9 mẹo chữa bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng mọi người vẫn làm hằng ngày
Nhiều cách chữa bỏng, chữa cảm lạnh hay đau răng không hề có lợi cho sức khỏe nhưng vẫn được truyền tai nhau.
1. Cách chữa bỏng bếp
Khi bị bỏng bạn thường nghe cha mẹ hoặc ai đó mách nước nên cho bơ hoặc dầu vào vùng da tổn thương nhưng việc này có hại nhiều hơn là lợi. Nếu bạn bị bỏng, ngay cả khi nguồn bỏng không tiếp xúc với da nữa thì tổn thương vẫn tiến triển trong một khoảng thời gian cho đến khi da nguội dần. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên nên xả vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát (không phải nước lạnh) chảy chậm.
Sử dụng bơ hoặc dầu sẽ làm chậm quá trình làm mát và vết bỏng càng đau đớn hơn.
2. Điều trị mụn trứng cá và vết loét
Việc thoa kem đánh răng lên mụn trứng cá được rất nhiều người áp dụng và thực sự nó có kết quả vì baking soda trong kem đánh răng làm khô lỗ chân lông và giảm sưng tại chỗ. Tuy nhiên, các thành phần khác trong kem đánh răng như cồn, tinh dầu bạc hà và hydro peroxide lại có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là khi da đang bị tổn thương.
3. Chữa cảm lạnh
Mẹo chữa cảm lạnh bằng cách súc miệng với nước súc miệng thực sự không có hiệu quả. Các bác sĩ cho rằng bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị cảm.
Video đang HOT
Khi bạn bị đau họng, nước súc miệng sẽ kích thích vùng da bị viêm và gây cảm giác khó chịu. Uống nhiều nước ấm và nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể thư giãn và dễ chịu hơn.
4. Cắt mụn cóc
Một số người sử dụng kéo, dao hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác để cắt bỏ mụn cóc. Bạn tuyệt đối không nên làm như vậy vì da dễ bị nhiễm trùng. Hãy đi khám để có cách điều trị an toàn và phù hợp nhất.
5. Chữa đau răng
Mặc dù khi uống whisky bạn sẽ cảm thấy đỡ đau răng nhưng nó lại chứa chất kích thích không có lợi nếu uống quá nhiều. Do đó, đừng lạm dụng loại đồ uống này để chữa đau răng mà nên dùng phương pháp điều trị nha khoa.
6. Các bệnh răng miệng khác
Một số người còn lấy thuốc giảm đau đầu chà lên vùng nướu bị sưng để giảm đau nhưng việc này không hề tốt vì nướu có thể bị bỏng hóa chất. Khi mắc các bệnh răng miệng bạn càng đi khám sớm càng tốt vì chúng sẽ diễn biến xấu khi để lâu.
7. Dùng dầu thầu dầu để chuyển dạ nhanh
Để việc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, nhiều người rỉ tai nhau rằng bà bầu nên dùng dầu thầu dầu. Nhưng thực tế là loại dầu này chỉ có lợi với cơ thể người mẹ chứ không tác động đến việc chuyển dạ.
Dầu thầu dầu chỉ có tác dụng chữa chứng táo bón hiệu quả.
8. Lấy ráy tai
Việc lấy ráy tai bằng cách xông nến đã trở nên phổ biến nhưng khoa học chứng minh phương pháp này làm ảnh hưởng màng nhĩ vì sáp và tro bụi đóng mảng trong tai khiến màng nhĩ làm việc kém hiệu quả. Ngoài ra cách xông nến còn khiến ống tai có nguy cơ nhiễm trùng.
9. Diệt chấy
Rất nhiều người đã dùng dầu hỏa, xăng dầu hay cả thuốc trừ sâu để thoa lên tóc nhằm loại bỏ chấy. Nhưng tất cả những cách này đều nguy hiểm vì các nguyên liệu đó chứa độc tố cao, không được phép dùng trên da.
Một số cách khác an toàn như dùng vaseline, dầu olive thì lại không hề có tác dụng.
Vậy là thế nào để loại trừ chấy an toàn? Bạn không có cách nào ngoài việc nhờ tớ sự can thiệp của y khoa hoặc đơn giản là đi ép tóc.
Theo Trúc Anh/Dân Việt (Brightside)
Tin mới vụ nhiều học sinh nhập viện sau khi súc miệng bằng Fluor
Đến thời điểm này, tất cả các em học sinh nhập viện sau khi súc miệng bằng dung dịch Fluor đã xuất viện.
Một em học sinh đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), nghi do ngộ độc dung dịch Fluor.
Liên quan vụ nhiều học sinh của Trường Tiểu học 1 Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nhập viện sau khi súc miệng bằng dung dịch Fluor, chiều 14/1, ông Trần Hùng Dũng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Trần Văn Thời cho biết, đến thời điểm này, tất cả các em học sinh đã được xuất viện về nhà và đi học bình thường.
Theo ông Dũng, sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo UBND huyện Trần Văn Thời đã có chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện thành lập Tổ kiểm tra, phối hợp với cơ quan chuyên môn và nhà trường để xác định nguyên nhân. Từ đó, sẽ có hướng xử lý tiếp theo.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời, có tất cả 84 học sinh nhập viện. Trong đó, nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa huyện Trần Văn Thời là 45 em, còn lại nhập viện ở một số bệnh viện tại TP Cà Mau.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do người hướng dẫn chưa đúng, nên dẫn đến bị tác dụng phụ của nước súc miệng gây khó chịu, đau bụng, nôn ói,...
Như Báo Giao thông đã đưa tin, sáng 11/1, trường Tiểu học 1 Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) có tổ chức cho các em học sinh súc miệng bằng dung dịch Fluor để phòng ngừa sâu răng.
Sau khi súc miệng bằng dung dịch này, có hàng chục em có biểu hiện bị nôn ói, đau bụng, vật vã,... nên các giáo viên của trường đã đưa các em vào bệnh viện địa phương để kiểm tra, điều trị.
Theo baogiaothong
Cô gái 28 tuổi hoại tử, suýt phải cắt cụt hai chân vì tiêm tan mỡ Sau khi tiêm chất tan mỡ, cô gái thấy trên bắp chân xuất hiện khối thịt cứng, ngứa và đỏ tấy, dần dần phát triển thành những vết loét, có mủ. Tiểu Lý, 28 tuổi, đến từ Trung Quốc là một người có vóc dáng cân đối nhưng lại sở hữu đôi chân to, kém thon thả. Sau khi nghe quảng cáo, cô...