9 món quen thuộc thường ‘bẩn’ nhưng lại bán rất chạy
Bún, trà sữa, nước mía ở quán bình dân hay bánh mì nướng, súp trong nhà hàng đều ẩn chứa nhiều nguy hại với sức khỏe.
9 món ăn khiến tâm trạng ‘tuột dốc không phanh’12 thói quen ăn uống cần thay đổi để có lợi cho sức khỏe19 quy tắc nhà hàng cần nhớ để tránh rơi vào tình huống ‘kém sang’
Bún, miến, phở
Đây là các món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng ta có thể ăn những món ăn này cho các bữa sáng, trưa, chiều, tối với nhiều cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một sự thật rằng, chúng lại là những loại thực phẩm “ngậm” nhiều hóa chất nhất. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh trong bún, miến, phở có nhiều hóa chất không dùng trong chế biến thực phẩm, có tác hại lớn với sức khỏe như chất tẩy rửa, chất làm trắng…
Trên thực tế, cơ quan chức năng cũng từng nhiều lần phát hiện các cơ sở sản xuất sử dụng các chất này trái phép, chưa kể điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Sử dụng thường xuyên các sản phẩm này có thể gây ra suy thận, suy gan, viêm loét dạ dày… nặng hơn có thể dẫn tới ung thư.
Hoa quả dầm bán rất chạy vào mùa hè. Trái cây đủ loại sau khi được gọt vỏ, tách múi sẽ được cắt thành khúc, cho thêm sữa đặc, cốt dừa và đá, tạo thành món giải khát rất được yêu thích ở cả 3 miền. Tuy nhiên, hoa quả dầm lại là một trong những món “bẩn” nhất mà ít ai ngờ đến. Đầu tiên là hoa quả không rõ nguồn gốc, có thể bị lưu trữ nhiều ngày. Khi chế biến, người chủ quán không đi găng tay mà tiếp xúc trực tiếp vào phần thịt quả. Những công đoạn này người ăn không nhìn thấy nên rất khó yên tâm. Tiếp đến là nước đá. Phần lớn nước đá được sử dụng trong các quán giải khát bình dân đều không phải đá sạch, làm từ nước thiếu đảm bảo, khâu vận chuyển cũng dễ nhiễm các vi khuẩn.
Nước mía
Tương tự hoa quả dầm, nước mía cũng sử dụng đá mất vệ sinh, nhất là những cửa hàng ở vỉa hè. Mía – thành phần chính – cũng được bảo quản ở những nơi khiến người ta rùng mình. Hầu hết mía đều được đặt trực tiếp xuống đất, bên lề đường, có thể gần các nguồn nước bẩn hoặc nhiễm bụi từ đường phố. Trước khi xay mía cho khách, chủ quán chỉ bào sơ qua lớp vỏ bên ngoài. Máy ép mía, dụng cụ đựng nước mía cũng không được vệ sinh thường xuyên.
Video đang HOT
Nhiều người nghĩ rằng nước dừa có lớp vỏ cứng bảo vệ bên ngoài thì sẽ tránh được phần nào vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, họ không ngờ được rằng, để khiến lớp vỏ dừa trắng sạch, bắt mắt, nhiều chủ cơ sở đã ngâm tẩm dừa trong hóa chất tẩy trắng, có nhiều thành phần nguy hiểm đến sức khỏe. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên chọn loại dừa có lớp vỏ xanh, thay vì chọn loại dừa gọt sẵn.
Trà sữa
Vài năm gần đây, trà sữa lên ngôi. Người người, nhà nhà uống trà sữa. Rất nhiều thương hiệu trà sữa trong nước và du nhập từ nước ngoài về được dịp nở rộ ở các thành phố lớn. Nhưng hẳn nhiều người vẫn chưa quên ám ảnh về những thông tin gây sốc cách đây ít lâu về việc chế biến trân châu giả làm từ cao su. Số trân châu này được nhập từ Trung Quốc hoặc lấy mối gia công ở ngoại thành. Khi vào cơ thể, chúng có thể gây ra những tác hại kinh khủng. Đó là chưa kể các loại trân châu hay thạch có mùi nho, dâu… được tẩm các loại hương liệu “sặc” mùi hóa chất. Chúng không có giá trị dinh dưỡng, để lâu ngày sẽ gây ra ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Bánh mì
Bánh mì nướng rất phổ biến trong nhà hàng, nhất là nhà hàng kiểu Âu. Nhiều khi, bánh mì được phục vụ miễn phí. Một số phục vụ bàn đã thừa nhận rằng, số bánh mì này không dùng hết đều được chuyển từ bàn này qua bàn khác và bạn sẽ không thể biết được nó đã qua tay bao nhiêu người trước khi tới tay mình. Với một số trường hợp, bánh mì tái chế được phết bơ tỏi, dầu oliu hoặc nướng thơm để khiến thực khách không thể nhận ra.
