9X trúng học bổng tiến sĩ, nhận lương cao sau hơn 30 lần thất bại
Với khoảng 30 hồ sơ xin học bổng cho 40 vị trí nghiên cứu sinh tiến sĩ, Hữu Phúc từng bị từ chối gần hết, nhưng cuối cùng cậu trúng một học bổng cực kỳ danh giá – học bổng MSCA.
Trần Hữu Phúc (sinh năm 1994) đang bắt đầu nghiên cứu tại Đại học Y Vienna theo chương trình tiến sĩ Enlighten Marie-Curie (MSCA) tại Áo, liên kết với Đại học Tartu (Estonia) và công ty Qiagen (Đan Mạch).
Trần Hữu Phúc giành học bổng danh tiếng sau 40 lần bị từ chối
Niềm vui của “tiến sĩ tương lai” này vẫn cảm nhận được một cách rõ ràng, bởi cậu đã trải qua một hành trình xin học bổng khá gian nan. Nhất là khi MSCA là một học bổng danh giá, với tỉ lệ cạnh tranh thường rất cao. Ví dụ như trong 1 chương trình MSCA Phúc từng nộp có 450 thí sinh với 580 đơn cho 15 vị trí.
Học bổng MSCA là một trong những học bổng cạnh tranh nhất và sáng giá nhất ở Châu Âu. Cơ quan điều hành nghiên cứu Research Executive Agency đã cấp hơn 6 tỷ euro cho chương trình Marie Curie.
Không tiết lộ cụ thể, song Phúc cho biết MSCA đem đến cho người học một mức lương cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của các nghiên cứu sinh và thậm chí hơn hẳn các tiến sĩ đã tốt nghiệp. Ngoài ra, còn có cơ hội kết nối với các nhà nghiên cứu trong cùng dự án ở nhiều nước khác nhau tại châu Âu.
30 bộ hồ sơ cho 40 vị trí
Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế, năm 2018, Hữu Phúc du học thạc sĩ ngành miễn dịch học tại bệnh viện Asan – ĐH Ulsan (Hàn Quốc).
“Miễn dịch là đề tài đang được quan tâm gần đây, mình may mắn khi làm quen nhiều với lĩnh vực này nhiều hơn ở bậc Thạc sĩ và mong muốn tiếp tục hướng nghiên cứu này trong tương lai”.
Hữu Phúc trong thời gian du học thạc sĩ tại Hàn Quốc
Con đường xin học bổng tiến sĩ của Hữu Phúc có thể tính từ tháng 11/2020, khi cậu hướng đến ĐH Helsinski (Phần Lan). Tuy đã chuẩn bị tốt, lọt tới vòng quyết định nhưng Phúc bị từ chối.
“Dù đã tập phỏng vấn và chuẩn bị khá kỹ, lần đầu trải nghiệm phỏng vấn thật không dễ dàng khi mình cần tinh tế hơn trong cách mô tả kinh nghiệm bản thân, cách làm việc nhóm và định hướng giải quyết các vấn đề của dự án mới”.
Vài tuần sau, Phúc lại tiếp tục được phỏng vấn học bổng Marie-Curie tại Đức và Thuỵ Sĩ, khi vào tới vòng phỏng vấn 1:1, cậu lại tiếp tục không được chọn.
“Lần đầu phỏng vấn với hội đồng nhiều Giáo sư và giám đốc công ty khá căng thẳng, khi nhiều Giáo sư có chuyên môn khác nhau đặt ra rất nhiều câu hỏi hóc búa cho đề tài Tiến sĩ của mình. Mình nhận được những góc nhìn mới từ các Giáo sư phỏng vấn. Một tuần sau, Giáo sư chính có đề cập phỏng vấn một vị trí khác trong chương trình, nhưng nhận thấy dự án đó không phù hợp nên mình đã từ chối để theo đuổi những vị trí khác” – Phúc kể lại.
Video đang HOT
Những chương trình mà Hữu Phúc từng nộp hồ sơ xin học bổng tiến sĩ
Trong vài tháng sau đó, Phúc tiếp tục ‘bắn’ hồ sơ đi nhiều nơi khác nhau tại châu Âu…, nhưng vẫn chỉ nhận lại lời từ chối.
