Ai dễ gặp tác dụng phụ khi ăn đậu bắp?
Đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác.
Tuy nhiên, một số người không nên ăn đậu bắp.
Lợi ích của đậu bắp bao gồm khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch, xương chắc khỏe hơn, lượng đường trong máu ổn định, cải thiện sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa sự hình thành khối u.
1. Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp
Đậu bắp cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị, bao gồm protein và chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một cốc đậu bắp nấu chín cung cấp những giá trị sau:
Lượng calo: 56
Chất béo: 0,32g
Chất xơ: 5,4g
Chất đạm: 3,31g
Canxi: 141mg
Magie: 97,6mg
Vitamin C: 33,6mg
Kali: 514mg
Sắt: 1,06mg
Vitamin K: 53,8mcg
2. 6 lợi ích sức khỏe của đậu bắp
Đậu bắp đã được chứng minh là có ích cho một số vấn đề sức khỏe cụ thể và các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá những lợi ích tiềm năng của đậu bắp.
Video đang HOT
Đậu bắp cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị.
2.1. Đậu bắp hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Đậu bắp chứa polyphenol – một loại chất chống oxy hóa có trong thực ph ẩm thực vật giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim và đột quỵ. Chất nhầy trong đậu bắp có thể liên kết với cholesterol và tống nó ra khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa. Một nghiên cứu cho thấy những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo có chứa bột đậu bắp có mức cholesterol trong máu thấp hơn. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn trên con người.
2.2. Ngăn ngừa sự hình thành khối u
Đậu bắp chứa chất chống oxy hóa và một loại protein gọi là lectin có đặc tính chống khối u. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để hiểu được tiềm năng của đậu bắp trong điều trị ung thư.
2.3. Đậu bắp tăng cường sức khỏe xương
Đậu bắp là nguồn cung cấp canxi và vitamin K tốt, rất quan trọng cho sức khỏe xương. Các nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm giàu vitamin K có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương, gãy xương.
2.4. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Nghiên cứu cho thấy đậu bắp giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Một đánh giá năm 2023 về 7 nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rằng đậu bắp có mang lại lợi ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này có thể xảy ra do đậu bắp hạn chế lượng đường hấp thụ trong quá trình tiêu hóa.
2.5. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Chất xơ trong đậu bắp có thể giúp ngăn ngừa táo bón và giảm đầy hơi. Ngoài ra, đậu bắp chứa một loại chất xơ cụ thể gọi là pectin, giúp tăng cường vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh.
2.6. Hỗ trợ trong thời kỳ mang thai
Một cốc đậu bắp chứa khoảng 15% nhu cầu folate hàng ngày, một chất dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Acid folic đã được chứng minh là giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và thường được các bác sĩ khuyến cáo bổ sung cho phụ nữ mang thai.
Ăn đậu bắp trong thai kỳ tốt cho sức khỏe, giúp thai nhi tránh được những nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
3. Ai dễ gặp tác dụng phụ khi ăn đậu bắp?
Một số trường hợp có thể gặp rủi ro khi ăn đậu bắp nếu mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định hoặc đang dùng một số loại thuốc nhất định, ví dụ:
Người có vấn đề về tiêu hóa ăn quá nhiều dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột. Fructan trong đậu bắp có thể gây đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy.
Người bệnh đái tháo đường ăn quá nhiều đậu bắp có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị đái tháo đường, chẳng hạn như metformin.
Vitamin K trong đậu bắp có tác dụng giúp đông máu tự nhiên do đó những người dùng thuốc làm loãng máu nên trao đổi với bác sĩ về việc tiêu thụ đậu bắp vì có hàm lượng vitamin K cao.
Đậu bắp có chứa hợp chất gọi là acid oxalic có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận ở những người đã từng bị sỏi thận. Những người mắc bệnh thận mạn tính cũng cần theo dõi lượng kali hấp thụ và tránh lượng kali cao trong đậu bắp.
4. Cách chế biến đậu bắp đơn giản
Có nhiều cách khác nhau để chế biến, nấu và tiêu thụ đậu bắp. Khi chế biến không nên nấu quá kỹ để bảo toàn các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này. Để chế biến đậu bắp, bạn có thể:
Thêm tươi vào món salad hoặc nước sốt salsa.
Xào đậu bắp cho mềm và bớt dính.
Luộc hoặc nấu canh chua.
Rang hoặc nướng đậu bắp riêng hoặc kết hợp với rau củ hỗn hợp.
Ướp gia vị và sấy khô bằng máy sấy.
Chọn phiên bản lên men (ngâm chua).
Sử dụng đậu bắp và vỏ đậu bắp như một chất làm đặc tự nhiên trong súp và món hầm.
Nước đậu bắp được làm bằng cách ngâm quả đậu bắp trong tối đa 24 giờ. Uống nước đậu bắp giúp tăng cường hydrat hóa. Các lợi ích tiềm năng khác có thể bao gồm kiểm soát cholesterol, hạn chế tăng cân và giảm táo bón.
Nếu bạn có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, nên trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi thêm đậu bắp vào chế độ ăn uống của mình.
