Amiăng trắng làm tấm lợp cũng gây ung thư
Việt Nam là một trong 10 nước sử dụng nhiều nhất amiăng trắng để sản xuất tấm lợp. Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định, tất cả amiăng, kể cả amiăng trắng, đều gây ung thư.
Đây là ý kiến của trên 100 đại biểu thuộc Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, đại diện Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, Tổ chức Y tế Thế giới… tại hội thảo về amiăng diễn ra tại Hà Nội ngày 17/7.
Ảnh minh họa
Bà Socorro Escalante, chuyên gia về sức khoẻ môi trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết, trên thế giới có 7 nước phản đối Công ước Rotterdam về amiăng, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia duy nhất nhập nhẩu, 6 quốc gia còn lại (Nga, Trung Quốc, Canada…) đều là nước xuất khẩu. Đồng thời Việt Nam cũng là 1 trong 10 nước sử dụng nhiều nhất lượng amiăng trắng trên thế giới để sản xuất tấm lợp.
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, tại một số quốc gia phát triển, amiăng trắng chỉ còn sử dụng trong công nghệ quốc phòng, nhà máy điện hạt nhân, tuy nhiên ở Việt Nam nó lại chủ yếu được dùng để sản xuất tấm lợp. Thậm chí, tại các vùng cao người dân còn sử dụng tấm lợp này để hứng nước mưa dùng cho sinh hoạt, vô tình sử dụng phải nước có nhiễm amiăng.
Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, amiăng là chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng nhất, ước tính gây ra một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp. Tác hại tiềm tàng không chỉ với sức khỏe của người lao động mà cả với những người sinh sống tiếp xúc với chất này.
Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với chất này thường kéo dài 20-30 năm. Nó xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và đâm xuyên qua da gây nên một số bệnh như: bệnh bụi phổi, ung thư phổi, trung biểu mô, thanh quản, buồng trứng…
Video đang HOT
Giáo sư Ken Takahashi, ĐH Sức khoẻ môi trường và nghề nghiệp Nhật Bản cũng cho biết, sau hơn 40 năm các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về tác hại của tất cả các loại amiăng. Kết luận chung là các loại amiăng, gồm cả amiăng trắng, đều gây ung thư và không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư. Mỗi năm trên toàn cầu có 107.000 người chết và hơn 1,5 triệu người bị khuyết tật do các bệnh có liên quan đến amiăng như ung thư phổi, bụi phổi…
Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi animăng được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù từ năm 1976, nhưng mới giám định và đền bù được 3 trường hợp. Nhiều bệnh liên quan đến chất này chưa được thống kê đầy đủ. Kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế giai đoạn 2010-2011 khẳng định, Việt Nam đã có nhiều trường hợp ung thư trung biểu mô. Cụ thể có 80% ca ung thư trung biểu mô có liên quan đến amiăng.
Chính vì gánh nặng bệnh tật và gánh nặng tài chính do các bệnh liên quan đến amiăng, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lao động quốc tế đều khuyến nghị cấm hoàn toàn mọi dạng amiăng. Đây là cách hiệu quả nhất để loại bỏ các bệnh liên quan đến chất này.
“Amiăng trắng là tác nhân gây nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư trung biểu mô. Không có ngưỡng an toàn trong việc sử dụng amiăng, càng tăng sử dụng thì càng tăng tỷ lệ ung thư”, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Theo thứ trưởng, các công trình nghiên cứu về ung thư trên thế giới đã cho thấy rõ amiăng là tác nhân gây ung thư. Vì thế, những nghiên cứu đánh giá về tác hại của nó với sức khỏe là không cần thiết. Ngược lại, cần tìm hướng xử lý các vật liệu thải có chứa chất này trong cộng đồng, để đảm bảo môi trường sống của cộng đồng được an toàn hơn.
Sau hội thảo này, Bộ Y tế sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng để sớm đưa amiăng vào danh mục hoá chất độc hại của Công ước Rotterdam, tiến tới cấm sử dụng hoàn toàn chất này tại Việt Nam.
Phương Trang
Theo VNE
Nguy cơ ung thư từ khoai tây nếu bảo quản và chế biến sai cách
Một số bài báo trước đây đã từng cảnh báo người tiêu dùng về nguy cơ ung thư do ăn khoai tây chiên. Đó chỉ là một phần nhỏ của vấn đề.
Thủ phạm đằng sau vấn đề này là acrylamide, một hóa chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp, có khả năng gây ung thư ở người, đồng thời làm tổn thương hệ thần kinh nếu tiếp xúc với liều lượng lớn.
Sự lo ngại về acrylamide trong thực phẩm dấy lên từ năm 2002, khi Cơ quan quản lý thực phẩm quốc gia Thụy Điển nhìn thấy độc tố này trong một số loại thực phẩm chứa tinh bột khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao.
Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm tưởng như "hiền lành", vô hại khác như cà phê, bánh mì, bánh quy... cũng có thể dẫn đến ung thư.
Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên, cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại
Nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ sau đó đã làm rõ thêm vấn đề: Không chỉ có tinh bột khoai tây mà các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu carbohydrates, ít protein khác khi được chế biến bằng các phương pháp đòi hỏi nhiệt độ cao (>120 độ C) như rán, quay, nướng, đều xuất hiện acrylamide.
Hiện tượng này không thấy xảy ra ở các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, sữa, hải sản... cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhưng chế biến ở nhiệt độ thấp như luộc, hấp.
Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh và trước khi chế biến ngâm nước khoảng 30 phút để loại bỏ hợp chất gây ung thư.
Nguyên nhân là do khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao, asparagine (một loại axit amin) và đường tự nhiên trong thực phẩm là thực vật sẽ phản ứng với nhau để tạo thành acrylamide càng tăng. Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên (bao gồm cả loại tự chế biến ở gia đình và loại đóng gói sẵn), cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại.
Tổ chức Y tế thế gới (WHO) và tổ chức Nông lương LHQ (FAO) đều coi acrylamide trong thực phẩm là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Ở người, tuy còn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ cơ chế tác động của acrylamide và hậu quả có nó, song bước đầu, các nhà khoa học cũng đã khẳng định có sự liên quan giữa chế độ ăn uống nhiều acrylamide với nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tế bào thận.
Cho đến nay chưa có phương pháp nào loại bỏ hoàn toàn acrylamide ra khỏi thực phẩm. Nhưng bạn có thể giảm bớt lượng độc tố này bằng một số phương pháp sau:
- Đối với loại thực phẩm có nguy cơ cao như khoai tây chiên, bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, bánh phồng tôm..., khi chế biến tuyệt đối không nên để quá già, không ăn các phần bị cháy vì những phần này tập trung nhiều acrylamide nhất. Không rán hoặc nướng lại nhiều lần. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nguy cơ cao cùng lúc.
- Riêng đối với khoai tây, nên cắt lát và ngâm vào nước từ 15 đến 30 phút trước khi rán. Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong khoai, dẫn đến tăng acrylamide khi chế biến.
Theo Trí Thức Trẻ
Chất ung thư trong khoai tây chiên: Khi thực phẩm thành thuốc độc Mới đây, thông tin Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm ngẫu nhiên các sản phẩm khoai tây chiên, bim bim, cà phê để truy tìm chất gây ung thư có tên acrylamide khiến nhiều người dân hoang mang. Ảnh minh họa. Nguy cơ ung thư từ chính bếp nhà Cơ quan An toàn thực châu Âu (EFSA) vừa phát hiện...