9 mẹo chăm sóc răng cho trẻ sơ sinh
Giai đoạn sơ sinh chính là lúc trẻ bắt đầu mọc răng. Chăm sóc răng trẻ trong thời gian này sẽ bảo vệ nướu và những chiếc răng vĩnh cửu của trẻ về sau.
Hãy chăm sóc răng cho trẻ ngay từ sớm – Ảnh minh họa
Giữ vệ sinh miệng cho trẻ trước thời kỳ mọc răng
Sau mỗi bữa ăn, cha mẹ có thể dùng khăn ướt ấm hoặc miếng gạc ẩm quấn quanh ngón tay để vệ sinh nướu của trẻ. Nếu kỹ hơn, có thể dùng đồ bọc ngón tay làm bằng cao su mềm để rửa sạch thức ăn thừa trong miệng trẻ.
Nhanh chóng chăm sóc răng cho trẻ khi chúng vừa bắt đầu mọc
Nhiều bậc cha mẹ hay xem nhẹ việc chăm sóc răng sữa của trẻ vì nghĩ rằng sớm muộn chúng sẽ bị những chiếc răng vĩnh cửu thay thế. Thực chất răng sữa có nhiệm vụ “giữ chỗ” cho răng vĩnh cửu mọc ở giai đoạn sau. Đồng thời, răng sữa còn giúp trẻ nhai thức ăn và tập nói. Nếu không được chăm sóc đúng cách, răng sữa có thể bị sâu, dẫn đến nhiễm trùng nướu (viêm nướu) và khiến răng vĩnh cửu mọc không đều.
Cần để ý những lổ sâu răng của trẻ – Ảnh minh họa
Để ý các lỗ sâu răng
Răng trẻ bị bạc màu và có xuất hiện vài lỗ nhỏ là những biểu hiệu đầu tiên của sâu răng. Nguyên nhân hầu hết là do cha mẹ hay có thói quen cho trẻ uống sữa (hoặc nước ép) trước khi ngủ.
Giảm bớt đường trong bữa ăn của trẻ
Trẻ sơ sinh nếu dùng đồ uống ngọt rất dễ có nguy cơ bị sâu răng. Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa mẹ, sữa dành cho trẻ sơ sinh hoặc nước sôi để nguội vào ban đêm hay trước giờ ngủ. Thực chất, trẻ sơ sinh có thể dùng thức uống ngọt (như nước ép) nhưng nên dùng với lượng rất ít, 150ml thức uống ngọt/ngày. Lưu ý, cha mẹ nên pha đồ uống ngọt với nước theo tỷ lệ 1:10 và chỉ cho trẻ uống vào bữa ăn. Trường hợp trẻ bị bệnh phải dùng thuốc, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để chọn loại thuốc không chứa đường.
Video đang HOT
Cho trẻ uống sữa, đặc biệt là sữa tươi nguyên kem
Sữa là nguồn dinh dưỡng giàu canxi giúp răng trẻ chắc và khỏe mạnh. Trẻ dưới 12 tháng tuổi nên dùng sữa mẹ hoặc sữa dành cho trẻ sơ sinh. Qua độ tuổi này, trẻ có thể dùng sữa tươi nguyên kem vì loại sữa này không có đường nên tránh được nguy cơ sâu răng. Trẻ trên hai tuổi nên hạn chế uống sữa chứa nhiều chất béo.
Sữa nguyên kem tốt cho răng trẻ sơ sinh – Ảnh minh họa
Tránh để trẻ ngủ chung với bình sữa
Khoảng thời gian trẻ ngủ là lúc miệng trẻ tiết ra ít nước bọt. Lượng nước bọt ít sẽ khiến răng trẻ ít được bảo vệ. Nếu ngủ cạnh bình sữa, sữa trong bình có thể chảy vào miệng trẻ và gây nguy cơ sâu răng. Lưu ý, cho trẻ ngủ chung với bình sữa có thể khiến trẻ bị nghẹt thở.