“Sau khoảng 2 tháng toàn nhận kết quả bị loại ở vòng hồ sơ, mỗi tuần 2-3 thư như thế, mình cũng khá lo lắng vì muốn kịp đi học trước kỳ mùa thu. Mình cũng bắt đầu lo sợ liệu rằng mình có quá đề cao bản thân khi nộp vào các trường thứ hạng tầm trung và cao, trong khi các chủ đề nghiên cứu mình theo đuổi thường rất cạnh tranh với các sinh viên trên toàn thế giới” – Phúc nhớ lại những trạng thái cảm xúc mà cậu đã trải qua trong quãng thời gian xin học bổng.
Vào đầu tháng 4 năm nay, Phúc nhận được email phỏng vấn của 2 Giáo sư của cùng một chương trình MSCA. Rút kinh nghiệm từ các đợt phỏng vấn trước, cậu đã chuẩn bị kỹ hơn cho các bài trình bày cũng như cách mô tả bản thân ngắn gọn và ấn tượng.
“Kinh nghiệm 2 lần phỏng vấn trước giúp mình tự tin khi trả lời các câu hỏi và nhận thấy sự hài lòng của các Giáo sư cùng sinh viên trong phòng thí nghiệm đó. Mình khá bất ngờ khi Giáo sư bên Áo chấp nhận sau 2 cuộc phỏng vấn chỉ trong vòng 27 giờ. Thời gian xảy ra khá nhanh, mình không kịp chờ kết quả phỏng vấn phía bên Pháp nên đồng ý bên Áo. Mình thấy lựa chọn này rất tốt khi nhận được nhiều hỗ trợ từ Giáo sư và đồng nghiệp, môi trường làm việc rất thuận lợi” – Phúc chia sẻ về quyết định của mình.
Cho đến khi nhận được kết quả này, chỉ còn 3 trong số gần 30 bộ hồ sơ mà Phúc gửi đi chưa có kết quả.
Nói về sự kiên trì khi “rải” tới 30 bộ hồ sơ xin học bổng, Phúc cho biết mình cũng đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ hồi học thạc sĩ nên tự tin sẽ tìm được vị trí phù hợp.
“Việc nộp 5-10 hồ sơ đầu tiên sẽ bỡ ngỡ về quy trình nộp và các giấy tờ kèm theo, về sau thì chỉ cần dành thời gian ngắn có thể hoàn thành nên mình đã rải nhiều hơn để nhận được 4 vị trí gọi phỏng vấn. Mình cũng may mắn khi có giáo viên cố vấn tận tình và nhiều anh chị hỗ trợ các kinh nghiệm phỏng vấn”.
Hữu Phúc cũng tự nhận định rằng hồ sơ của cậu chỉ đủ tốt và không xuất sắc, cậu cho rằng điểm mấu chốt nằm ở sự chuẩn bị cho quá trình xin học bổng, cộng với sự phù hợp với dự án và chút may mắn.
TS.DS Phạm Đức Hùng – research fellow tại Bệnh viện Nhi Cincinnati (Mỹ) là người đã hỗ trợ cho Phúc và nhiều bạn trẻ Việt Nam trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học bổng du học. Anh cho biết điều anh thích nhất ở Hữu Phúc là tinh thần lạc quan, không chấp nhận bỏ cuộc.
“Phúc nói em ấy tự tin vào khả năng của bản thân và lạc quan hơn vì đã có những người có kinh nghiệm như mình tiếp sức”.
Sẽ nghiên cứu sâu hơn sau tiến sĩ
Ngành học mà Hữu Phúc theo đuổi ở bậc tiến sĩ tiếp tục là Miễn dịch học.
“Trong các đề tài bậc tiến sĩ, mình hy vọng sẽ làm rõ hơn những cơ chế cũng như vai trò của các tế bào miễn dịch trong bệnh tự miễn và tác động của các thuốc ức chế lên các tế bào này” – Phúc cho biết. Cậu cũng hướng đến một vị trí postdoc về hướng nghiên cứu này ở châu Âu sau khi hoàn thành bậc tiến sĩ.
Còn hiện tại, bên cạnh việc học và nghiên cứu, theo đuổi các sở thích là nấu ăn và du lịch, Phúc vẫn thường lướt tìm các học bổng phù hợp để gửi cho các bạn cùng ngành Y sinh, hỗ trợ cách tìm học bổng, sửa CV hay tập phỏng vấn.
“Dù kinh nghiệm không quá nhiều, mình nghĩ có thể giúp các bạn tránh những sai lầm mà mình từng mắc phải để tìm được học bổng dễ dàng hơn”.
