ậm đà hương vị lẩu cù lao
Lẩu cù lao, hay gọi tắt cù lao, là món lẩu đặc trưng của miền Tây sông nước, vùng đất có nhiều cù lao nổi lên giữa các dòng sông như: Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ), Cù Lao Dung (Sóc Trăng), Tân Phong (Tiền Giang), Cù Lao Giêng (An Giang), An Bình (Vĩnh Long)…
Lẩu cù lao tại Quán ăn gia đình Thịnh Phát.
Tên món ăn quen thuộc trong dân gian cũng là tên của dụng cụ để đựng lẩu: cù lao. Cù lao được làm bằng nhôm hay inox, hình tròn như cái thau nhưng ở giữa là ống cao hình trụ, dùng để đựng than đỏ, làm chín và nóng thức ăn, nước lẩu xung quanh. Hình tượng này như dải đất cù lao nổi giữa bốn bề sông nước, thể hiện sự sáng tạo của người dân, làm nên một món ăn đậm dấu ấn bản địa.
Món cù lao không dùng nhiều gia vị, nước dùng được nấu từ xương ống, thêm tôm khô hoặc khô mực, nấu với bắp cải, cà rốt hoặc củ sắn nên có vị ngọt tự nhiên, đặc biệt là nước trong, không có màu sắc. Thành phần của món ăn gồm: da heo khô ăn giòn giòn, thịt, tim, gan, mề, chả cá thát lát, bao quản (trứng vịt cuộn tàu hủ ky), thịt bằm cuộn bắp cải… Cù lao không có dĩa rau ăn kèm như các món lẩu khác mà tất cả để sẵn trong cù lao, đợi than hồng làm cho sôi là chan ăn với bún hoặc cơm, mì. Vị ngọt thanh của nước dùng cùng sự tươi mới của nguyên liệu đi kèm tạo nên hương vị thơm ngon, thực khách nếm thử một lần sẽ nhớ mãi. Cù lao thường được nấu trong các đám tiệc, đặc biệt là cưới hỏi vì món này dễ ăn, phù hợp mọi độ tuổi, lại có sự ngọt ngào, thanh tao.
Video đang HOT
Ngày nay, cù lao không còn phổ biến như xưa, nhường chỗ cho những món lẩu nhiều gia vị và có thể chế biến nhanh. Nhất là giữa phố thị, muốn kiếm quán ăn có món lẩu này thì càng hiếm. Tại TP Cần Thơ, Quán ăn gia đình Thịnh Phát ở số 36A, Nguyễn Văn Cừ, phường An Bình, quận Ninh Kiều (đối diện Khu dân cư Hồng Phát) có phục vụ món cù lao đúng hương vị truyền thống. ặc biệt, quán còn bổ sung thêm mực và tôm để thành phần thức ăn trong lẩu thêm phong phú, hấp dẫn. Một lẩu 4 người ăn giá 299.000 đồng.
Trải nghiệm ở vườn sinh thái Hồng Sơn
Giữa trung tâm thị trấn Phú Mỹ (Phú Tân), vườn sinh thái Hồng Sơn trở thành một góc quê miền Tây thu nhỏ với đủ loại cây ăn trái, len lỏi những con mương để người trải nghiệm thỏa thích bơi xuồng, tự hái trái cây sạch thưởng thức tại chỗ.
Để thêm hấp dẫn, chủ vườn đầu tư các hạng mục trò chơi, gian hàng ăn uống đáp ứng nhu cầu mọi lứa tuổi khách hàng, mở ra điểm đến hấp dẫn mới cho huyện cù lao.
Nhiều năm trước, ông Trần Hồng Sơn và vợ là bà Đào Thị Ánh Tuyết đã có tâm huyết với việc trồng trái cây sạch. Cùng là giáo viên về hưu, họ dành thời gian tuổi già để thực hiện ý tưởng lập vườn làm kinh tế. Nhưng trái cây sạch chỉ so bì được phần chất lượng, còn hình thức bên ngoài không đủ sức hút người mua so các loại trái có vẻ ngoài bóng, rẻ, đẹp bán tại chợ. Không được đón nhận như mong đợi, ông bà trồng thêm mít Thái để bán theo xu hướng thị trường thì lần nữa thất vọng khi bị thương lái "bẻ kèo" mua ép giá. Đất nhà sẵn có và vẫn mê làm vườn, vợ chồng già không bỏ cuộc, bàn nhau cải tạo không gian cho khách vào mua trái cây tận nơi. Những ai thật sự muốn ăn trái cây sạch sẽ tự tìm đến, giá thành cao hơn bên ngoài chút đỉnh. Dịch vụ này phát sinh thêm các dịch vụ khác, để phục vụ khách chu đáo hơn, gia đình đầu tư hoàn chỉnh đường đi, chỗ nghỉ, ăn uống, vui chơi, dịch vụ dành cho trẻ em... Từng bước tạo sức hút riêng cho khu vườn của mình, trung tuần tháng 8 ông bà chính thức khai trương vườn sinh thái Hồng Sơn.