Cai núm vú cho trẻ trên 12 tháng tuổi
Cho trẻ trên 12 tháng tuổi ngậm núm vú có thể khiến răng bị hở và ảnh hưởng xấu đến khả năng nói của trẻ về sau. Lúc còn dùng núm vú, cha mẹ nên hạn chế để trẻ gây tiếng động trong lúc trẻ mút, ngậm ngón cái hay vừa ngậm núm vú vừa nói chuyện. Tránh để núm vú dính phải đồ ngọt như đường, mật ong hoặc mứt.
Cho trẻ dùng bàn chải đánh răng
Thay vì dùng nước để vệ sinh miệng, nên cho trẻ 18 tháng tuổi dùng bàn chải đánh răng (loại thật mềm) để trẻ sớm làm quen với bàn chải. Các bậc cha mẹ có thể vệ sinh răng của trẻ bằng bàn chải hoặc soda carbonate, nếu trước đó trẻ ăn đồ ngọt hay thức ăn gây dính răng.
Lên kế hoạch cho trẻ khám nha khoa
Theo các bác sĩ nhi khoa, cha mẹ có thể đợi đến lúc trẻ được 3 tuổi để cho trẻ khám nha khoa lần đầu, với điều kiện trẻ phải thường xuyên được chăm sóc sức khỏe răng miệng đầy đủ lúc ở nhà. Tuy nhiên, Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ lại khuyên bậc cha mẹ nên cho trẻ khám nha sĩ lần đầu khi trẻ được 1 năm tuổi.
Thùy Như
Theo motthegioi
Hóa ra đây là lí do 10 bé thì cả 10 đều thích mút tay, mọc răng chỉ là một trong số rất nhiều nguyên nhân
Trong những tháng đầu đời, hầu như em bé nào cũng thích cho tay vào miệng. Các bé còn thích việc này đến nỗi cha mẹ khó lòng buộc con rút tay ra được.
Một nguyên do phổ biến của việc trẻ nhỏ hay mút/gặm ngón tay là bé đang mọc răng. Nhưng thực sự còn có nhiều yếu tố khác có thể lý giải thói quen này.
Mút tay giúp trẻ dễ dịu trong quá trình mọc răng
Bác sĩ Sahira Long, Giám đốc Y khoa Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Anacostia ở Washington (Mỹ), cho biết: "Trẻ sơ sinh ban đầu khám phá thế giới bằng cách dùng miệng. Khi phát hiện ra mình có đôi bàn tay, trẻ bắt đầu khám phá chúng.
Vào một thời điểm nào đó, răng trẻ bắt đầu mọc. Các bé cũng dần nhận ra đôi bàn tay có thể hữu ích thế nào đối với quá trình mọc răng. Bởi đây là dụng cụ cắn răng (giúp xoa dịu cảm giác khó chịu của nướu khi răng mọc) duy nhất mà phần lớn bé sơ sinh có thể đưa vào miệng, không phải phụ thuộc người khác cấp cho mình và trẻ cũng chẳng cần lo làm rớt".
Các bé sơ sinh thường bắt đầu cho tay vào miệng khi đước 1-3 tháng tuổi (Ảnh minh họa).
Tất nhiên, bé con của bạn sẽ thuần thục sự kết nối từ bàn tay tới khuôn miệng trước cả khi những chiếc răng nhỏ xinh bắt đầu trồi lên. Cho tay vào miệng thực sự là một cột mốc sớm với bé sơ sinh. Em bé bắt đầu có thể đưa bàn tay vào miệng khi 1-3 tháng tuổi. Ban đầu, bé chưa có kỹ năng giữ các ngón tay trong miệng. "Tuy nhiên, trước 4 tháng tuổi, bé sơ sinh có thể đưa tay vào miệng và để chúng lại nếu muốn", theo như giải thích của trang web Parenting Counts.
