Ai là người dễ mắc bệnh liên quan đến axit dạ dày?
Axit nghe có vẻ đáng sợ! Nhưng axit dạ dày lại đóng vai trò không thể thiếu trong việc tiêu hóa thức ăn. Tùy vào thói quen sống và lối ăn uống hằng ngày của mỗi người, axit dạ dày có thể biến thành “Kẻ hủy diệt” hay “Anh hùng sức khỏe”.
Nhiều trẻ chậm cao do thiếu loại hormone này, bác sĩ chỉ ra thời điểm cần điều trị kịp thời cho trẻ
Nếu chiều cao của bé tăng chậm hơn 4-6cm/năm nên cho bé thăm khám sớm để tìm nguyên nhân.
Theo BS.CKI. Trần Thị Ngọc Anh - Khoa Nội tiết, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) nếu chiều cao của bé tăng chậm hơn 4-6cm/năm nên cho bé thăm khám sớm để tìm nguyên nhân. Nếu do thiếu hormone tăng trưởng thì cần được điều trị kịp thời vì qua tuổi dậy thì, không thể điều trị bổ sung hormone được nữa.
Liên quan đến vấn đề phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt là những ảnh hưởng do thiếu hormone tăng trưởng, BS. Ngọc Anh, Khoa Nội tiết, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), có một số chia sẻ để giúp các bậc phụ huynh hiểu đúng về bệnh lý tương đối khó nhận biết này.
BS.CKI. Trần Thị Ngọc Anh - Khoa Nội tiết, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM)
Thưa bác sĩ, trong toàn bộ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, tốc độ tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn nào là vượt trội nhất, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý?
Tăng trưởng chiều cao của trẻ được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó có hai giai đoạn sự tăng trưởng chiều cao diễn ra vượt trội là từ 0-3 tuổi và từ 10 tuổi đến tuổi dậy thì. Dù nhanh hay chậm thì giai đoạn tăng trưởng nào cũng quan trọng và phụ huynh luôn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thể dục thể thao của bé.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thông thường, từ 4 tuổi trở đi, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nếu chiều cao của bé tăng chậm hơn 4-6cm/năm hoặc chiều cao của bé luôn nằm gần đường cong thấp nhất so với độ tuổi (theo biểu đồ theo dõi chiều cao) nên cho bé thăm khám sớm để tìm nguyên nhân.
Nếu chiều cao của bé tăng chậm hơn 4-6 cm/năm, phụ huynh nên cho bé thăm khám sớm để tìm nguyên nhân.
Vậy đâu là những yếu tố chi phối hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ?
Có nhiều yếu tố chi phối sự phát triển chiều cao của trẻ như: di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt thể dục thể thao và hormone tăng trưởng (GH), trong đó yếu tố di truyền là không thể thay đổi được. Riêng tỷ lệ thiếu GH ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ nhưng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em.
Trẻ chậm cao do thiếu hormone tăng trưởng có biểu hiện gì đặc biệt bên ngoài để có thể nhận biết không thưa bác sĩ?
Hầu hết trẻ chậm tăng trưởng chiều cao đơn thuần thì biểu hiện bên ngoài không có gì đặc biệt ngoài việc bé không tăng hoặc có tốc độ tăng chiều cao chậm. Đối với trẻ thiếu GH nặng có thể có những biểu hiện như giảm sản vùng mặt giữa (tạo nên bộ mặt giống búp bê), tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nhỏ ở nam... Thể nhẹ hơn ở thiếu GH thường chỉ thể hiện qua chiều cao thấp so với tuổi. Do vậy, khuyến cáo chung là cha mẹ nên theo dõi sát chiều cao của bé, nếu thấy tốc độ tăng trưởng dưới từ 4-6cm/năm thì nên đưa bé đi khám ngay.
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con chậm cao, có thói quen bổ sung bổ sung canxi cho trẻ. Vậy trong trường hợp nguyên nhân chậm cao do thiếu GH, việc này có mang lại hiệu quả cải thiện nào không thưa bác sĩ?
Thực tế, canxi có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của cơ thể ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao nên được bổ sung canxi tự nhiên từ nguồn thực phẩm (sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, các loại rau xanh, cá, hải sản,..), tránh việc tự ý sử dụng các thuốc canxi tổng hợp nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu dư thừa có thể gây quá tải cho thận tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận; gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt, kẽm...
Trường hợp trẻ chậm cao do thiếu GH thì cần có phương pháp điều trị thích hợp chứ không chỉ dựa vào việc bổ sung canxi hay cải thiện dinh dưỡng.
Vậy nếu trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu GH thì có thể điều trị bằng cách nào và hiệu quả ra sao ạ?
Việc phát triển công nghệ tái tổ hợp GH người từ năm 1985 đã giúp cho nhiều đối tượng với nhiều tình trạng bất thường liên quan đến GH khác nhau có khả năng tiếp cận với điều trị. Đặc biệt là trong những năm gần đây, với công nghệ hiện đại, việc sử dụng thuốc ngày càng dễ dàng, đơn giản hơn, cũng như ít tác dụng phụ.