Không ít quý ông tôn sùng món hàu sống và tin dùng như một loại Viagra tự nhiên. Nhưng bạn nên biết rằng, hàu sống chứa virus viêm gan A và loại vi khuẩn Vibrio vulnificus gây ra nôn mửa và tiêu chảy, nhất là khi hàu không được bảo quản và sơ chế đúng quy trình. Tốt nhất, bạn không nên ăn hàu ở những nhà hàng không chuyên về hải sản hoặc không đáng tin cậy về nguồn gốc thực phẩm.
Món hầm, súp
Món hầm hay súp đều có nguyên liệu chính là các loại thịt, rau củ… sau đó được ninh nhừ, nấu chín kỹ. Với cách nấu này, những loại thịt cũng có thể “che giấu” được hương vị thật của mình. Các nhà hàng thường tái chế các loại thịt hay rau củ còn thừa của những bàn khác để nấu thành các món hầm hay súp. Sau khi được nấu nóng hổi, thơm mùi nguyên liệu, ngay cả người có kinh nghiệm nhất cũng không thể phát hiện ra. Ngoài ra, món súp thường được chứa trong các thùng lớn, múc qua múc lại nhiều lần hoặc cũng có thể đun lên nhiều lần để dùng qua vài ngày. Do đó, khi ăn vào, bạn rất dễ bị đau bụng.
Xà lách rất quen thuộc từ các cửa hàng đồ nướng ở châu Á cho tới các cửa hàng ẩm thực châu Âu nhưng đây lại là thực phẩm khá đáng ngại về sức khỏe. Xà lách chứa nhiều vi khuẩn ở búp lá, phải rửa nhiều lần, ngâm qua nước muối kỹ thì mới loại bỏ một phần vi khuẩn chứ không thể làm sạch được hoàn toàn. Hơn nữa, hiếm nhà hàng nào có thể “tâm huyết” rửa được kỹ càng như ở nhà như vậy.
Hà Nguyên
Cá lóc kho mía
Cá lóc kho nước mía vị ngọt đậm đà, thêm chút cay tê của tiêu ớt, vừa giản dị vừa ngon cơm.
Nguyên liệu:
- 500 gr cá lóc
- 220 ml nước mía
- 1 ít tóp mỡ hành tím
- Vài quả ớt
- Nước mắm, hạt nêm, tiêu
Cách làm:
Bước 1:
Cá lóc rửa sạch, để ráo. Hành tím thái lát mỏng. Cho cá vào tô nêm chung với nước màu, nước mắm, tiêu, hành tím, nước mía, phần nêm ướp này còn tuỳ thuộc vào khẩu vị của gia đình bạn. Để cá thấm gia vị khoảng 30 phút.
Bước 2:
Đặt chảo lên bếp, dầu nóng cho từng miếng cá vào chiên sơ trong 5 phút giúp cho phần thịt cá săn lại, nhớ trở cá nhẹ tay.
Bước 3:
Sau 5 phút, cho toàn bộ phần nước ướp và thêm một bát nước mía vào và kho ở lửa trung bình khoảng 30 phút. Nêm nếm lại thêm một lần nữa để thịt cá thấm gia vị. Khi nước cá hơi keo lại thì tắt bếp. Thêm tóp mỡ giòn vào. Khi ăn cho cá kho mía ra đĩa, rắc thêm tiêu dùng chung với cơm nóng.
Thành phẩm:
Cá lóc béo ngậy, thơm thơm khi kho với nước mía. Vị ngọt đậm, thêm chút cay nồng của tiêu ớt.
Chang Chép
Cách làm chân giò hầm thuốc bắc vừa ngon vừa bổ dưỡng Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn được nhiều người lựa chọn khi muốn bồi bổ, nạp thêm năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nguyên liệu làm chân giò hầm thuốc bắc Thịt chân giò 500 - 700g 1/3 lạng nấm hương khô 1 củ cà rốt tươi Túi thuốc bắc (đủ vị) mua ở chợ hoặc hàng thuốc...