có lợi trong thời gian bị cảm cúm như sau:
Hạn chế thức ăn cứng
Bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm tương tự có thể khiến tình trạng ho và đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
Rượu và các chất caffeine
Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ vì những thực phẩm này có nguy cơ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Cà phê và trà đặc
Tương tự thức uống chứa cồn, các đồ uống như cà phê, trà đặc hay soda cũng có nguy cơ khiến lượng nước trong cơ thể bạn hao hụt nhiều hơn. Ngoài ra, những loại thức uống này còn chứa nhiều đường.
Hạn chế thực phẩm giàu protein, chất béo:
Việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể khi bị cảm cúm là điều quan trọng. Tuy nhiên cần đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa. Thực phẩm giàu protein (trứng, tôm, cua, cá...) khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt.
Bên cạnh đó, thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm cả thức ăn nhanh và sản phẩm đóng hộp cũng cần hạn chế vì chứa rất ít dinh dưỡng.
Điều tồi tệ gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa trưa? Không chỉ có buổi sáng, bữa trưa cũng góp phần cực kì quan trọng để duy trì năng lượng cho một ngày làm việc và học tập của bạn. Việc bỏ bữa trưa mang lại nhiều tác hại đối với sức khỏe. Không ít người trong số chúng ta có thói quen bỏ qua bữa sáng, hay thậm chí là bữa trưa khi...