Trẻ được chẩn đoán chậm tăng trưởng do thiếu GH được chỉ định bổ sung GH khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, tốt nhất là điều trị trong khoảng độ tuổi từ 4-13 tuổi. Mục tiêu của việc điều trị này là để thay thế sự thiếu hụt GH cho sự phát triển chiều cao, các hoạt động chuyển hóa và tình trạng sức khỏe nói chung. Sau 3-6 tháng điều trị, trẻ sẽ được đo lại chiều cao và xét nghiệm máu để đánh giá kết quả và chỉnh liều thuốc nếu cần. Trẻ đáp ứng với điều trị sẽ tăng chiều cao từ 8-12cm/năm. Khi đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ được đánh giá lại xem có tiếp tục bổ sung GH hay ngưng bổ sung.
Điều trị chậm tăng trưởng bằng GH cần được thực hiện cho trẻ trước tuổi dậy thì
Đề cập đến hormone tăng trưởng, có ý kiến lo ngại về sự an toàn khi dùng lâu dài cho trẻ. Bác sĩ có thể cho ý kiến về vấn đề này?
Các nghiên cứu cho thấy việc điều trị với GH ở trẻ là khá an toàn. Một số ảnh hưởng cấp tính có thể xảy ra như tình trạng đau đầu, đau các khớp, đau cơ (các triệu chứng này thường lành tính, sẽ giảm hoặc biến mất khi giảm liều thuốc hoặc ngưng điều trị).
Ngoài ra, trẻ có thể có các phản ứng dị ứng nhẹ như sưng tại vị trí tiêm, nổi mẩn ngứa hoặc phát ban. Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như trượt chỏm xương đùi, vẹo cột sống nặng hơn (trên các trẻ đã có tình trạng vẹo cột sống trước đó) thường rất hiếm gặp và có liên quan đến các hoạt động thể chất mạnh.
Về lâu dài, đối với các trẻ chậm tăng trưởng đơn độc (GHD, ISS) không kèm các yếu tố nguy cơ khác, điều trị bằng GH không làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu hay các loại ung thư khác khi so sánh với dân số chung cùng độ tuổi.
Để việc điều trị bằng GH hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý thêm những vấn đề gì thưa bác sĩ?
Việc tuân thủ đúng và đầy đủ các hướng dẫn điều trị (thao tác tiêm thuốc, thời gian tiêm, liều lượng thuốc) là rất quan trọng. Ngoài ra, phụ huynh nên đưa trẻ tái khám định kỳ theo hướng dẫn để điều chỉnh thuốc theo đáp ứng tăng trưởng, đánh giá các tác dụng phụ phát sinh.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần phối hợp cho trẻ có các vận động thể chất phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngủ sớm và đủ giấc. Điều trị chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng là một quá trình lâu dài, có thể kéo dài nhiều năm, do đó, cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều cần kiên trì, đồng hành sát sao để mang lại kết quả tốt nhất.
Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao cho trẻ em trước tuổi dậy thì nhằm giúp phát hiện sớm và theo dõi các bất thường về tăng trưởng chiều cao ở trẻ em trước dậy thì, đặc biệt do thiếu hormone tăng trưởng. Từ đó giúp các bậc phụ huynh có hướng điều trị sớm cho con em mình để có thể cải thiện chiều cao cho trẻ, đồng thời giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống sau này.
Qua các năm triển khai chương trình, chúng tôi nhận thấy rằng các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc theo dõi và nhận diện các rối loạn về phát triển chiều cao của trẻ. Ngày càng có nhiều trẻ được ông bà/bố mẹ đưa đến khám về vấn đề phát triển chiều cao từ rất sớm, khi tuổi đời còn nhỏ. Điều này giúp các can thiệp trở nên kịp thời và hiệu quả hơn. Trong năm nay, chương trình dự kiến sẽ khám và tầm soát cho thêm khoảng 300 trẻ.
Nhiều phụ huynh đăng kí tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao cho trẻ
Xin cảm ơn bác sĩ về những thông tin hữu ích!
Chương trình "Tầm soát miễn phí chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em" tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, P.8, Q.5, TP.HCM) sẽ diễn ra vào các buổi sáng thứ 7, từ 11/7 - 15/8.
Từ ngày 1/7 - 9/8, phụ huynh có thể gọi điện thoại đăng ký tham gia chương trình theo hotline 0936 842 665 (từ 8-17 giờ tất cả các ngày trong tuần).
Những người tuyệt đối không ăn cà tím kẻo nhập viện như chơi Cà tím là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và giàu vitamin B, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nó sẽ biến thành "thuốc độc" nếu sử dụng không đúng cách. Cà tím sẽ biến thành "chất độc" nếu ăn không đúng cách - Ảnh: Minh họa Trẻ dưới 3 tuổi Cà tím có vỏ dai, cứng. Còn trẻ...