5 thói quen tưởng thư giãn 'chữa lành' hóa ra lại gây hại sức khỏe vô cùng
Sau ngày dài học tập, làm việc, mỗi người lại có một thói quen thư giãn khác nhau nhưng hãy cẩn thận, có thể chính nó đang âm thầm gây hại cơ thể bạn.
Trong nhịp sống hiện đại hối hả, việc nghỉ ngơi dường như đã trở thành một điều xa xỉ. Mọi người thường nghĩ rằng họ đã tìm ra một số cái gọi là "phương pháp chữa lành" có thể giảm bớt căng thẳng và phục hồi thể lực, nhưng thực tế, những hành vi tưởng chừng như thư giãn này lại thường vô tình gây hại cho cơ thể chúng ta. Dưới đây là 5 thói quen như thế, cực kỳ hại sức khỏe mà có thể bạn vẫn duy trì mỗi ngày.
1. Ngồi lâu và lướt điện thoại di động
Nhiều người thích nằm dài trên ghế và bấm điện thoại di động sau giờ làm việc bận rộn. Họ cho rằng đây là cách thư giãn tốt nhất.
Tuy nhiên, việc ngồi yên và nhìn chằm chằm vào màn hình trong thời gian dài có thể gây mỏi cổ và cột sống thắt lưng, khô mắt, thậm chí gây ra các vấn đề như thoái hóa đốt sống cổ, chuột rút tay... Ánh sáng xanh từ màn hình cũng có thể ảnh hưởng đến việc tiết melatonin, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Việc bấm điện thoại trong vô thức trong thời gian dài cũng có thể gây mệt mỏi và lo lắng về tâm lý, làm tăng gánh nặng về thể chất và tinh thần.
2. Nằm dài trên giường
Nhiều người cho rằng việc nằm dài trên giường có thể bù đắp cho việc thiếu ngủ. Trên thực tế, việc nằm trên giường không những không giúp phục hồi năng lượng mà còn làm rối loạn đồng hồ sinh học và gây rối loạn nhịp sinh học. Việc nằm trên giường lâu dễ dẫn đến máu lưu thông kém, đau nhức cơ bắp, "quán tính khi ngủ", khiến bạn uể oải suốt cả ngày.
Cảm giác chóng mặt, yếu ớt khi thức dậy sau khi nằm trên giường là hiện tượng thường thấy ở "hội chứng giấc ngủ cuối tuần" và không tốt cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn.
3. Dùng đồ ăn nhẹ để giải tỏa căng thẳng
Ăn đồ ăn nhẹ là cách phổ biến để giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là khi mệt mỏi hoặc chán nản. Mọi người có xu hướng sử dụng đồ ăn nhẹ có nhiều đường và nhiều chất béo để đạt được cảm giác thỏa mãn ngắn hạn.
Tuy nhiên, cách ăn uống này không chỉ khiến lượng calo dư thừa mà còn dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch. Hàm lượng đường cao trong đồ ăn nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của lượng đường trong máu, khiến tâm trạng thay đổi thất thường và khiến con người mệt mỏi hơn.
4. Tắm quá lâu
Tắm được coi là cách tốt để thư giãn cơ thể và tinh thần, nhưng tắm quá lâu sẽ làm tăng tốc độ lưu thông máu và tăng gánh nặng cho tim, đặc biệt đối với người già và bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Ngoài ra, nhiệt độ nước quá cao có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da, dễ dẫn đến khô da, ngứa và các vấn đề khác, thậm chí khiến huyết áp dao động, gây chóng mặt hoặc vô tình té ngã.
5. Xem phim truyền hình dài tập
Xem phim truyền hình đã trở thành một cách thư giãn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, việc ngồi xem phim trong thời gian dài không chỉ dẫn đến lười vận động, làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh về chuyển hóa mà còn khiến con người nghiện và bỏ qua những vấn đề thực tế trong cuộc sống.
Xem phim truyền hình trong thời gian dài sẽ khiến não bộ rơi vào trạng thái hưng phấn, khó có thể thư giãn thực sự, dẫn đến giảm khả năng tập trung, phản ứng chậm, thậm chí ảnh hưởng đến nhịp điệu công việc và cuộc sống bình thường.
Bản chất của việc nghỉ ngơi là khôi phục lại sự cân bằng về thể chất và tinh thần, thay vì chỉ đơn giản là "bất động" hay "nuông chiều bản thân". Để thực sự có được sự nghỉ ngơi chất lượng cao, bạn nên hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi khoa học, chẳng hạn như tập thể dục vừa phải, làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và giảm thời gian sử dụng thiết bị một cách thích hợp.
Một cách nghỉ ngơi lành mạnh là chìa khóa để cải thiện chất lượng cuộc sống. Chỉ khi loại bỏ những thói quen tưởng chừng như đang nghỉ ngơi nhưng thực chất lại có hại cho cơ thể thì nghỉ ngơi mới thực sự trở thành cách tốt nhất để phục hồi năng lượng, sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ăn đậu bắp giúp khỏi bệnh xương khớp? Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn đậu bắp có thể trực tiếp bổ sung chất nhờn cho các khớp xương. Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, bị bệnh đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn. Hàng xóm mách nên ăn mồng tơi, rau đay, nhất là đậu bắp... để thêm chất nhờn, khớp xương dễ cử động, bớt...