Bà Tuyết chia sẻ: "Trước khi đầu tư nơi này thành điểm tham quan phục vụ xuyên suốt, gia đình tham khảo một số mô hình trò chơi để thực hiện trong vườn. Ngoài mục đích làm kinh tế, tôi còn tạo điều kiện cho bà con hộ nghèo vào đây mở 5 quầy thức ăn, đồ uống không thu tiền mặt bằng, cam kết giá bán bình dân có niêm yết rõ ràng. Các trò chơi được nghiên cứu, tạo không gian lành mạnh cho giới trẻ, các em nhỏ hoàn cảnh khó khăn được giảm một nửa giá tiền. Nhiều hạng mục, trò chơi sẽ được tiếp tục đầu tư, ngày càng tăng sức hấp dẫn cho khu vườn".
Du khách trải nghiệm các trò chơi tại vườn sinh thái
Qua đoạn đường hẻm nhỏ, vườn sinh thái Hồng Sơn hiện ra ngập tràn màu sắc của hoa trái và các công trình trang trí bắt mắt. Cảm nhận đầu tiên là không gian mát mẻ, dọc theo lối đi xanh mướt dâu tằm, hoa atiso đỏ, cà na và cóc kết trái non... cùng các loại cây ăn trái lâu năm đang phát triển. Bên trong vườn ngập tràn tiếng cười của du khách tham gia trò chơi cầu lắc, bóng lăn, xích đu. Thấp thoáng sau những hàng cây, khách hóa thân thành nông dân miệt vườn trong những bộ đồ bà ba thong dong chèo xuồng để chụp ảnh, tìm hái cà na. Ông Sơn cho biết, đa số cây ăn trái được đầu tư chăm sóc từ 2 năm trước, sau đó tiếp tục bỏ vốn đầu tư cơ sở vật chất, hạng mục hơn 1 tỷ đồng.
Từ ngày khai trương đến nay, vườn sinh thái Ngọc Sơn hút khách rất đông cả trong và ngoài huyện đến trải nghiệm, bước đầu như vậy coi như tạm hài lòng, về sau sẽ có thêm các mô hình chụp ảnh, không gian cho các đoàn thể sinh hoạt, họp mặt. Gia đình đã lo đủ các thủ tục về giấy phép kinh doanh, an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho những người tham gia kinh doanh, phục vụ. Trên tổng diện tích khoảng 16.000m2, ông trồng chủ lực là bơ 034 và sầu riêng Monthong, 200 cây cà na, trăm gốc nhãn xen cóc, dâu tằm, cóc thái, mít... vừa cho khách tham quan, tự hái trái, vừa lấy ngắn nuôi dài. Toàn bộ cây ăn trái không sử dụng phân bón, thuốc hóa học, đảm bảo sạch cho khách thưởng thức tại chỗ an toàn.
Chèo xuồng tham quan vườn cây ăn trái
Hội Nông dân huyện Phú Tân và thị trấn Phú Mỹ rất quan tâm và ủng hộ mô hình này. Bởi từ lâu huyện đã có chủ trương khai thác du lịch tâm linh, nhưng điều kiện sẵn có chỉ dừng lại là hành hương chùa chiền, mùa lễ đạo, chưa có hoạt động hay dịch vụ thu hút khách ở lại. Khởi đầu, các hội, đoàn thể, trường học, cơ quan cũng là khách hàng đến ủng hộ và góp phần quảng bá cho nhiều người biết đến. Giá vé vào cổng với trẻ em là 15.000 đồng, người lớn 30.000 đồng, miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi.
Sau buổi trải nghiệm, anh Phạm Thanh Dân (xã Tân Hòa) tỏ ra thích thú: "Vào đây thấy không khí rất mát mẻ, dễ chịu. Địa phương có điểm mới lạ để vui chơi thì ai cũng thích, nhất là cho trẻ em có chỗ giải trí với nhiều hoạt động phong phú". Không riêng anh Dân, hầu hết khách tham quan đều khen chủ vườn và không quên hẹn lịch quay lại.
Lênh đênh trên sông Hậu Nằm giữa dòng sông Hậu, Cồn Sơn - một trong bốn dãy cồn và cù lao lớn thuộc địa phận TP Cần Thơ, gồm: Cồn Sơn, Cồn Ấu, Cồn Khương và cù lao Tân Lộc. Thôn nữ Cồn Sơn nấu cơm bằng nồi đồng xưa đãi khách. Ảnh: Hữu Đức. Giữa vùng sông nước Từ trung tâm thành phố đi theo hướng quốc...