Phúc cũng hy vọng với trường hợp của mình, các bạn trẻ khác sẽ cảm thấy thân thuộc và tự tin hơn. Bởi dù hồ sơ không quá nổi bật – GPA đủ giỏi, không xuất sắc, không nhiều hoạt động ngoại khóa, không nhiều giải thưởng, công trình nghiên cứu đã công bố chủ yếu là trong nước… nhưng 9X này vẫn tìm được học bổng tốt.
Mekong Talent 100 - Học bổng ĐH top 1,2% thế giới dành cho học sinh đất "chín rồng"
Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH) cùng các đại học đối tác top 1,2% thế giới vừa ra mắt học bổng Mekong Talent 100 (Tài năng Mekong 100), đào tạo thí điểm 100 sinh viên ở Đồng bằng sông Cửu Long thông qua chương trình Cử nhân Úc - New Zealand.
Với thông điệp "Đi để trở về", chương trình kỳ vọng sẽ kiến tạo một thế hệ lao động tầm quốc tế nhưng vẫn gắn với những đặc thù vùng Mekong.
TS Bùi Quang Hùng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH) - cho biết kể từ năm học 2021-2022, học bổng Mekong Talent 100 sẽ là dấu ấn lớn của UEH trên hành trình nuôi dưỡng các hạt giống tài năng trên vùng đất mang sức bật "hóa rồng" này.
TS. Bùi Quang Hùng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH)
1.5 năm học tại Úc và New Zealand
* Học bổng Mekong Talent 100 lần đầu được triển khai có những điểm nhấn nào đáng chú ý, thưa ông?
- TS Bùi Quang Hùng: UEH là một trường uy tín, nằm trong danh sách các đại học trọng điểm quốc gia. Hơn 10 năm nay, trường đã tổ chức nhiều chương trình liên kết được các đối tác là những đại học tốp đầu thế giới công nhận.
Năm 2019, UEH thành lập phân hiệu tại Vĩnh Long và đề ra chiến lược phát triển cơ sở này thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, phân hiệu đã có cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy và quy trình quản lý ổn định.
Với khao khát đóng góp vào nguồn nhân lực chất lượng cao, mang chuẩn quốc tế, UEH cùng ĐH Western Sydney (Úc) và ĐH Victoria Wellington (New Zealand), thuộc top 1,2% đại học xuất nhất toàn cầu, đã thực hiện một chương trình liên kết quốc tế đặc thù tại phân hiệu Vĩnh Long.
Chương trình sẽ dành 20 suất học bổng mỗi năm cho các ứng viên đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, chương trình cũng sẽ cấp 1 học bổng tài năng cho mỗi tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hằng năm và cho sinh viên từ Lào, Thái Lan, Myanmar, Cambodia trong giai đoạn 2021-2025.
* Lộ trình học tập khi các bạn tham gia chương trình sẽ ra sao, thưa ông?
- Giai đoạn đầu, sinh viên sẽ học tại phân hiệu Vĩnh Long trong 1.5 năm. Ngoài các môn chuẩn quốc tế, các bạn sẽ được trang bị những hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội đặc trưng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.5 năm sau, sinh viên sẽ chuyển tiếp sang ĐH Western Sydney (Úc) hoặc ĐH Victoria Wellington (New Zealand) theo nguyện vọng. Ở đấy, các bạn tiếp tục thụ hưởng những kiến thức chuyên môn của thời đại hội nhập, đồng thời tích lũy kinh nghiệm làm việc quý giá ở Úc và New Zealand. Những gì thu được trong thời gian du học chuyển tiếp là hành trang giá trị cho bạn sau này.
Để được miễn 100% học phí
* Học bổng Mekong Talent 100 sẽ có những mức đãi ngộ như thế nào, thưa ông?
- Với Mekong Talent 100, các bạn sẽ được miễn giảm toàn bộ học phí 1.5 năm tại Việt Nam theo các tỉ lệ 30, 50% và thậm chí 100% tùy vào kết quả xét duyệt. Căn cứ vào nỗ lực và thành tích học tập của bạn trong giai đoạn đầu, các đại học đối tác sẽ tiếp tục cấp học bổng cho 1.5 năm học tiếp theo.
