Ai sẽ bảo vệ những người dám thay đổi, dạy thật – học thật – thi thật?
Quản lý cấp dưới nhìn cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý cấp Trường nhìn cấp Phòng, cấp Phòng nhìn cấp Sở, cấp Sở nhìn cấp Bộ, cấp Bộ nhìn như thế nào?
Tại cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 6/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”.
Theo nhiều thầy cô giáo, yêu cầu của Thủ tướng “học thật, thi thật, nhân tài thật” cũng chính là ba khâu đột phá lớn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giải quyết dứt điểm để tạo ra động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục rất được xã hội đồng tình.
Thầy giáo Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) suy ngẫm về yêu cầu “Học thật, thi thật, nhân tài thật” (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Bày tỏ quan điểm với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) chia sẻ: “Là những nhà quản lý giáo dục tại các nhà trường, chúng tôi rất tâm đắc với 3 từ chìa khóa ấy và mong muốn, kỳ vọng về những chìa khóa ấy sớm trở thành hiện thực.
Nhưng mong muốn là một chuyện còn để những chìa khóa ấy trao tay cho các thầy cô thì không hề đơn giản.
Theo suy nghĩ của chúng tôi thì để “Tam thật” thành hiện thực thì phải có sự “đồng lòng, đồng sức, đồng lực” của cả xã hội.
Trước hết phải dũng cảm nhìn thẳng vào những tồn tại yếu kém của cả ngành, phải cắt bỏ khối u ác tính “bệnh thành tích” đã tồn tại quá lâu trong cả xã hội”.
Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn, ai sẽ tiên phong làm điều này?
Video đang HOT
Đó là các bậc cha mẹ, các em học sinh, các thầy cô giáo, hay các nhà quản lý giáo dục?
Thầy Nguyễn Minh Quý phân tích, thứ nhất là các bậc cha mẹ học sinh: Chắc chắn họ không thể tiên phong được, vì họ phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá, sử dụng con người của cả xã hội. Nếu có sự thay đổi thì họ sẽ thay đổi.
Các em học sinh: Từ cấp học dưới, các trò cần được giáo dục để phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực, kỹ năng.
Các em cần thấu hiểu là việc học là cho mình, học vì sự tiến bộ của chính bản thân các em chứ không phải học vì điểm, học vì sự ganh đua hay học để đối phó với các bài kiểm tra, học để thi vượt cấp…
“Chúng ta cần một thế hệ học trò có động lực phấn đấu thực sự trong học tập để làm người.
Thực tế lâu nay với dòng chảy êm đềm, miệt mài của dòng sông giáo dục, rất nhiều học trò của chúng ta đã trở thành những robot hiện đại, trở thành là những con số để báo cáo thành tích.
Do đó, theo chúng tôi là sản phẩm của quá trình giáo dục nên không thể trông chờ các em thay đổi được”, thầy Nguyễn Minh Quý nói.
Còn đối với các thầy, cô giáo, xét đơn thuần thầy cô là người truyền thụ kiến thức cho các thế hệ học trò, là những viên chức trong ngành giáo dục, thầy cô cũng phải mưu sinh để sống chứ không thể trông cậy vào đồng lương ít ỏi.
Bản thân thầy cô cũng chịu áp lực thành tích từ các bậc cha mẹ học sinh, từ nhà trường và cả xã hội.
Họ sẵn sàng thay đổi, nhưng họ chờ đợi sự thay đổi từ cấp trên, từ sự thay đổi của xã hội.
Cũng theo thầy Quý, các nhà cán bộ quản lý giáo dục là những người trước tiên nhìn thấy những hạn chế, tồn tại của công việc đang làm, nhưng họ không dám thay đổi vì họ sợ: sợ thất bại, sợ mất chức, sợ cô độc, sợ sự dè bỉu…
Họ chờ đợi sự thay đổi lớn, tổng thể để chuyển mình. Cán bộ quản lý cấp dưới nhìn cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý cấp Trường nhìn cấp Phòng, cấp Phòng nhìn cấp Sở, cấp Sở nhìn cấp Bộ, cấp Bộ nhìn như thế nào: nhìn lên trên để chờ đợi một cơ chế, để giáo dục là quốc sách thực sự?
Nhìn sang bên các bộ ngành, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chờ đồng hành? Nhìn xuống chờ đợi sự chuyển mình từ cơ sở?
Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh gửi gắm con em mình nhiều năm qua (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
“Học trò, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo là những nhân tố quan trọng nằm trong guồng máy của giáo dục, nhưng họ không thể quyết định để guồng máy ấy chạy như thế nào cho đúng hướng.