Cho tay vào miệng để bé tự xoa dịu mình
Trang Babies Online cho biết: "Nếu bé chảy rất nhiều nước dãi, có thể con bạn đang bắt đầu mọc răng và bé dùng cả bàn tay để chà xát lên nướu". Mút tay không gây hại gì cho bé đâu. Nhưng bạn có thể để bé dùng một đồ chơi cắn răng/gặm nướu để thay cho bàn tay, nếu thích. Đáng lưu ý rằng, bé sơ sinh thường thích đồ chơi gặm nướu có độ cứng nhất định hơn là quá mềm. Bởi độ cứng kia thực sự giúp bé xoa dịu áp lực ở phần nướu.
Dấu hiệu bé gặm tay do đau răng và thói quen là khác nhau (Ảnh minh họa).
Nếu bé có vẻ không chảy nhiều dãi hàng giờ mà vẫn cho tay vào miệng , hãy lưu ý thời điểm bé gặm tay nhiều nhất. Đó có thể là xu hướng cho thấy bé đang cố gắng tự xoa dịu mình. Không phải mọi bé sơ sinh đều mút ngón tay. Bé có thể mút 1 hoặc 2 ngón theo cách cụ thể và lặp lại, nhờ đó mà bé thiu thiu đi vào giấc ngủ.
Theo Baby Gaga, thói quen mút ngón tay cái là"tự nhiên với phần lớn bé sơ sinh". Trang này cũng nhấn mạnh, đôi khi các bác sĩ có thể phát hiện thấy bé mút ngón trỏ ngay từ lúc bé vẫn nằm trong bụng mẹ.
Một vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng là bé yêu có thể duy trì thói quen mút ngón tay cái dù đã lớn hơn. Điều đó có thể trở thành nguy cơ dẫn đến việc răng mọc sai, mọc xấu, miệng bị biến dạng không tự nhiên, có thể khiến bé phải niềng răng sau này nếu bé chưa bỏ được thói quen mút/gặm tay. Tuy nhiên, trang web American Dental Association - Hiệp hội Nha khoa Mỹ - khẳng định: "Mút ngón tay cái là phản xạ tự nhiên với trẻ. Mút các ngón tay, ti giả hay các vật dụng khác có thể khiến bé sơ sinh cảm thấy an toàn và vui vẻ. Đồng thời, việc này cũng giúp bé học về thế giới của mình".
Phần lớn trẻ 2-4 tuổi không còn mút/ngậm tay nữa, hoặc trước khi răng vĩnh viễn mọc ra. Và trong bất cứ trường hợp nào thì việc cho tay vào miệng không gây ra bất cứ hậu quả gì về mặt nha khoa.
Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu con hay cho tay vào miệng mút, không gây ra bất cứ hậu quả gì về mặt nha khoa cả (Ảnh minh họa).
Bé sơ sinh cho tay vào miệng bởi đó là một trong những giác quan phát triển sớm nhất
Tiến sĩ Jill Stamm, PGS lâm sàng ngành tâm lý học giáo dục tại Đại học Bang Arizona, giải thích: "Miệng và tay có mạng nơ-ron nhiều nhất trong toàn bộ cơ thể". Đó là lý do tại sao bé sơ sinh luôn muốn cho bất cứ thứ gì hay thậm chí mọi thứ vào miệng, bởi bởi trẻ nhận được thông tin đầu vào nhiều nhất tại những khu vực này. Vì vậy, đưa vật gì đó vào miệng giúp trẻ nhận biết nhiều điều về vật đó một cách nhanh chóng.
Tóm lại, dù có thể gây cảm giác hơi mất vệ sinh, đưa bàn tay vào miệng đối với bé sơ sinh hoàn toàn bình thường và vô hại.
Nguồn: Romper
Theo afamily
Nguyên nhân bé giảm cân sau sinh, mẹ không còn khóc ròng vì lo lắng Nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng vì em bé bị giảm cân sau khi sinh. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Một bà mẹ mới sinh thắc mắc rằng khi em bé chào đời đã được 3 kg. Tuy nhiên trong vài ngày, cân nặng của em bé chỉ còn lại khoảng 2,7kg?...