Khi tốt nghiệp, bạn sẽ nhận được tấm bằng có giá trị tương đương với chương trình du học toàn phần. Mọi chính sách như được thực tập, được ở lại làm việc vẫn sẽ đảm bảo. Không chỉ vậy, thời gian ở Úc và New Zealand cũng giúp bạn tăng cường hiểu biết, nâng cao ngoại ngữ để tự tin chọn con đường về nước gầy dựng sự nghiệp.
* Một học bổng giá trị như Mekong Talent 100 chắc hẳn sẽ kèm theo tiêu chuẩn đầu vào khắt khe để sàng lọc được những ứng viên tài năng?
- Đầu vào của chương trình khá cao. Trước hết, ứng viên phải có chứng chỉ IELTS từ 5.5. Kế đó, quá trình xét duyệt rất chặt chẽ từ khâu hồ sơ như học bạ, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, đến các vòng phỏng vấn để đảm bảo học bổng sẽ về tay những ứng viên có hoài bão và tài năng nhất.
* Hiện nay, nhiều bạn trẻ thường muốn đến học nơi sôi động, náo nhiệt như TP.HCM thay vì ở lại "tỉnh lẻ". Liệu một chương trình được vận hành tại phân hiệu Vĩnh Long có đủ sức hút mời gọi các bạn không, thưa ông?
- Phân hiệu Vĩnh Long và TP.HCM hiện đã không còn nhiều khoảng cách, cả về không gian địa lý và điều kiện sống. Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, môi trường dạy - học của UEH ở Vĩnh Long không khác gì cơ sở chính. Các bạn cũng có nhiều cơ hội giao lưu, tham gia hội thảo, hoạt động sinh viên tại TP.HCM mà chỉ mất 2 tiếng đi xe.
Đặc biệt, trong mùa dịch Covid-19, không ít gia đình lại thích cho con học gần nhà. Sinh viên miền Tây học tại Vĩnh Long có thể gắn bó với gia đình nhiều hơn nhưng vẫn thụ hưởng được nền giáo dục chất lượng.
Chưa kể, chương trình được thiết kế gắn chặt với các doanh nghiệp trong vùng, giúp người học lĩnh hội, trải nghiệm và thực tập trong những ngành nghề đặc thù của kinh tế, xã hội, văn hóa của miền Tây. Đây là điểm cộng khó thể tìm thấy ở một nơi nào khác ngoài phân hiệu Vĩnh Long.
Phân hiệu Vĩnh Long của Trường Đại học Kinh tế TPHCM
Hình thành trung tâm đào tạo quốc tế tại Vĩnh Long
Theo TS Bùi Quang Hùng, bên cạnh việc thu hút sinh viên các hệ đại học, cao học bằng chương trình tiếng Việt, phân hiệu Vĩnh Long sẽ đẩy mạnh các chương trình liên kết quốc tế bằng tiếng Anh. Nơi đây sẽ từng bước thu hút sinh viên quốc tế, trước hết là từ những nước lân cận như Lào, Cambodia, Thái Lan, Myanmar.
Trong tương lai, phân hiệu sẽ nâng mình thành một địa chỉ ưa chuộng của sinh viên toàn cầu. Các bạn trẻ từ Úc, New Zealand, châu Âu, Mỹ trong các chương trình trao đổi tín chỉ có thể đến học tập tại Vĩnh Long. UEH kỳ vọng trong giai đoạn 2021-2025, phân hiệu sẽ trở thành trung tâm quốc tế về học tập, đào tạo, nghiên cứu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian nhận hồ sơ tham gia chương trình đến hết ngày 15/9/2021
Địa điểm: Trung tâm Đào tạo quốc tế Mekong - UEH Phân hiệu Vĩnh Long (Địa chỉ: Số 1B, đường Nguyễn Trung Trực, phường 8, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) Điện thoại: (0270) 38.39.789 - Hotline: 0702.99.29.39
Tham khảo thêm và đăng ký online tại: https://mekongtalent.ueh.edu.vn/
Lớp học nắm giữ 18 huy chương quốc tế, phá vỡ nhiều kỉ lục Học sinh giành được nhiều huy chương trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế; nhận được học bổng du học tại các trường hàng đầu ở Mỹ, Anh, Singapore, Canada..., lớp 12 Lý 1 trở thành lớp nắm giữ những kỷ lục của trường Ams. Trong cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế vừa qua, 2/3 tấm Huy chương Vàng Việt Nam...