Người đứng đầu Chính phủ đã khơi nguồn đổi mới từ 3 chìa khóa, nhưng: Ai là người dũng cảm dám thay đổi những trì trệ, yếu kém?
Ai là người đứng ra bảo vệ những người dám thay đổi đó?
Ai là người tạo cơ chế, hành lang pháp lý cho sự thay đổi sâu rộng trong các nhà trường, trong ngành giáo dục, trong cả xã hội để học thật, thi thật và có nhân tài thật?
Để guồng máy ấy chạy đúng hướng, chúng tôi kỳ vọng những nhà quản lý giáo dục từ các nhà trường, cao hơn nữa là cấp Phòng, cấp Sở, cấp Bộ dũng cảm thay đổi, với sự tin tưởng, ủng hộ, trao quyền của lãnh đạo Đảng và Nhà nước và chính quyền các cấp, chúng tôi kỳ vọng là chúng tôi không đơn độc.
Nhưng chắc chắn làm được dù một điều, hay hai điều thì giáo dục sẽ thay đổi và chắc chắn Việt Nam sẽ hùng cường”, thầy Nguyễn Minh Quý nhấn mạnh.
Tư duy phản biện nên là một kỹ năng mềm
Để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, là quốc sách hàng đầu, để không còn tình trạng học giả, thi giả và nhân tài giả thì cần có nhiều cải tiến đồng bộ. Trong đó tư duy phản biện rất cần thiết cho nhân tài.
kỹ năng phản biện có tác động nhiều đến việc hình thành những nhân tài và lực lượng lao động có tri thức - NGUYỄN NHƯ
Một trong những kỹ năng sống cần thiết có tác động nhiều đến việc hình thành những nhân tài và lực lượng lao động có tri thức, đó là kỹ năng phản biện.
Phản biện (tranh luận) là tinh thần "hoài nghi khoa học", là cách nhìn nhận vấn đề ở nhiều chiều, là phương cách giúp học sinh, sinh viên có được ý thức học tập chủ động, có được suy nghĩ độc lập, sáng tạo, là phương thức giáo dục ưu việt cần được phát huy trong hoàn cảnh nhiều học sinh, sinh viên (HS-SV) còn thụ động trong giao tiếp, xử lý tình huống, tiếp thu kiến thức, trong nghiên cứu và lao động...
HS-SV trong nhiều trường hợp bị đánh giá là "gà công nghiệp" bởi chịu sự giáo dục áp đặt của giáo viên, sách giáo khoa, giáo trình, giảng viên... Trong quá trình tiếp thu thấy có gì "sai sai", không phù hợp, HS-SV cũng không dám lên tiếng, tranh luận.
Trong gia đình, phụ huynh HS ép buộc con em phải chuyển đến "trường điểm", phải thi vào trường đại học mà họ lựa chọn. Nhiều phụ huynh buộc con em mình phải học thêm, phải học nhạc, phải chơi môn thể thao mà chúng cảm thấy không cần thiết, không yêu thích... Thế nhưng, các em vẫn cứ răm rắp tuân theo mà không dám bày tỏ lập trường, ý kiến của mình.
Nhiều ý kiến cho rằng SV ở Việt Nam thường thua kém các SV trên thế giới ở tư duy phản biện. Hậu quả của lối giáo dục áp đặt đó, của tinh thần thụ động đó còn đem đến nhiều thất bại, lãng phí, nhiều tác động tiêu cực.
Tóm lại, có thể nói khuyến khích HS-SV học tập với tư duy phản biện, dạy kỹ năng phản biện là việc làm cần thiết, quan trọng trong nhà trường phổ thông và đại học. Tuy nhiên, việc khuyến khích đó cần đi kèm với sự uốn nắn, giáo dục khéo léo, tế nhị để không làm thui chột ý thức học tích cực, tư duy phản biện của HS-SV bởi không phải lúc nào cách phản biện, nội dung phản biện của các em cũng đúng. Trong đó, vai trò của cha mẹ, giảng viên, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc rèn luyện phẩm chất, năng lực, các kỹ năng mềm cho HS-SV.
Học sinh lớp 12 căng mình ôn thi trực tuyến Với học sinh lớp 12 năm nay thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, các trường đều nỗ lực tổ chức cho các em ôn tập trực tiếp hoặc trực tuyến với nhiều cách làm chủ động, sáng tạo. Thầy Tuấn Minh - Trường THPT Marie Curie (Hà Nội) trong một giờ dạy trực tuyến Bà Vũ Thị Hậu, Hiệu trưởng...